Hàng trăm tấn sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn Sau Tết, giá sầu riêng giảm mạnh Doanh nghiệp cần làm gì để hạn chế tối đa vi phạm chất vàng O trong sầu riêng? |
![]() |
Sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam vào Đài Loan (Trung Quốc) này sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô đến ngày 30/4/2025 |
Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay, diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam khoảng 169.000ha (vượt hơn 2 lần định hướng quy hoạch đến năm 2030 - khoảng 65.000 - 75.000ha), tỷ lệ sầu riêng cho thu hoạch tương đối cao. Năm 2025, ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu lập mốc kỷ lục mới, tăng 15% so với 2024 lên khoảng 8 tỷ USD. Trong đó, sầu riêng tiếp tục đóng vai trò là lực đẩy chính và vẫn còn dư địa tăng trưởng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu mặt hàng sầu riêng từ đầu năm đến giữa tháng 2/2025 của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khoảng 3.500 tấn, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2024. Trong tháng 1/2025, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 416 triệu USD, giảm 11,3% với tháng trước (tháng 12/2024 đạt 529 triệu USD) và giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2024 (tháng 1/2024 đạt 490 triệu USD). Xuất khẩu đầu năm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với sầu riêng - mặt hàng chủ lực. Nguyên nhân chính được cho là do Trung Quốc tăng cường kiểm định chất lượng với chất vàng O và Cadimi trên sầu riêng.
Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp bổ sung đối với các loại trái cây như sầu riêng, mít, thanh long xuất khẩu vào nước này, không chỉ áp dụng với Việt Nam mà cho tất cả các nước. Quy định mới yêu cầu các lô hàng trái cây trước khi xuất khẩu phải có kết quả phân tích một số hoạt chất mà phía Trung Quốc quan tâm, đồng thời các phòng kiểm nghiệm hoạt chất này phải được phía Trung Quốc công nhận.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, quy định kiểm tra chất vàng O được nước nhập khẩu áp dụng như một biện pháp khẩn cấp để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt sau khi phía Trung Quốc phát hiện chất này trên các lô hàng sầu riêng của Thái Lan. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 9 phòng thí nghiệm kiểm tra chất vàng O, tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn kiểm soát nghiêm ngặt các lô hàng sầu riêng từ Việt Nam. Ngoài yêu cầu các lô hàng sầu riêng phải có thêm giấy kiểm định dư lượng Cadimi và chất vàng O (áp dụng từ ngày 10/01), phía Trung Quốc cũng kiểm tra 100% các lô hàng, nếu đạt chuẩn mới được thông quan. Điều này làm gia tăng thời gian, chi phí của doanh nghiệp.
Trung Quốc tiếp tục siết kiểm tra từ gốc sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam
Mới đây, Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc), cho biết Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Trung Quốc) (TFDA) vừa có công văn gửi các Hiệp hội doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thông báo về việc cơ quan này sẽ gia hạn lệnh tăng cường kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam.
Thông báo của TFDA nêu rõ, để đảm bảo an toàn vệ sinh đối với sản phẩm nhập khẩu, theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Mục 4 của "Quy định về kiểm tra nhập khẩu thực phẩm và các sản phẩm liên quan", Đài Loan sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô đối với sản phẩm mã hàng "0810.60.00.00.7 – sầu riêng tươi" nhập khẩu từ Việt Nam đến 30/4/2025.
Trước đó, tại thông báo số 1132004255B ngày 07/8/2024, TFDA đã ban hành yêu cầu kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam kể từ ngày 12/8/2024 đến ngày 11/02/2025, do trong vòng 6 tháng gần nhất phát hiện 4 lô hàng nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn.
Được biết, việc tăng cường kiểm tra này diễn ra sau bão Gaemi, khi nhu cầu rau xanh tại Đài Loan (Trung Quốc) gia tăng đột biến, buộc nước này phải nhập khẩu nhiều hơn từ Việt Nam để ổn định giá cả trong nước. Vì vậy, TFDA đã kêu gọi các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp chặt chẽ hơn trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cũng theo thông tin do TFDA công bố trên cổng thông điện tử của Cơ quan này, năm 2024, có tổng cộng 8 lô hàng sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan không đạt. Thông báo của tổ chức này cũng cho biết nếu trước khi biện pháp kiểm tra trên hết hiệu lực, sau khi đánh giá thấy cần thiết phải gia hạn thời gian kiểm soát, Đài Loan sẽ công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan này mà không ra thông báo riêng.
TFDA thông tin thêm, theo quy định tại Điều 7 của "Luật quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm", doanh nghiệp thực phẩm phải thực hiện tự quản lý. Nếu thuộc đối tượng phải lập kế hoạch giám sát an toàn thực phẩm và thực hiện kiểm tra, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định và lưu giữ hồ sơ liên quan để đảm bảo sản phẩm nhập khẩu phù hợp với quy định của Luật quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của Đài Loan (Trung Quốc). Nếu phát hiện sản phẩm có nguy cơ gây hại đến vệ sinh và an toàn, doanh nghiệp phải chủ động ngừng bán, thu hồi sản phẩm và thông báo cho cơ quan quản lý địa phương.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhập khẩu hoa quả Đài Loan (Trung Quốc), sầu riêng Việt Nam hiện có chỗ đứng vứng chắc tại Đài Loan (Trung Quốc) do có sức cạnh tranh tốt, có sản lượng lớn, giá cả hợp lý. Đây là cơ hội cho sầu riêng Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì thị phần do người Đài Loan (Trung Quốc) khá ưa thích loại trái cây này trong khi thị trường nội địa không sản xuất được.
Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay các quy định từ phía Trung Quốc đối với vấn đề kiểm dịch sản phẩm ngày một khắt khe hơn, mới đây nhất, cuối năm 2024, Trung Quốc đã yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu cả nước phải có thêm giấy kiểm định chất vàng O. Đây là yêu cầu của thị trường nhập khẩu và các doanh nghiệp phải bắt buộc phải thực hiện đúng quy định bên cạnh các giấy kiểm định hàng rào chất lượng khác. Do đó, muốn trái sầu riêng tiến xa hơn, xuất khẩu đem lại lợi nhuận cho người dân, các doanh nghiệp cần phải có sự nỗ lực, tăng cường hơn nữa các biện pháp đảm bảo chất lượng cho loại cây trồng này từ phía cơ quan quản lý nhà nước, người dân và doanh nghiệp từ khâu chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, kiểm định,... như vậy, trái sầu riêng mới thật sự cho thu nhập cao, bền vững.
Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa doanh nghiệp, các ban ngành và địa phương trong canh tác, thiết lập vùng trồng, liên kết chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, ưu tiên các nội dung như: ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác, thu hái tiên tiến theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, công nghệ số, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu…