Thứ bảy 12/07/2025 10:33
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68-NQ/TW giúp thay đổi tư duy, tạo đà mạnh mẽ giúp các hộ kinh doanh nhỏ vượt qua khó khăn, áp dụng công nghệ để phát triển bền vững, tiến đến trở thành doanh nghiệp kinh doanh bài bản.

Trong hành trình phát triển kinh tế số quốc gia, Nghị quyết 68-NQ/TW đã và đang mở ra một lộ trình rõ ràng, thiết thực nhằm hỗ trợ lực lượng doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể vươn mình thành các chủ thể kinh doanh bài bản và hiện đại. Những chính sách và định hướng cụ thể từ Nghị quyết định hình lại toàn bộ hệ sinh thái doanh nghiệp nhỏ, tạo điều kiện để các hộ kinh doanh chuyển mình, bắt kịp xu thế số hóa.

Ông Mai Quốc Nam - chủ nhà xe Nam Cường, chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập: “Nhiều nhà xe nhỏ chỉ có vài chiếc, chủ yếu quản lý bằng sổ tay và giấy tờ. Không có hệ thống quản lý tài xế, lịch bảo trì hay phần mềm bán vé. Khi tài xế nghỉ đột xuất hoặc xe hỏng giữa đường, chúng tôi rất lúng túng vì không có phương án thay thế. Điều này làm gián đoạn lịch trình, ảnh hưởng đến uy tín và mất đi kha khá khách hàng.”

Nhà xe Nam Cường trở hành khách đi tỉnh tại bến Xe Mỹ Đình (ảnh: Trà Giang)
Nhà xe Nam Cường chở hành khách đi tỉnh tại bến Xe Mỹ Đình

Tình trạng “làm thủ công” là điểm chung của nhiều hộ kinh doanh vận tải. Quản lý rời rạc, thiếu hệ thống và không có sự chuẩn bị cho tình huống phát sinh khiến các đơn vị này khó phát triển, thậm chí tụt hậu trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Những rào cản lớn nhất khiến hộ kinh doanh vận tải chậm áp dụng công nghệ hiện nay được xác định bao gồm: tư duy truyền thống, hạn chế về kiến thức kỹ thuật và khó khăn tài chính. Vậy đâu là giải pháp để tháo gỡ những nút thắt này?

Để tìm câu trả lời, phóng viên DNHN đã có cuộc trao đổi với ông Phan Bá Mạnh — Nhà sáng lập Công ty công nghệ AN VUI, đơn vị tiên phong trong số hóa và xây dựng các giải pháp điều hành tổng thể cho ngành vận tải tại Việt Nam.

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể
Ông Phan Bá Mạnh - Nhà sáng lập Công ty Công nghệ AN VUI

Phóng viên: Theo ông, đâu là những khó khăn phổ biến mà các hộ kinh doanh cá thể thường gặp khi thực hiện số hóa hoạt động? Về phía doanh nghiệp công nghệ, công ty ông đóng vai trò gì trong việc hỗ trợ họ tháo gỡ các rào cản này, từ công cụ, chi phí cho đến kỹ thuật?

Ông Phan Bá Mạnh: Phần lớn các hộ kinh doanh vẫn nghĩ rằng sử dụng phần mềm là tốn kém, phức tạp, thậm chí có thể khiến họ bị quản lý thuế chặt hơn. Trong khi đó, nhiều giải pháp hiện có lại thiết kế cho doanh nghiệp lớn, khiến người kinh doanh nhỏ không thể tiếp cận được. Ba thách thức chính cản trở sự chuyển đổi số của hộ kinh doanh cá thể bao gồm:

Tâm lý ngại thay đổi và lo ngại bị giám sát: Không ít hộ kinh doanh vẫn cảm thấy quen thuộc với việc ghi sổ, giao dịch tiền mặt và quản lý cảm tính. Việc “lên hệ thống” khiến họ sợ bị kiểm soát, nhất là về thuế.

Công cụ hiện có quá phức tạp và đắt đỏ: Các phần mềm thị trường thường đòi hỏi trình độ công nghệ nhất định, cần máy chủ riêng, hoặc có chi phí khởi tạo cao. Điều này không phù hợp với túi tiền và năng lực vận hành của hộ cá thể.

Thiếu đầu tư ban đầu về thiết bị và nhân lực: Ngay cả khi muốn số hóa, nhiều hộ kinh doanh cũng vấp phải rào cản về vốn và nhân sự. Họ không có điều kiện mua thiết bị, cũng không có người rành công nghệ để triển khai.

Để tháo gỡ các khó khăn trên, AN VUI đã xây dựng một hệ sinh thái phần mềm hướng đến nhóm khách hàng đặc biệt này. Các giải pháp được thiết kế tối giản, trực quan, có thể cài đặt và sử dụng ngay trên điện thoại thông minh, không cần hạ tầng phức tạp. Phần mềm điều hành xe, bán vé trực tuyến, thanh toán QR và hóa đơn điện tử được lập trình để “ai cũng dùng được”, ngay cả những người chưa từng tiếp xúc với công nghệ.

Phóng viên: Nếu nhìn rộng hơn, ông kỳ vọng Nghị quyết 68-NQ/TW sẽ tạo ra những thay đổi gì về dài hạn cho cả hệ sinh thái công nghệ và thị trường cho doanh nghiệp nhỏ?

Ông Phan Bá Mạnh: Dưới góc độ một doanh nghiệp công nghệ đang đồng hành với hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể, tôi cho rằng Nghị quyết 68-NQ/TW là một nền móng chiến lược mang tính định hình lại toàn bộ hệ sinh thái doanh nghiệp nhỏ và công nghệ tại Việt Nam trong dài hạn. Trước đây, doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể thường bị xem là “vùng trũng” và ít được quan tâm. Nhưng với Nghị quyết 68-NQ/TW, lần đầu tiên họ được đặt ngang hàng như một lực lượng chính và là một trong những “lực đẩy” phát triển kinh tế số quốc gia.

Về dài hạn thì Nghị quyết này giúp tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ; khuyến khích hàng triệu hộ kinh doanh cá thể "chuyển mình" để trở thành doanh nghiệp. Và công nghệ trở thành nền tảng bắt buộc: Từ bán hàng, thanh toán, đến quản lý vận hành đều được số hóa, buộc các đơn vị dù nhỏ cũng phải thích nghi nếu muốn tồn tại và phát triển. Điều này tạo ra một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm công nghệ “Make in Vietnam”.

Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ hỗ trợ về chính sách, mà còn tạo ra một sự thay đổi toàn diện trong tư duy quản lý và phát triển kinh tế. Theo đó, các hộ kinh doanh nhỏ giờ đây không còn bị xem là “đối tượng cần kiểm soát” mà là lực lượng chủ chốt thúc đẩy nền kinh tế số.

Sự phối hợp giữa Nhà nước (kiến tạo và hậu kiểm), doanh nghiệp nhỏ (ứng dụng công nghệ để lớn mạnh), và các công ty công nghệ (cung cấp giải pháp và dữ liệu) sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả và bền vững.

Với định hướng đúng đắn từ Nghị quyết 68-NQ/TW và sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghệ, tôi tin con đường chuyển đổi số của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang dần trở nên rõ ràng, khả thi và đầy hứa hẹn. Từ những đơn vị nhỏ hoạt động thủ công, các hộ kinh doanh hoàn toàn có thể “lột xác” để trở thành những doanh nghiệp hoạt động bài bản và tư duy quản trị hiện đại sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng bền vững.

Tin bài khác
Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Điều gì khiến VIC tăng kịch trần phiên 10/7, đưa tài sản của ông Phạm Nhật Vượng lập mốc kỷ lục mới?

Tính từ đầu năm, thị giá VIC của Vingroup đã gấp 2,4 lần và nằm trong nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán. Nhờ đó, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng thiết lập mốc kỷ lục mới với 10,9 tỷ USD.
BIC lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn

BIC lọt Top 50 công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa được Forbes Việt Nam công bố là 1 trong 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025; đồng thời là doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận trong nhóm ngành Bảo hiểm.
Ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways

Ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways

Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò Chủ tịch hãng bay nhiệm kỳ 2023-2028, thay thế ông Phan Đình Tuệ đã từ nhiệm trước đó.
Bosch Rexroth và IIC hợp lực kiến tạo nền tảng cho Nhà máy thông minh tại Việt Nam

Bosch Rexroth và IIC hợp lực kiến tạo nền tảng cho Nhà máy thông minh tại Việt Nam

Ngày 9/7/2025, Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0 đang định hình lại ngành sản xuất toàn cầu, Bosch Rexroth Việt Nam đã phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Công nghiệp 4.0 (IIC) tổ chức hội thảo chuyên đề “ctrlX AUTOMATION & Kassow Robots – Nền tảng vững chắc cho Nhà máy thông minh” tại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU), tỉnh Bình Dương (cũ).
"Vua thép" Hòa Phát thiết lập mốc kỷ lục sản lượng bán thép HRC, cổ phiếu "thăng hoa" lên cao nhất 3 năm

"Vua thép" Hòa Phát thiết lập mốc kỷ lục sản lượng bán thép HRC, cổ phiếu "thăng hoa" lên cao nhất 3 năm

Liên tiếp đón nhận nhiều tin vui, cổ phiếu quốc dân HPG lên cao nhất vùng trong 3 năm qua. Qua đó vốn hóa của tập đoàn thép của tỷ phú Trần Đình Long vượt 7 tỷ USD.
Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Innoex: Kết nối thực tiễn doanh nghiệp và công nghệ

Trải qua hơn một thập kỷ đồng hành cùng hệ sinh thái đổi mới, Innoex – sau 02 năm tái định vị đã trở thành nền tảng kết nối thực tiễn giữa doanh nghiệp, công nghệ và tăng trưởng đổi mới tại khu vực.
Xí nghiệp Công trình Giao thông Thủy lợi: Phát triển hạ tầng với trách nhiệm cộng đồng

Xí nghiệp Công trình Giao thông Thủy lợi: Phát triển hạ tầng với trách nhiệm cộng đồng

Trong suốt hơn một thập kỷ qua, Xí nghiệp Công trình Giao thông Thủy lợi đã thực hiện tốt việc gắn kết phát triển hạ tầng với trách nhiệm cộng đồng.
CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

CEO Vinamilk: Cần thể chế đột phá để ngành sữa tăng trưởng hai con số

Bà Mai Kiều Liên cho rằng ngành sữa có dư địa lớn, cần cơ chế hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh đầu tư, nâng năng suất và cải thiện thu nhập để tăng trưởng bền vững.
Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Doanh nhân Đỗ Anh Tú: Từ “linh hồn” của Diana đến cựu Phó Chủ tịch TPBank vướng vòng lao lý

Ông Đỗ Anh Tú từng giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT TPBank nhiệm kỳ 2023–2028 trước khi bất ngờ từ nhiệm toàn bộ chức vụ tại TPBank và Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPS) hồi tháng 3/2025.
Bamboo Airways bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, tiệm cận điểm hòa vốn năm 2025

Bamboo Airways bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, tiệm cận điểm hòa vốn năm 2025

Tại sự kiện ĐHĐCĐ bất thường năm 2025, các cổ đông của Bamboo Airways đã thống nhất bầu bổ sung các thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát mới nhiệm kỳ 2023 – 2028.
Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Doanh nghiệp địa ốc lấn sân bất động sản công nghiệp

Một số doanh nghiệp địa ốc như Nhà Khang Điền, Hodeco hay Gilimex đã chủ động mở rộng sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp – một phân khúc được đánh giá là giàu tiềm năng trong trung và dài hạn nhờ dòng tiền cho thuê ổn định.
Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX mở công ty con chuyên tư vấn đầu tư, vốn điều lệ 100 tỷ đồng

Tập đoàn GELEX (mã: GEX) vừa phê duyệt nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con mới mang tên Công ty TNHH Đầu tư GELEX, với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng.
Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Phát triển logistics xanh, “chìa khóa” để Cảng quốc tế Long An tăng tính cạnh tranh toàn cầu

Khẳng định năng lực quốc tế, cam kết phát triển xanh và bền vững, đồng hành cùng chiến lược toàn cầu, Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại triển lãm và hội nghị ASEAN Ports & Logistics 2025.
Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Bầu Đức sắp đổi vận nhờ heo và chuối, HAGL sắp tất toán nợ

Chiến lược nông nghiệp "heo ăn chuối" đang giúp HAGL của bầu Đức tiến gần hơn đến mục tiêu tất toán nợ. Dòng tiền mạnh mẽ từ hai ngành chủ lực này mở ra chương mới cho tập đoàn.
BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Phát huy vai trò của một định chế tài chính hàng đầu đất nước với năng lực công nghệ và chuyển đổi số mạnh mẽ, BIDV sẽ phối hợp triển khai 4 hoạt động hợp tác lớn với Trung tâm Dữ liệu quốc gia - Bộ Công an.