Nghệ An: Từng bước hình thành doanh nghiệp số, công dân số trong xây dựng chính quyền số
- 7
- Tiêu điểm
- 19:48 24/09/2021
DNHN - Đó là một trong những nội dung trọng tâm của Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Nghệ An vừa được UBND tỉnh này ban hành…
Theo đó, Kế hoạch trên được UBND tỉnh Nghệ An ban hành nhằm hướng đến mục tiêu: Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc địa giới hành chính; thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, thay đổi cách thức quản trị hành chính từ truyền thống sang hiện đại, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An khai trương Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh vào ngày 14/10/2020.
Nhằm đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các sở, ngành, các địa phương thực hiện việc số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính với quá trình tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã (Bộ phận Một cửa) tạo cơ sở hình thành dữ liệu sống, sạch, đủ và chính xác. Phấn đấu đến năm 2022 sẽ hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 50% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, 40% đối với UBND cấp huyện, 30% UBND cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Tổ chức triển khai: Quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; 50% Bộ phận Một cửa cấp huyện và 30% Bộ phận Một cửa cấp xã. Tối thiểu 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu.

Chuyển đổi số - Cuộc cách mạng toàn dân.
Đến giai đoạn từ năm 2023 -2025, tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được giải quyết thành công trong mỗi năm tăng thêm 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã theo tỷ lệ tăng mỗi năm tối thiểu 30% cho đến khi đạt 100%, trừ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được các cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ. Tăng tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận. Tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử. 100% hồ sơ thủ tục hành chính đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa một số công việc trong quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính nhằm tăng năng suất lao động trung bình trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống trung bình còn tối đa 15 phút/01 lượt giao dịch. Thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/01 hồ sơ vào năm 2025. Điện tử hóa việc giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính làm cơ sở đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức công khai, minh bạch, hiệu quả.

Hiện thực hoá khát vọng chuyển đổi số.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đổi mới tổ chức quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc đơn giản hoá trong chuẩn bị, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Mở rộng việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Nâng cao tính chủ động trong đổi mới, hiệu quả, năng suất lao động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận Một cửa các cấp. Đổi mới việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian thực trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận Một cửa các cấp trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông bảo đảm đủ năng lực, trình độ, kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này và theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện. Kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo đối với các nội dung khó khăn, vướng mắc. Các sở, ngành, địa phương chủ động tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu được giao tại Kế hoạch này. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2025, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng tiến độ.
Văn Cương
Bài liên quan
#chính quyền số

Hà Tĩnh thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số
Ban chỉ đạo Chuyển đổi số do ông Võ Trọng Hải – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh làm Trưởng ban. Ngoài lãnh đạo Ban, còn có 15 thành viên thuộc các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh…

TP Hà Nội: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số
Sáng 20/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số thành phố chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Đọc thêm Tiêu điểm
Quảng Nam: Sáp nhập Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh, làm cơ sơ xây dựng và phát triển đô thị loại I
Chiều 15/8, ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Lê Văn Dũng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy và ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các thành viên Ban chỉ đạo, các tổ giúp việc về xây dựng và phát triển đô thị loại I thuộc tỉnh.
Việt Nam - Vương quốc Anh đối thoại tháo gỡ khó khăn về di cư và xuất nhập cảnh
Đối thoại “Di cư và xuất nhập cảnh Vương quốc Anh – Việt Nam” lần thứ nhất đã diễn ra ngày 15/8 tại Hà Nội nhằm tháo gỡ khó khăn, cải thiện hợp tác di cư và xuất nhập cảnh, trong bối cảnh người Việt khi sang Anh bất hợp pháp có nguy cơ bị bóc lột.
Đón chờ sự kiện Diễn đàn quốc gia thường niên Văn hóa với Doanh nghiệp năm 2022
Sáng ngày 15/8, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo về Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ hai năm 2022 với chủ đề “Chấn hưng Văn hóa - nền tảng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững”
Thống đốc NHNN: Hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu bán kèm sản phẩm
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng cũng không yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Quán Hành – Điểm sáng bảo vệ môi trường trên hành trình xây dựng đô thị văn minh, hiện đại
Trong những năm qua, thị trấn Quán Hành (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp cải thiện môi trường. Nhờ vậy, Quán Hành đã gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường…
Luật Khám chữa bệnh cần tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc của ngành Y tế
Chiều 12/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự tọa đàm về dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Giải ngân vốn vay cho nhà ở xã hội gặp khó
Trước những vướng mắc về việc xét duyệt hồ sơ giải ngân vốn vay ưu đãi phát triển NƠXH, tại công văn số 2464/BXD-QLN mới đây gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, tổng hợp và thông báo đến các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước bảo đảm đúng quy định.
Nghệ An: Giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức bình quân chung của cả nước
Tính đến 31/7/2022, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An mới đạt 32,26%, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Đẩy nhanh đầu tư công phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế
Nhiều ý kiến của chuyên gia, lãnh đạo bộ ngành về giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp đã được nêu lên tại Diễn đàn "Khu công nghiệp Việt Nam - 2022: Khơi thông dòng vốn đầu tư mới" diễn ra sáng 11/8 tại TP.HCM.
Chính phủ, Thủ tướng luôn đồng hành, chia sẻ, lắng nghe doanh nghiệp để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
Kết luận Hội nghị với doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các yếu tố nền tảng cần duy trì và củng cố vững chắc, những nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn và cả lâu dài để cộng đồng doanh nghiệp vững bước vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động thích ứng, phát triển bền vững, ngày càng lớn mạnh, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.