Thứ tư 16/07/2025 16:17
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Ông Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam: Số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại

26/08/2022 15:07
“Chúng tôi cho rằng cần chú trọng, xử lý tăng tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp đang hoạt động chứ không phải con số tăng trưởng doanh nghiệp đăng ký”, ông Bình kiến nghị.

Chia sẻ tại Diễn đàn với chủ đề: Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững, bàn về sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân nhìn từ Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, ông Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam cho biết, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có sự chậm lại về số lượng và lao động trong 5 năm từ 2016-2020. Theo đó, số lượng doanh nghiệp đang thực sự hoạt động trong nền kinh tế hiện tăng từ 505.000 doanh nghiệp vào năm 2016 lên khoảng 684.000 doanh nghiệp vào năm 2020.

Ông Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam
Ông Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam.

Như vậy, số lượng tăng lên chỉ 180.000 doanh nghiệp, là khoảng cách khá xa so với số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm, thường ở mức 1,2 – 1,3 triệu doanh nghiệp đăng ký mỗi năm”, ông Bình cho biết.

Cũng theo ông Lê Duy Bình, trong số 684.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì doanh nghiệp tư nhân trong nước là chính, khoảng 660.000 doanh nghiệp, 1.900 doanh nghiệp nhà nước và 22.000 doanh nghiệp FDI.

“Con số này so với là tỷ lệ doanh nghiệp đang thực sự hoạt động ở các quốc gia trong khu vực ASEAN là còn khá xa. Đồng thời, so với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025 là khá xa”, ông Bình nhấn mạnh.

Nhìn vào xu thế tăng trưởng 5 năm vừa qua, ông Bình cũng chia sẻ, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại, cho thấy động lực tăng trưởng chậm lại.

“Chúng tôi cho rằng cần chú trọng, xử lý tăng tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp đang hoạt động chứ không phải con số tăng trưởng doanh nghiệp đăng ký. Chúng ta đã đạt tới giới hạn doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả, do đó, cần quan tâm đối tượng “dự bị” là hộ kinh doanh với các giải pháp khuyến khích cụ thể để họ phát triển thành doanh nghiệp”, ông Bình kiến nghị.

Quy mô của doanh nghiệp tư nhân 5 năm qua cũng là điều đáng ông Bình cho rằng đáng suy nghĩ khi mà quy mô doanh nghiệp tư nhân nhỏ dần trong 5 năm qua. Từ mức trung bình 18 lao động/ doanh nghiệp đã gỉam chỉ còn 13 lao động/ doanh nghiệp, như vậy cho thấy quy mô doanh nghiệp tư nhân chỉ nhỏ bé tương tự hộ gia đình.

Tuy vậy, tỷ trọng tích tụ vốn của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên trong 5 năm qua, từ 53% năm 2016 lên 59% năm 2020. Ông Bình đánh giá, nguồn vốn tăng khá mạnh nhưng quy mô bình quân của doanh nghiệp tư nhân vẫn nhỏ hơn các thành phần kinh tế còn lại như doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài. Quy mô nhỏ bé dẫn tới không tận dụng được lợi thế về quy mô, không tập trung vào đầu tư công nghệ…

Doanh thu của khu vực tư nhân tăng ấn tượng so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI. Nhưng điều này chưa thực sự đáng mừng bởi lợi nhuận không theo đà tăng ấn tượng cho thấy doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn.

5 năm tốc độ đóng góp cho GDP vẫn ở mức khiêm tốn chỉ mức 7,8% năm 2016 lên 9,6% năm 2020, còn xa với mục tiêu tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP, để đến năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65% như mục tiêu của Nghị quyết số 10-NQ/TW. “Điều này cho thấy cần nhiều nỗ lực cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân để rút ngắn khoảng cách với các nước khu vực ASEAN và gần hơn với mục tiêu được đề ra” – ông Lê Duy Bình nhấn mạnh.

P.V

Bài liên quan
Tin bài khác
Những yếu tố nào khiến giá bất động sản khó giảm?

Những yếu tố nào khiến giá bất động sản khó giảm?

Thị trường bất động sản chứng kiến nguồn cung tăng mạnh nhưng giá liên tục thiết lập mặt bằng mới. Các chuyên gia chỉ ra nhiều nguyên nhân sâu xa khiến giá nhà khó giảm.
TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

Sự kết hợp giữa nền tảng sản xuất, chính sách linh hoạt và chất lượng sống cao giúp Hải Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư chiến lược.
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.