Theo đó, một trong những vấn đề chính đối mặt với việc cải tạo chung cư cũ là nguồn vốn hạn chế. Việc cải tạo chung cư cũ đòi hỏi số tiền đáng kể để thực hiện các công việc như sửa chữa cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống điện, nước, cải tạo các phòng chức năng và thay thế vật liệu xây dựng cũ kỹ. Tuy nhiên, nguồn vốn cung cấp từ các nguồn tài chính chính phủ và các nguồn tài trợ khác vẫn còn hạn chế, làm chậm tiến độ cải tạo.
Cụ thể, việc cải tạo chung cư cũ liên quan đến nhiều bên, bao gồm chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý, các tổ chức tài chính, chủ sở hữu chung cư và cư dân. Việc thống nhất các quy trình phê duyệt, giấy phép, thỏa thuận hợp tác và quản lý dự án cải tạo có thể gặp phải khó khăn do sự phân tán quyền lực và quan điểm khác nhau giữa các bên liên quan, dẫn đến việc kéo dài quá trình thực hiện.
Trong quá trình cải tạo chung cư cũ, việc di dời cư dân hiện tại trong tòa nhà là một thử thách lớn. Việc tìm nơi ở tạm thời cho cư dân và đảm bảo sự ổn định sau khi chuyển đổi là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Quá trình di dời và tái định cư cư dân có thể mất nhiều thời gian và tài nguyên, gây chậm trễ trong tiến độ cải tạo.
Trong một số trường hợp, việc thiếu quy hoạch rõ ràng và sự thiếu rõ ràng về quy định pháp lý cũng góp phần làm chậm tiến độ cải tạo chung cư cũ. Việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên quan trong quá trình cải tạo cũng như việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến xây dựng mới và sửa chữa cũng là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết.
Nhận định về hoạt động cải tạo chung cư cũ hiện nay, bà Tô Thị Hạnh – nguyên Tổng Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội cho rằng, các nút thắt lớn của vấn đề cải tạo chung cư cũ. Trong đó, đối với vấn đề cải tạo chung cư cũ, trên cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã tham gia sâu vào góp ý quy định liên quan đến vấn đề cải tạo chung cư cũ. Có thể nói rằng, 20 năm qua làm về lĩnh vực này, doanh nghiệp đã rất vất vả.
Theo bà Hạnh, dự thảo Luật Nhà ở ban đầu đưa 1 chương về cải tạo chung cư cũ nhưng rất sơ sài, nếu như vậy thì 10 - 20 năm nữa cũng vẫn dậm chân tại chỗ.
“Đến nay chúng tôi thấy rằng tiến độ cải tạo chung cư cũ trên cả nước vẫn rất chậm so với kế hoạch đề ra, nhất là tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, do gặp rất nhiều vướng mắc”, bà Hạnh chia sẻ và nói thêm: “Tôi được biết có quan điểm nhận định cho rằng việc cải tạo chung cư cũ là lợi ích của sở hữu tư nhân liên quan đến doanh nghiệp, nhưng thực tế không phải như vậy mà làm cải tạo chung cư cũ thậm chí còn khó hơn phát triển nhà ở xã hội, do còn liên quan đến lợi ích của người dân đang sinh sống trong chung cư cũ nên cần phải có cơ chế hợp lý”.
Bà này cho biết, hiện người dân luôn đòi hệ số cao, còn doanh nghiệp làm lại bị hạn chế về quy hoạch phát triển. Hai nút thắt như vậy khiến doanh nghiệp không thể cân đối trong việc thu hồi vốn, chính quyền lại không thể hiện được vai trò.
Cũng theo bà Tô Thị Hạnh, cải tạo chung cư cũ giống như triển khai một loại hình nhà ở xã hội đặc biệt, cần hài hòa lợi ích giữa các bên với vai trò dẫn dắt, cầm cân nảy mực của nhà nước để tạo cơ chế cho doanh nghiệp và người dân. Vậy nhưng Luật Nhà ở vừa ban hành không quy định rõ, Nghị định 69 và 101 cũng vậy. Như vậy thì muôn thuở sẽ không thực hiện được việc cải tạo chung cư cũ.
“Hiện nay, chúng tôi tham gia cùng Hiệp hội góp ý về Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, chúng tôi đã góp ý về vấn đề này. Nhưng nếu tới đây không đề cập đến vấn đề quy định xử lý chuyển tiếp thì sẽ xảy ra nhiều khiếu kiện, khiếu nại trong cải tạo chung cư cũ. Chúng tôi sẽ cùng Hiệp hội tiếp tục tham gia sâu sắc hơn để xây dựng Nghị định cùng Bộ Xây dựng”, bà Hạnh nói.
Nghệ Nhân