Kỹ năng ra quyết định: Chìa khóa thành công của nhà lãnh đạo hiện đại. |
Trước những biến động ngày một khó đoán của thị trường, mỗi quyết định quản trị được đưa ra đều có thể là một cơ hội giúp doanh nghiệp bứt phá, thay đổi tình hình, giữ vững vị trí trên thương trường khắc nghiệt. Người chịu trách nhiệm cho những quyết định đó không ai khác chính là các nhà lãnh đạo.
Kỹ năng ra quyết định cũng là một trong những năng lực cốt lõi làm nên thành công của một nhà lãnh đạo, không chỉ trên thương trường mà còn trên hành trình phát triển bản thân và xây dựng đội nhóm. Trong bài viết này, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về kỹ năng ra quyết định và các bước đưa ra quyết định một cách hiệu quả.
Kỹ năng ra quyết định và vai trò đối với doanh nghiệp
Kỹ năng ra quyết định là loại khả năng hỗ trợ nhà quản lý trong việc lựa chọn và xem xét các phương án tốt nhất dựa trên mục tiêu dề ra. Kỹ năng này liên quan đến việc phân tích thông tin và và xem xét nhiều quan điểm khác nhau, từ đó củng cố khả năng ra quyết định chính xác. Kỹ năng ra quyết định đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực cuộc sống và là nền tảng quan trọng của sự thành công cá nhân nhà lãnh đạo và tổ chức.
Ở cấp độ cá nhân nhà lãnh đạo, khả năng ra quyết định chính xác của lãnh đạo thường đi kèm với năng lực giải quyết vấn đề. Một nhà lãnh đạo có khả năng giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những vấn đề phức tạp trong doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao, có uy tín và ảnh hưởng vững chắc trong tổ chức. Bản thân lãnh đạo cũng mài giũa được các kỹ năng quản trị cần thiết, tăng thêm sự tự tin và năng lực lãnh đạo của mình.
Đối với doanh nghiệp, kỹ năng ra quyết định mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu rõ ràng, khai thác tối đa cơ hội trên thị trường. Thứ hai, kỹ năng này hỗ trợ nhà lãnh đạo dự đoán và ứng phó kịp thời với thách thức, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp. Thứ ba, quyết định nhanh nhạy và hợp lý thúc đẩy hiệu quả làm việc, tối ưu hóa quy trình kinh doanh. Thứ tư, quyết định sáng suốt của nhà lãnh đạo giúp tạo dựng niềm tin từ nhân viên, đối tác và khách hàng.
Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng. Trước tiên, việc thu thập thông tin đầy đủ giúp hiểu rõ bản chất vấn đề và các dữ liệu liên quan. Tiếp theo là quá trình phân tích, trong đó nhà lãnh đạo đánh giá các lựa chọn, cân nhắc rủi ro và lợi ích tiềm ẩn. Sau khi phân tích, cần lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với mục tiêu và điều kiện hiện tại. Khi quyết định được đưa ra, giai đoạn thực thi đóng vai trò quan trọng, bao gồm triển khai, theo dõi và điều chỉnh khi cần. Một yếu tố quan trọng khác là sự cam kết, thể hiện khả năng kiên định theo đuổi quyết định. Đồng thời, việc đánh giá khách quan các tùy chọn và mục tiêu cụ thể rõ ràng sẽ giúp tối ưu hóa kết quả đạt được, đảm bảo quyết định mang lại giá trị cao nhất cho tổ chức hoặc cá nhân.
Quy trình 7 bước để đạt khả năng ra quyết định hiệu quả
Việc đưa ra một quyết định không phải là điều đơn giản, đặc biệt khi nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Vì vậy, để đảm bảo quyết định được đưa ra là chính xác, các nhà quản trị có thể tuân theo các 7 bước sau đây:
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Khi mắc phải một tình huống đòi hỏi việc đưa ra quyết định, nhà quản lý cần làm rõ vấn đề đang đối mặt là gì và mục tiêu của quá trình giải quyết là gì. Khi đã xác định được hai khía cạnh này, nhà quản lý sẽ có khả năng đánh giá quyết định phù hợp nào sẽ đem lại kết quả tốt nhất.
Bước 2: Nhìn nhận đánh giá vấn đề
Sau khi đã xác định được vấn đề, bước tiếp theo cần thực hiện là phân tích và đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau. Đồng thời, cần xem xét cả các khía cạnh có lợi và bất lợi của phương án giải quyết. Việc này sẽ giúp nhà quản lý có khả năng điều chỉnh và khắc phục kịp thời các khó khăn, từ đó tránh để tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhìn chung, kỹ năng ra quyết định không chỉ là việc đưa ra quyết định mà còn bao gồm việc đánh giá vấn đề. |
Bước 3: Liệt kê các phương án phù hợp
Thông qua việc tìm hiểu thông tin, tham khảo ý kiến hay tiến hành thảo luận, mục tiêu là tạo ra một loạt phương án và giải pháp mới để giải quyết vấn đề.
Đồng thời, để tránh tình trạng mất thời gian trong việc xem xét và lựa chọn giữa nhiều phương án, việc đặt ra một số tiêu chuẩn trong việc triển khai các phương án khác nhau cũng cần được thực hiện.
Bước 4: Phân tích ưu, nhược điểm
Khi đã chọn ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề, mọi người cần thực hiện việc đánh giá và hiểu rõ tất cả các khía cạnh, ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp. Việc này giúp tổ chức dễ dàng đưa ra quyết định chính xác sau khi đã đánh giá được hiệu quả của từng giải pháp được đưa ra.
Bước 5: Ra quyết định
Sau khi đã hiểu rõ toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề và đã có danh sách các phương án triển khai để giải quyết tình huống tốt nhất, thì tại thời điểm này, người lãnh đạo cần thực hiện việc đưa ra quyết định cuối cùng. Mọi người cần lựa chọn một giải pháp không chỉ giải quyết vấn đề được đặt ra mà còn mang lại giá trị đáng kể cho tổ chức.
Bước 6: Triển khai
Khi đã thống nhất phương án cuối cùng, người quyết định cần đồng thuận các bước triển khai với tất cả các thành viên trong tổ chức để đảm bảo đạt được kết quả như mong đợi.
Bước 7: Giám sát, đo lường và đánh giá
Trong quá trình thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề, mọi người cần phải liên tục theo dõi và nắm rõ tiến độ thực hiện nhiệm vụ, tiến hành đo lường kết quả hoàn thành công việc và đưa ra nhận định về hướng triển khai có đang diễn ra theo đúng hướng không, nhằm kịp thời thực hiện các điều chỉnh cần thiết.
Tóm lại, kỹ năng ra quyết định không chỉ đơn thuần là khả năng chọn lựa mà còn liên quan mật thiết đến quá trình tư duy, xử lý thông tin, và quản lý tình huống. Vai trò của chúng không chỉ làm nền tảng cho sự thành công cá nhân nhà lãnh đạo mà còn định hình và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức trong một thế giới đầy biến động và thách thức.
Nhìn chung, kỹ năng ra quyết định không chỉ là việc đưa ra quyết định mà còn bao gồm việc đánh giá rủi ro, sáng tạo trong giải pháp, và tạo ra kế hoạch hành động. Đây là một kỹ năng đa chiều, đóng vai trò quyết định đối với sự tiến bộ và thành công cả nhà lãnh đạo và tổ chức trong một môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và đầy thách thức.