Tăng trưởng cần tiền
- 26
- Kinh doanh
- 13:59 14/10/2020
Thị trường tài chính và thị trường hàng hóa hoạt động kém hiệu quả tăng nguy cơ bất ổn khi nền kinh tế mở cửa sâu rộng với thế giới.
Tăng trưởng kinh tế trong dài hạn phụ thuộc vào 3 yếu tố: lao động, vốn và công nghệ. Nhưng khi tiết kiệm thấp, độ mở của thị trường vốn còn hạn chế, các kênh đầu tư chưa đa dạng, khoa học tụt hậu, năng lực nâng cấp nguồn nhân lực chưa sẵn sàng, thì những hiệp định thương mại tự do chỉ mang lại lợi ích kinh tế ngắn hạn, còn trong dài hạn lại là nguy cơ cho ngành sản xuất trong nước.
Hai vấn đề bất cân đối
Hiệu quả thích nghi ở góc độ vi mô là cần thiết, nhưng điều kiện để nâng cao được hiệu quả thích nghi là sự phát triển của thị trường vốn, lại là vấn đề vĩ mô. Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 0,5% tổng số doanh nghiệp trong nước, chiếm đến hơn 28% tổng nguồn vốn cả nước, nhưng chỉ tạo ra khoảng 10% việc làm trên hơn 55 triệu việc làm. Như vậy, đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vào phát triển kinh tế là còn khiêm tốn so với các “ưu đãi” và “đặc quyền” chính sách có được, không muốn nói hiện là trở lực cho cải cách.
Nhìn ở góc độ khác, nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại 2 vấn đề bất cân đối, làm méo mó vĩ mô. Thứ nhất là thâm dụng vốn rất lớn ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại không tạo ra việc làm và giá trị đổi mới tương xứng. Thứ 2 là thâm dụng lao động ở khu vực tư nhân nhưng thiếu vốn; thành ra dù tạo ra nhiều việc làm, nhưng lương thấp và có xu hướng sử dụng những công nghệ không thân thiện với môi trường.
Hiệu quả thích nghi rất quan trọng vì thế giới liên tục thay đổi, không đứng yên. Nhưng các thể chế thay đổi và bắt kịp rất chậm. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ luôn chịu rủi ro rằng các thể chế của nơi doanh nghiệp hoạt động sẽ không còn giải quyết được các vấn đề nảy sinh. Cái vi mô nằm trong vĩ mô, và như vậy, sự sáng tạo nỗ lực phát triển của doanh nghiệp là bị giới hạn bởi sự giới hạn phát triển của nền kinh tế lớn. Nói cách khác, một nền kinh tế yếu kém thì không thể có những doanh nghiệp tầm cỡ thế giới.
Hiệu quả thích nghi là một thế giới khuyến khích phương pháp thử - sai, tạo ra các định chế tổ chức mới và sau đó loại bỏ những gì không còn phù hợp và như vậy phải phát triển được thị trường vốn; trong đó có thị trường vốn đầu tư mạo hiểm phát triển mới là bệ phóng tốt cho hoạt động sáng tạo đổi mới kinh doanh.
Cần hiểu là cạnh tranh của ngành ngân hàng tạo ra lãi suất huy động cao hơn cũng dẫn đến tỉ suất lợi nhuận rất thấp cho các ngân hàng. Sự kết hợp giữa hoạt động đầu cơ, cho vay đầy rủi ro và mức lợi nhuận thấp là một công thức thảm họa. Do vậy, vốn tín dụng ngân hàng không bao giờ dành cho các hoạt động cho vay mạo hiểm. Thành ra, phải có thị trường vốn đầu tư mạo hiểm phát triển mới có thể thúc đẩy hoạt động sáng tạo đổi mới, phát triển thị trường mua bán bằng phát minh sáng chế, R&D... Và càng không phải đến từ nguồn vốn tài trợ của Nhà nước.
Tiền là máu, vốn là huyết mạch của nền kinh tế
Không có vốn để phát triển và có vốn nhưng chảy sai chỗ thì cũng dở như nhau. Với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, bài toán vĩ mô không dễ giải quyết luôn là vốn, thất nghiệp và lạm phát. Vòng luẩn quẩn là năng suất lao động và thu nhập thấp, do vậy tiết kiệm và đầu tư thấp. Mặt khác, thị trường tài chính và thị trường hàng hóa hoạt động kém hiệu quả, trong khi nguy cơ bất ổn sẽ lớn hơn khi nền kinh tế mở cửa sâu rộng với thế giới.
Ở Việt Nam, tiết kiệm được chuyển hóa vào bất động sản là chính yếu do những kênh đầu tư khác như vàng, ngoại hối... bị hạn chế. Thị trường chứng khoán, trái phiếu cũng chưa phát huy được chức năng huy động vốn trong dân cho nền kinh tế. Ví dụ, số liệu năm 2017 cho thấy, khi thị trường cổ phiếu của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh thì thực tế thị trường chứng khoán chỉ huy động được khoảng 56.000 tỉ đồng, tức khoảng 2,5 tỉ USD theo tỉ giá thời điểm đó và chỉ bằng 3% giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán khi đó vào khoảng 120 tỉ USD.
Cả nước hiện vay nợ ngân hàng hơn 8 triệu tỉ đồng, trong đó dư nợ đối với khối doanh nghiệp là trên 4 triệu tỉ đồng, tổng tài sản của các ngân hàng hiện gần 12 triệu tỉ đồng, xấp xỉ 200% GDP. Như vậy có thể thấy, phần lớn nguồn vốn cho phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào hệ thống tín dụng ngân hàng.
Sau 20 năm, tính đến hết tháng 6.2020, theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổng vốn hóa thị trường chứng khoán đạt mức 5,5 triệu tỉ đồng, bằng 104% GDP năm 2019. Trong đó, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 4 triệu tỉ đồng và vốn hóa thị trường trái phiếu dù có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn ở mức khiêm tốn... Như vậy, dù có mức vốn hóa thị trường chứng khoán hơn mức trung bình của thế giới, nhưng chất lượng của thị trường vẫn là điều đáng quan tâm. Việt Nam cần hoàn thiện các quy định pháp luật đối với hoạt động thanh toán, phát hành và kinh doanh trái phiếu nhanh hơn nữa mới đáp ứng được nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế qua huy động vốn trong nền kinh tế.
Phẩm chất thực sự của các doanh nghiệp niêm yết được thể hiện qua mức độ phát triển của thị trường trái phiếu với những quy định và điều luật quản lý hiệu quả, có một thị trường đánh giá tín nhiệm độc lập nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, các hoạt động tư vấn phát triển và chuyên nghiệp. Qua đó mới có thể đánh giá năng lực cạnh tranh thực chất của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
Khi nhìn về tương lai lâu dài, điều nguy hiểm nhất hủy diệt cạnh tranh lành mạnh chính là sự khống chế nguồn vốn của các nhóm lợi ích thông qua hệ thống ngân hàng và công nghiệp. Dưới một hệ thống tiền tệ như vậy, việc các nguồn lực từ ngân hàng tăng hay giảm đều không quan trọng lắm, khi các nguồn lực này vẫn bị khống chế bởi một nhóm nhỏ; tài sản ngân hàng phình to hay thu nhỏ là do nhu cầu của những nhóm này.
Dùng vốn ngoại như FDI để thúc đẩy tăng trưởng, kiến tạo việc làm và cốt lõi nhất là chuyển giao công nghệ là điều đúng đắn. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong khi tích lũy nguồn vốn (tư bản) trong nước (dành cho dài hạn) mà phải đánh đổi môi trường thì có thể là thỏa hiệp được trong thời kỳ đầu, nhưng về lâu dài cần phải thay đổi để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và cân đối hơn.

Nền kinh tế dựa vào ngân hàng và những mặt trái
Một nền kinh tế với dư nợ lớn lại phụ thuộc vào nguồn cung cấp tín dụng mới, mà thiếu nó, các doanh nghiệp phụ thuộc vào vay mượn sẽ phải dừng đầu tư và trong một số trường hợp sẽ phải đóng cửa. Một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn vay, có quá nhiều nghĩa vụ nợ ngắn hạn dễ bị tổn thương hơn so với một nền kinh tế mà thị trường vốn là đa dạng. Một doanh nghiệp có khả năng tăng vốn chủ sở hữu, phát hành được trái phiếu dùng nó để đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự giảm sút đột ngột nguồn cung tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy, nhu cầu tự do hóa thị trường vốn hơn nữa, một thị trường chứng khoán, trái phiếu phát triển tương xứng với nhu cầu nâng cấp nền kinh tế là điều cần thiết để đạt được tốc độ phát triển nhanh, bền vững.
Đầu tư cao được thúc đẩy nhờ khởi tạo tín dụng ngân hàng là nguyên nhân cốt lõi của mức tăng trưởng cao tại các nền kinh tế đang phát triển thành công nhất - Nhật và Hàn Quốc trong những năm 1950 và 1980. Bài học của 2 quốc gia này đều không để cho khối tư nhân vốn luôn bị điều khiển bởi các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận (đặc quyền, đặc lợi sinh ra suy thoái) dẫn dắt quyết định việc phân bổ tín dụng ngân hàng. Thay vào đó, họ chủ động hướng tín dụng vào những gì đánh giá là các khoản đầu tư sinh lời với tiềm năng lớn nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tín dụng được ưu tiên dành cho ngành công nghiệp sản xuất, không phải bất động sản; phục vụ cho công nghiệp xuất khẩu, không hướng tới các nhà nhập khẩu hay thương nhân; và nhằm hỗ trợ các ưu tiên chiến lược, ví dụ như phát triển công nghiệp nặng ở Hàn Quốc trong giai đoạn đầu phát triển, ngành công nghiệp chế tạo (điện tử, ô tô...) ở Nhật.
Trong trường hợp Hàn Quốc, sự bùng nổ đầu tư trong giai đoạn 1960-1980 có thể được miêu tả phần nào được tài trợ bằng tiền pháp định: các ngân hàng thương mại đã được Tổng thống Park Chung Hee quốc hữu hóa và Ngân hàng Nhà nước hoạt động dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chính phủ, sẵn sàng cung cấp cho các ngân hàng thương mại nguồn vốn gần như vô hạn để cho các nhà xuất khẩu vay tiền với lãi suất thực âm. Nhưng tín dụng ngân hàng được điều hướng không phải là liều thuốc chữa bách bệnh: tại những quốc gia khác như Philippines, Indonesia... lại gây tác hại do nhóm lợi ích thao túng. Tự do hóa thị trường không kiểm soát được cũng dễ bị thao túng, đầu cơ.
Ngoài ra, các ngân hàng lớn có xu hướng thích phục vụ những doanh nghiệp lớn hơn. Trong số hơn 95% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay, có trên 2/3 là doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó đa phần chưa đủ khả năng huy động vốn xã hội như phát hành trái phiếu và chứng khoán hóa. Như vậy, thay vì gom lại thành lớn hết thì nên phát triển những ngân hàng nhỏ, địa phương để phục vụ nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), cấp tín dụng doanh nghiệp cho SME địa phương mới phù hợp nhu cầu phát triển chung. Do là ngân hàng nhỏ nên tính thấu hiểu doanh nghiệp địa phương sẽ cao và như vậy sản phẩm sẽ linh hoạt, hiệu quả hơn, bởi ngân hàng lớn sẽ ưu tiên phục vụ doanh nghiệp lớn hơn, SME sẽ càng khó tiếp cận vốn.
Quyền lực gây tha hóa đạo đức. Khi nguồn vốn của nền kinh tế quá lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng mà cơ chế kiểm soát thiếu hiệu quả, hệ quả là hàng loạt doanh nhân tài năng vào tù, để lại xã hội những đại án gây mất mát hàng tỉ USD và cần nhiều thời gian và tiền bạc của xã hội để xử lý. Do vậy, tự do thị trường vốn là cần thiết cho phát triển, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi phải nâng cấp trình độ quản lý nhà nước, mới có đủ khả năng đối phó tốt với những biến động vĩ mô toàn cầu, khắc chế được các hoạt động thao túng có tổ chức, tấn công tài chính từ bên ngoài ngày càng tinh vi hơn.
Tham nhũng là quốc nạn và mọi biện pháp trừng trị nghiêm khắc là cần thiết nhưng cũng không ít mất mát. Điện tử hóa thanh toán sẽ mang lại hiệu quả chống tham nhũng cao hơn nhiều. Số hóa nền kinh tế sẽ giảm tối đa tội phạm tài chính và tham nhũng; minh bạch hóa hoạt động kinh tế và quản lý nhà nước là nền móng bền vững cho phát triển; kiến tạo hòa bình, dân chủ và thịnh vượng.
Bài liên quan
- Xếp hạng tín nhiệm Đầu tư: Triển vọng “ổn định” tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế
- Sẽ xử lý nghiêm tình trạng xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển
- Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
- Ấn Độ hướng tới mục tiêu trở thành "trung tâm dược phẩm của thế giới”
- S&P chính thức nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam lên BB+
- Doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế EVFTA
- Cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs
- Thông tin về khả năng Việt Nam tham gia IPEF
- Hôm nay (27/5), Quốc hội thảo luận về các dự án luật: Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Thi đua, khen thưởng và Kinh doanh bảo hiểm
- Đẩy mạnh công tác cảnh báo phòng vệ thương mại sớm cho doanh nghiệp Việt
- Sự đoàn kết của phương Tây trong việc chống lại Nga có bị lung lay khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng?
- Đông Nam Á cần được hỗ trợ nhiều hơn trong việc nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp công nghệ
- Sau ngày 31/7, Dự án BOT chưa triển khai xong thu phí không dừng sẽ phải tiến hành xả trạm
- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn hỗ trợ lãi suất khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã
- HoREA đề xuất không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư có thời hạn
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước muốn dừng cấp phép hãng bay mới
- Nhập khẩu xe dưới dạng quà biếu tặng: Tổng cục Hải quan nói gì?
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
#tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế sẽ ra sao năm 2022?
“Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới” mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm 2022.

Lạc quan với triển vọng tăng trưởng năm 2022
Năm 2022, dịch Covid-19 có thể chưa chấm dứt do sự xuất hiện khó lường của biến chủng Omicron, nên các ngành dịch vụ thị trường chưa thể khôi phục hoàn toàn nhưng sẽ khả quan hơn năm 2021. Song, áp lực lạm phát với nền kinh tế sẽ gia tăng khi cầu khôi phục, sản xuất gia tăng và giá cả nguyên vật liệu ở mức cao.

Xuất khẩu dệt may, giày dép, đồ gỗ phục hồi tăng trưởng mạnh
Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, hoạt động sản xuất từng bước được phục hồi. Các ngành hàng xuất khẩu thế mạnh ở các tỉnh, thành phía Nam đã tăng trưởng cao trở lại trong tháng 10 như dệt may, giày dép, đồ gỗ.

Củng cố vững chắc các động lực tăng trưởng để nền kinh tế phục hồi nhanh
Nền kinh tế đang dần hồi phục sau khi được mở cửa trở lại, tuy nhiên làm gì để có tốc độ phục hồi nhanh và bền vững là bài toán cần sớm có lời giải. Trao đổi với báo giới, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã có những nhìn nhận, đánh giá về vấn đề này.

Bộ KHĐT đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2021 được tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/7

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng dự kiến đạt 5.8%
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo quy mô GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 4 triệu tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng trưởng khoảng 5,8%.
Đọc thêm Kinh doanh
Diễn biến tích cực từ thị trường gạch ốp lát
Thị trường gạch ốp lát đang tái cấu trúc với xu hướng nổi bật là tiêu dùng sản phẩm kích thước lớn, ưa chuộng hơn với Porcelain và đòi hỏi sự đa dạng mẫu mã, hoa văn, thay vì một vài kiểu truyền thống như trước.
Tăng cường kiểm tra mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Theo Tổng cục Quản lý thị trường, từ năm 2021 trở lại đây giá phân bón đã tăng gấp đôi khiến việc gian lận trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến phức tạp hơn. Xuất phát từ những yếu tố này đã có không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong nước tung ra nhiều chiêu thức gian lận nhằm thu lợi bất chính.
Nợ thuế: Chủ doanh nghiệp sẽ không được phép thành lập công ty mới
Một trong những nội dung quan trọng trong lộ trình hoàn thiện việc truy thu thuế của Tổng cục Thuế là luật hóa quy định các pháp nhân là chủ thể của doanh nghiệp đang nợ thuế sẽ không được phép thành lập các công ty mới.
Nỗ lực “kéo” hàng hoá cạnh tranh nội địa cảng biển Việt Nam
Đồng Nai là một trong những nhóm tỉnh thành phố có cảng biển lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh nội địa hàng hoá.
Viettel có thêm 2 sáng chế được bảo hộ độc quyền tại Mỹ
Viện Hàng không Vũ trụ Viettel (VTX), một thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội chính thức được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho hai công trình thuộc lĩnh vực quang điện tử và công nghiệp vật liệu.
Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia đã vận hành
Bộ Công Thương cho biết, Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia đã chính thức vận hành từ ngày 20/5.
Hà Tĩnh: 94% phương tiện kinh doanh vận tải đã lắp camera giám sát
Đã có 1.100/1.167 phương tiện kinh doanh vận tải ở tỉnh Hà Tĩnh thuộc diện phải lắp camera giám sát theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã hoàn thành việc lắp đặt.
VCCI đề xuất bỏ kê khai nộp thuế thay người bán trên sàn thương mại điện tử
VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định yêu cầu sàn thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến thực hiện trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay người bán trên sàn. Việc kê khai, nộp thuế thay chỉ nên thực hiện trên cơ sở uỷ quyền của pháp luật dân sự.
TP Hồ Chí Minh đang có giá cho thuê BĐS công nghiệp cao nhất cả nước
TP Hồ Chí Minh hiện có mức giá cao nhất cả nước, lên đến 198 USD/m2 cho mỗi kỳ thuê, bỏ xa mặt bằng giá bình quân của khu vực trọng điểm phía Nam.
Xiaomi vào danh sách những công ty có doanh số smartphone cao nhất thế giới
Doanh số của Xiaomi đã vượt mốc 500 triệu chiếc điện thoại thông minh vào quý I/2022 và đã lọt vào top các công ty có doanh số cao nhất thế giới.