Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của doanh nghiệp và tổ chức, thì việc gắn kết nhân viên lại với nhau là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn, thì người làm quản lý cần phải tích cực gắn kết tập thể lại với nhau để thúc đẩy tinh thần đi lên, tiến về phía trước.
Ý nghĩa của việc gắn kết nhân viên đối với tổ chức
Gắn kết nhân viên (Employees Engagement) là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác, kết nối và mối gắn kết giữa các nhân viên với nhau hoặc nhân viên với tổ chức. Đây cũng là bí quyết thành công của rất nhiều ông lớn trên thị trường toàn cầu, tiêu biểu như Google, Walt Disney, Audi,… Khi mỗi nhân viên trong doanh nghiệp cảm thấy gắn kết với chính công ty và đồng nghiệp, họ sẽ dồn trọn tâm huyết vào công việc, mang lại hiệu suất làm việc cao và lan tỏa hạnh phúc đến khách hàng. Việc gắn kết nhân viên sẽ có mang những ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp:
Thúc đẩy sức mạnh của doanh nghiệp
Khi một nhân viên thực sự muốn gắn bó với công việc mà họ theo đuổi, họ sẽ tìm cách nhanh chóng tạo ra chất lượng công việc tuyệt vời. Họ không chỉ cố gắng hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất mà còn sẵn sàng được làm thêm, học hỏi thêm để tích lũy kinh nghiệm ngoài những yêu cầu cơ bản. Mặt khác, họ cũng muốn được cấp trên ghi nhận những nỗ lực và cống hiến của mình, từ đó đem đến một loạt tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Nâng cao năng suất lao động và khả năng giữ chân người tài
Một lợi ích khác của việc gắn kết nhân viên đó là những nhân viên gắn bó có năng suất cao hơn so với đồng nghiệp của họ. Họ có nhiều khả năng làm việc siêng năng hơn và nỗ lực hết mình trong công việc.
Hầu hết mọi nhân viên có xu hướng lựa chọn sự ổn định, lâu dài, bền vững khi đã tìm được môi trường thích hợp. Nếu doanh nghiệp có khả năng xây dựng một nền văn hóa tốt, một môi trường đủ cởi mở, sáng tạo và tôn trọng, những nhân viên gắn bó sẽ không lựa chọn rời đi. Thay vào đó, họ sẽ tiếp tục ở lại và cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp.
Cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng
Các nhân viên quan tâm, gắn bó sâu sắc với công việc và trong đó có khách hàng, đối tác mà họ đang chăm sóc. Điều này sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty thêm thuận lợi. Bởi khi khách hàng nhìn thấy sự trung thành, gắn kết của nhân viên với nhân viên khác, nhân viên với doanh nghiệp, họ cũng sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng vào tổ chức đó hơn là những nơi thiếu vắng sự tương tác.
Có thể nói, gắn kết nhân viên là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng một tập thể vững mạnh, cùng nhau nỗ lực thực hiện những kế hoạch, mục tiêu để từng bước đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự đoàn kết của nhân viên đóng vai trò rất quan trọng đối với công ty. Vậy người làm quản lý cần phải làm gì để gắn kết nhân viên lại với nhau?
Tập trung vào giao tiếp
Cách bạn giao tiếp với nhân viên cũng như tần suất bạn làm thường xuyên có thể ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của họ. Nhân viên có mối quan hệ tốt với quản lý của họ có nhiều khả năng họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty hơn. Nếu họ cảm thấy bị phớt lờ hoặc giống như người quản lý trực tiếp của họ thậm chí không biết tên của họ, mức độ rời bỏ chắc chắn sẽ tăng lên.
Hãy sắp xếp thời gian để gặp gỡ trực tiếp thường xuyên với nhân viên để lắng nghe những ý kiến và nguyện vọng của họ. Bằng cách duy trì liên lạc, bạn sẽ giúp cho các nhân viên trong đội nhóm của mình có thể thấu hiểu và gắn kết với nhau hơn.
Ngoài ra, làm việc hợp tác cũng là một cách tốt để giữ cho thông tin liên lạc diễn ra trong gắn kết nội bộ và giữa các bộ phận. Điều này có thể giúp nhân viên gắn bó với công việc khi họ được truyền cảm hứng từ những ý tưởng và cách làm việc mới từ đồng nghiệp của mình.
Teambuilding và các hoạt động ngoại khóa
Tổ chức các hoạt động gắn kết như Teambuilding là một trong những phương pháp vô cùng quen thuộc nhằm gắn kết nhân viên. Các hoạt động ngoài trời không chỉ giúp các nhân viên giữa các đội nhóm, phòng ban có cơ hội gặp gỡ, làm quen và gắn kết với nhau mà nó còn là cơ hội giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình.
Ngoài ra, đây còn là một hình thức để nâng cao sức khỏe tinh thần vô cùng hiệu quả mà các doanh nghiệp hay áp dụng cho nhân viên của mình.
Xác định mục tiêu và giá trị
Khi bạn bắt đầu xem xét động lực của nhóm hiện tại, điều quan trọng là bạn phải lưu ý đến các mục tiêu của nhóm và các giá trị của công ty. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có sứ mệnh hoặc tầm nhìn, đây cũng là thời điểm tốt để tạo ra những sứ mệnh hoặc tầm nhìn này. Bởi việc tuyên bố sứ mệnh sẽ cung cấp cho nhân viên của bạn một bức tranh rõ ràng, được chia sẻ về những gì họ đang làm, theo cách nào và cho mục đích gì.
Trong khi bạn nên quản lý quá trình xác định mục tiêu và giá trị, bạn có thể cân nhắc hỏi các thành viên trong nhóm của mình xem họ hiện đang xem nhóm và mục tiêu của nó như thế nào. Bạn có thể thấy rằng, hình ảnh của họ khác với hình ảnh của bạn, tốt hơn hoặc xấu hơn và định hình bản nháp cuối cùng của bạn dựa trên cái nhìn sâu sắc của họ. Một lý do khiến nhà bán lẻ đồ nội thất James + James đang phá vỡ ngành công nghiệp đồ nội thất là vì tất cả các thành viên trong nhóm đều đoàn kết với nhau vì giá trị và sứ mệnh của công ty mang lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất có thể và theo đuổi sự thay đổi liên tục.
Khen thưởng thành tích của nhân viên
Khi bạn giới thiệu một chương trình phần thưởng, bạn sẽ nhận thấy mức độ tương tác tăng lên gần như ngay lập tức. Nó giúp khuyến khích và khen thưởng những nhân viên làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của họ và mục tiêu của công ty.
Sự công nhận của nhân viên là một trong những phương pháp hiệu quả nhất vì nó cho nhân viên biết rằng họ đang làm đúng công việc của mình, cải thiện tinh thần, nâng cao lòng trung thành và tinh thần cống hiến góp phần cải thiện môi trường làm việc hỗ trợ.
Khi nhân viên biết rằng công việc khó khăn của họ đang được chú ý và đánh giá cao, họ sẽ trở nên gắn bó hơn và có nhiều khả năng lặp lại công việc tuyệt vời này hơn.
Tương tự như vậy, những nhân viên cảm thấy họ được đánh giá cao sẽ ít có xu hướng rời bỏ vị trí của họ. Do đó, sự công nhận của nhân viên mang tính xây dựng, tăng thêm giá trị cho nhân viên và công việc của họ, đồng thời hữu ích cho tỷ lệ duy trì sự gắn kết của nhân viên với tổ chức đây cũng chính là cách quản trị nhân sự bạn nên áp dụng mang lại hiệu quả rất lớn.
Không gian làm việc thoải mái
Mỗi ngày dành 8 tiếng hoặc hơn ở văn phòng, nhân viên rất xem trọng không gian làm việc của mình. Vì thế, nếu trang bị một chỗ làm việc đủ tiện nghi, thoải mái và thân thiện sẽ giúp nhân viên của bạn làm việc hiệu quả hơn.
Phúc lợi đầy đủ về sức khỏe
Rào cản giữa nhân viên và doanh nghiệp phần nào bị phá bỏ khi họ được quan tâm ở khía cạnh sức khỏe. Bởi nhu cầu được an toàn là một nhu cầu cơ bản của con người, nếu được đáp ứng, nhân viên có xu hướng gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn. Vì thế, doanh nghiệp có thể chăm sóc sức khỏe cho nhân viên bằng cách:
- Đóng đầy đủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể theo quy định
- Tổ chức các chương trình khám chữa bệnh miễn phí theo định kỳ
- Chế độ chi trả chi phí ăn uống khi nhân làm việc tăng ca
- Chính sách giờ làm việc linh hoạt tùy đặc tính công việc
- Có khu vực cung cấp đồ ăn, nước uống
Thường xuyên training cho nhân viên
Để tạo điều kiện cho nhân viên phát triển hơn, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức training, cung cấp những khóa học đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Có chính sách này, việc gắn kết nhân viên với doanh nghiệp sẽ sâu sắc hơn. Gợi ý những hoạt động giúp nhân viên phát triển bản thân:
- Tổ chức các khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm phục vụ công việc
- Tìm hiểu định hướng phát triển của nhân viên, có kế hoạch giúp đỡ họ phát triển trong sự nghiệp
- Hỗ trợ chi phí để nhân viên tham gia các khóa học khác ngoài doanh nghiệp
- Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên theo định kỳ
- Giao tiếp và lắng nghe với nhân viên thường xuyên
Trở thành người quản lý tốt
Nhiều khảo sát cho thấy rằng, nhân viên có xu hướng gắn kết với công ty lâu dài hơn nếu hài lòng với khả năng dẫn dắt của người quản lý. Bằng việc tạo ra những cảm xúc tích cực, người quản lý sẽ khiến nhân viên của mình có thêm sự nhiệt thành trong công việc.
Với tư cách là người quản lý, bạn có thể làm những điều sau với nhân viên của mình:
- Giao tiếp thường xuyên với nhân viên của mình
- Không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị công việc, quản trị nhân sự
- Tin tưởng và giao việc đúng người cho nhân viên
- Khuyến khích nhân viên đưa ra đánh giá và nhận xét để đôi bên hiểu nhau hơn
- Duy trì tình thần và thái độ tích cực với nhân viên
Thu Trang (T/h)