Giữ chân là mối quan tâm hàng đầu của nhiều công ty khi họ phải vật lộn để giữ cho những nhân tài có xu hướng rời đi. Tuy nhiên, rất ít công ty dành thời gian để nói chuyện với nhân viên hiện tại của họ để tìm hiểu những gì cần thiết để giữ chân họ. Nhân viên trải qua quá trình đăng ký tuyển dụng mới khi họ gia nhập công ty và sẽ trải qua cuộc phỏng vấn nào đó nếu họ rời đi. Nhưng dường như, một cuộc phỏng vấn đối với những nhân viên đang làm việc thì lại chưa có. Abe Breuer, Giám đốc điều hành và chủ sở hữu của VIP To Go , cho biết, "một cuộc phỏng vấn khi nhân viên còn làm việc cho phép bạn tránh các vấn đề lặp lại, trong khi một cuộc phỏng vấn khi nhân viên rời đi cho phép bạn học hỏi từ những sai lầm của mình".
Có rất nhiều lợi ích khi thực hiện phỏng vấn đối với những nhân viên đang làm việc tại công ty. Không chỉ khiến người sử dụng lao động thời gian để khắc phục tình huống trước khi đánh mất một nhân viên chất lượng mà còn khiến nhân viên cảm thấy họ quan trọng. Vì vậy, giao tiếp và lắng nghe tích cực là chìa khóa. Bằng cách thực hiện một cuộc phỏng vấn đối với những nhân viên đang làm việc tại công ty, các nhà quản lý có thể lắng nghe chính xác những gì nhân viên của họ cần. Breuer nói thêm, “các cuộc phỏng vấn đối với nhân viên đang làm việc cũng có lợi cho chiến lược xây dựng thương hiệu cho nhà tuyển dụng của bạn vì chúng cung cấp cho bạn thông tin bạn cần để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng sẽ thu hút nhân tài mới.”
Dưới đây là ba lý do tại sao bạn nên thực hiện phỏng vấn đối với nhân viên đang làm việc ngay tại công ty:
Tùy thuộc vào quy mô của công ty, các cuộc phỏng vấn đối với nhân viên đang làm việc nên được thực hiện ở bất kỳ đâu từ 12 đến 24 tháng một lần. Để đạt được kết quả tốt nhất của cuộc phỏng vấn này, doanh nghiệp nên cố gắng tạo ra một không gian thoải mái và an toàn, nơi nhân viên cảm thấy thư giãn. Điều này sẽ khuyến khích họ cởi mở và cho phép một cuộc trò chuyện có ý nghĩa xảy ra.
Một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi trong cuộc phỏng vấn đối với những nhân viên đang làm việc là:
- Bạn sẽ muốn thay đổi điều gì về công ty, văn hóa và / hoặc vị trí của bạn nếu bạn có thể?
- Bạn thích điều gì nhất ở công ty?
- Một số thách thức hiện tại của bạn là gì?
- Điều gì giữ bạn ở đây?
- Bạn có cảm thấy tài năng và thế mạnh của mình đang được sử dụng không?
- Khát vọng nghề nghiệp của bạn là gì? Bạn có tin rằng điều đó có thể xảy ra trong công ty này?
- Bạn có cảm thấy rằng bạn có một sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống?
- Bạn mong muốn điều gì khi đến làm việc?
- Bạn muốn được công nhận theo những cách nào / làm thế nào để chúng tôi có thể ghi nhận công việc và nỗ lực của bạn?
Mục tiêu của một cuộc phỏng vấn này là để tìm hiểu những gì một nhân viên thích, không thích và những gì khiến họ còn mong muốn làm tại doanh nghiệp bạn chứ không nhận việc ở nơi khác. Hơn nữa, nó giúp xây dựng lòng tin và cho nhân viên cơ hội để truyền đạt kinh nghiệm, ý tưởng và nhu cầu của họ. Từ đó, nhà quản lý có thể thiết kế các chiến lược, sáng kiến và hoạt động để thúc đẩy những động lực này. Các nhà quản lý thường cho rằng tiền lương là động lực duy nhất của nhân viên. Mặc dù đúng là ai cũng muốn được trả một mức lương công bằng, nhưng không phải ai cũng chỉ vì lương mà thôi.
Cách duy nhất để một cuộc phỏng vấn đối với nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp của bạn có thể hiệu quả là nếu phản hồi của nhân viên được đưa ra một cách nghiêm túc và được sử dụng để thực hiện thay đổi. Nếu không, nó sẽ trở thành một nhiệm vụ vô nghĩa khác. Tương tự như vậy, nhân viên sẽ nhận thấy rằng không có gì được thực hiện với phản hồi của họ và họ sẽ ngừng lên tiếng. Megha Gaedke, người sáng lập KetoConnect , giải thích, "thực hiện phỏng vấn đối với người đang làm việc trong công ty có lợi vì nhiều lý do, nhưng lý do cơ bản mà nhà quản lý nên thực hiện phỏng vấn này là nhân viên sẽ giúp cung cấp phản hồi về điểm mạnh và điểm yếu của một tổ chức". Hơn nữa, các cuộc phỏng vấn như vậy cho phép lãnh đạo hiểu điều gì về công ty của họ khiến mọi người muốn ở lại và điều gì mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Thông tin thu được từ mỗi cuộc phỏng vấn như này nên được ghi lại và chia sẻ với bất kỳ ai đưa ra quyết định trong công ty như giám đốc điều hành, quản lý, lãnh đạo và nhân sự cấp cao. Những người ra quyết định này nên ưu tiên đến cùng nhau để xem xét các phản hồi, xác định các mẫu câu trả lời chung, ưu tiên các cơ hội để cải tiến và xác định các bước hành động cần được thực hiện.
Thay vì phỏng đoán điều gì sẽ khiến một nhân viên ở lại, nhà quản lý nên trực tiếp đến nguồn tin và nghe chính nhân viên đó. Điều này ngăn ngừa sự lãng phí thời gian, tiền bạc và tài nguyên.
Một số ví dụ về phản hồi mang tính xây dựng mà nhà quản lý nên chuẩn bị để nghe trong một cuộc phỏng vấn đối với nhân viên đang làm việc là:
- Lợi ích của công ty không còn cạnh tranh trên thị trường
- Họ thích công việc họ đang làm nhưng họ bị trả lương thấp
- Họ đã đạt được mục tiêu cao trong vai trò hiện tại của mình và muốn thăng tiến, học hỏi các kỹ năng mới hoặc được thử thách với nhiều trách nhiệm hơn
- Họ thiếu sự hỗ trợ hoặc các công cụ và nguồn lực cần thiết để làm tốt công việc của mình
- Công ty không thực hiện sứ mệnh và giá trị của mình bằng cách tiếp nhận những khách hàng mâu thuẫn với những gì công ty đề ra
Mặc dù thông tin phản hồi có thể khó hiểu, nhưng biết những điều này sẽ giúp nhà quản lý lập chiến lược để cải thiện trải nghiệm của nhân viên và giữ chân nhân tài hiện có. Lori Rassass, một luật sư đã khẳng định, “một cuộc phỏng vấn đối với nhân viên đang làm việc có thể cung cấp cho doanh nghiệp những phản hồi về điều kiện làm việc của cá nhân. Ngoài ra, rất có thể nếu một nhân viên không hài lòng với một điều khoản và điều kiện làm việc cụ thể, thì rất có thể những người khác cũng không hài lòng với điều đó".
Bảo Bảo