Thứ sáu 10/01/2025 22:03
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Ngàn tỷ tiền thuế 'treo trên đầu', sửa ngay gỡ khó cho doanh nghiệp

12/10/2020 00:00
Nghị định 20, Sau nhiều tiếng kêu của doanh nghiệp, phân tích của chuyên gia, quy định khống chế chi phí lãi vay được trừ sẽ được sửa đổi. Nhưng sửa như thế nào để phù hợp với tình hình doanh nghiệp trong nước là điều cần bàn.

Nâng mức áp trần lên 30%

Đây là đề xuất sau cuộc họp do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì ngày 29/11 vừa qua về việc sửa đổi quy định áp mức chi phí lãi vay vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp (DN) để nộp thuế theo Nghị định số 20 của Chính phủ.

Tại cuộc họp, các chuyên gia đã xoáy thẳng vào điểm gây tranh cãi nhất từ 2017 đến nay liên quan đến Khoản 3, điều 8 của nghị định là: “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế”.

Ngàn tỷ tiền thuế 'treo trên đầu', sửa ngay gỡ khó cho doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng bởi quy định khống chế lãi vay tại Nghị định 20

Mặc dù mục tiêu của quy định này nhằm chống chuyển giá nhưng Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cũng thừa nhận Khoản 3, điều 8 đang tồn tại bất cập. Đó là phạm vi đối tượng áp dụng cho tất cả đơn vị có giao dịch liên kết; gây khó cho các hoạt động của doanh nghiệp trung chuyển vốn vay, cho vay lại hay việc vay nợ giữa công ty con với công ty mẹ trong cùng một tập đoàn, tổng công ty ở trong nước. Ngoài ra, mức áp trần chi phí phí lãi vay từ 20% là “sợi dây vô hình” trói chặt sự phát triển của doanh nghiệp.

Do đó, các ý kiến đều đồng thuận nên nâng mức áp trần chi phí phí lãi vay từ 20% lên 30%, kèm theo điều kiện loại trừ một số trường hợp và cho phép hạch toán chi phí lãi vay vào số lỗ được chuyển giao theo quy định pháp luật về thuế thu nhập DN.

Tránh đánh thuế chồng thuế

Bên cạnh việc nâng mức áp trần chi phí lãi vay, các chuyên gia còn đưa thêm các giải pháp đồng bộ khác để đảm bảo gỡ khó cho doanh nghiệp.

Đầu tiên là việc tránh thuế đánh thuế 2 lần. Hiện bên cho vay phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ lãi tiền vay, trong khi bên đi vay cũng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với chi phí tiền vay vượt mức khống chế. Ông Nguyễn Việt Anh, chuyên gia Thuế cao cấp của Ngân hàng Thế giới đề xuất chỉ nên đánh thuế dựa trên phần chi phí lãi vay thuần (chi phí lãi vay trừ đi thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay).

Việc này không chỉ giải quyết vấn đề thuế chồng thuế mà theo ông Việt Anh - còn đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về việc những doanh nghiệp khởi nghiệp và các dự án phát sinh lỗ trong những năm đầu nhưng tổng thể là có lợi nhuận không được khấu trừ chi phí lãi vay trong giai đoạn phát sinh lỗ - đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng có thể cho phép các doanh nghiệp được chuyển phần chi phí lãi vay chưa được khấu trừ vào các năm tiếp theo.

Thực tế, đề xuất này không mới. Năm 2017, ngay khi Nghị định 20 ra đời, trao đổi với PV VietNamNet, bà Hương Vũ, Phó Tổng Giám đốc Ernst&Young Việt Nam cũng đã đề nghị Bộ Tài chính xem xét cho phép daonh nghiệp chuyển sang kỳ sau chi phí lãi vay bị loại vì vượt quá mức khống chế. Thời gian chuyển có thể xem xét là 5 năm kể từ sau kỳ bị loại, phù hợp với kỳ chuyển lỗ.

“Tôi tin tưởng rằng nếu những thay đổi này được áp dụng sẽ giúp giải quyết những vướng mắc hợp lý của doanh nghiệp trong khi vẫn duy trì được bản chất của quy định hạn chế lãi vay trong việc giúp Việt Nam bảo vệ cơ sở thuế quan trọng của mình”, ông Nguyễn Việt Anh chia sẻ.

Ngàn tỷ tiền thuế 'treo trên đầu', sửa ngay gỡ khó cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi quy định khống chế chi phí lãi vay.

Sẽ cho hồi tố về 2017?

Trình bày tại Hội nghị đối thoại về chính sách thuế và hải quan do Bộ Tài chính và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức 28/11 tại TP.HCM, đại diện Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Phước (Bigimexco) cho biết, Nghị định 20 về giao dịch liên kết ban hành năm 2017 đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Do vậy, Bigimexco kiến nghị Chính phủ xem xét lại để điều chỉnh nội dung của khoản 3, điều 8, Nghị định 20 cho hợp lý, hợp pháp, hợp tình và có quy định hồi tố, hoàn trả lại số tiền thuế truy thu do cách tính áp đặt này gây ra.

Đồng quan điểm, một chuyên gia khác cho rằng: Nếu sửa quy định này thì thời điểm áp dụng cần hồi tố về thời điểm 2017 khi ban hành Nghị định, vì riêng tiền thuế 2017 và 2018 cũng khiến doanh nghiệp “sống dở chết dở”. Phương pháp có thể cho khấu trừ dần vào tiền thuế phải nộp hàng năm.

Các doanh nghiệp hy vọng rằng với việc ngành Thuế đang lấy ý kiến doanh nghiệp để sửa đổi, Nghị định 20 sẽ không còn là một “nút thắt” hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp không điều chỉnh được hết các đề xuất nêu trên thì doanh nghiệp cũng mong muốn – chí ít, Bộ Tài chính phải cho “hồi tố” việc đánh thuế dựa trên phần chi phí lãi vay thuần để đảm bảo không bị thuế chồng thuế và chuẩn theo thông lệ quốc tế.

Cần đảm kịp thời gian quyết toán thuế năm 2019

Kết luận Hội nghị ngày 29/11, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo Bộ Tài chính trình Chính phủ và Thủ tướng để sửa đổi Nghị định 20 theo quy trình rút gọn, đồng thời bảo đảm kịp thời gian quyết toán thuế năm 2019.

Hoài Nam

Tin bài khác
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Năm 2024, Lào đã xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Vientine (Lào).
Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Năm 2024, ngành Hải quan không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ qua các thành tựu trong thu ngân sách, đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao vị thế của ngành Hải quan trên trường quốc tế mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững trong nước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

Với những động lực mạnh mẽ được chuyển tiếp từ năm 2024, UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7% trong năm 2025.
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 được nhóm phân tích của SSI Research dự báo chủ yếu đến từ đầu tư và sản xuất, thay vì tiêu dùng trong ngắn hạn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động, Chính phủ Việt Nam quyết định áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Trong một bước tiến quan trọng nhằm củng cố hệ thống giao thông đường bộ quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 12/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050. Điểm nổi bật của quyết định này là việc bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực cực Nam của Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Chiều ngày 8/1/2025, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã trả lời các câu hỏi của báo chí về triển vọng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) cho rằng, diễn đàn Kinh tế Việt Nam mùa Xuân 2025 đã thành công với nhiều giải pháp đột phá từ các chuyên gia, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính có thể đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 nếu CPI tăng trên 20%, giúp giảm áp lực cho người nộp thuế trong năm 2025.
Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực, với điểm nổi bật là giảm chu kỳ điều chỉnh giá từ 3 tháng xuống còn 2 tháng. Đây là bước tiến mới hướng tới việc điều tiết giá điện linh hoạt hơn, đảm bảo tính thị trường và công bằng giữa các đối tượng chịu tác động.
Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Đây là thông tin ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7/1.
Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Tại họp báo thường kỳ quý IV/2024 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội, bà Mai Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Theo sát chỉ số CPI để xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh

Nếu chỉ số CPI biến động lớn thì có thể tại kỳ họp 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 10/2025 sẽ có nội dung nghị quyết liên quan tới giảm trừ gia cảnh.