Thứ năm 29/05/2025 16:35
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Doanh nghiệp chân chính chật vật giữa thị trường thực phẩm bẩn và hàng giả tràn lan

Chất lượng đi liền với gian nan, trong khi hàng giả, thực phẩm bẩn dễ dàng tung ra thị trường, doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc lại chịu muôn vàn áp lực cạnh tranh không lành mạnh.
Lãnh đạo tỉnh Bình Phước làm việc với doanh nghiệp đầu tư TRỰC TIẾP: Tọa đàm Bảo vệ thương hiệu trong thế giới thương mại nhiều biến số

Tại Tọa đàm “Bảo vệ thương hiệu trong thế giới thương mại nhiều biến số” diễn ra ngày 28/5/2025 do Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập tổ chức, bà Nguyễn Thị Bính – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dịch vụ Nguyễn Bính – đã thẳng thắn chia sẻ về những thách thức thực tế mà doanh nghiệp đang đối mặt. Trong đó, nỗi lo lớn nhất là tình trạng thực phẩm bẩn và hàng giả tràn lan, đang từng ngày bào mòn lòng tin của người tiêu dùng và đẩy các doanh nghiệp làm ăn chân chính vào thế khó.

Doanh nghiệp chân chính chật vật giữa thị trường thực phẩm bẩn và hàng giả tràn lan
Bà Nguyễn Thị Bính – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dịch vụ Nguyễn Bính

Bà Bính cho biết, thực phẩm không đảm bảo chất lượng đang trà trộn khắp nơi, từ bữa cơm gia đình đến nhà hàng, khách sạn. Trong khi đó, các sản phẩm này thường được sản xuất với quy trình rút gọn, chi phí thấp, khiến cho hàng thật, hàng chất lượng cao bị đẩy vào tình thế cạnh tranh bất công. “Chúng tôi đầu tư nghiêm túc, tuân thủ quy trình sản xuất chặt chẽ, mất nhiều nguyên liệu, chi phí cao. Nhưng khi đưa sản phẩm ra thị trường thì phải cạnh tranh với hàng nhái, hàng kém chất lượng được sản xuất hàng loạt với giá rẻ. Làm sao chúng tôi sống nổi nếu không có sự bảo vệ?” – bà Bính chia sẻ.

Một trong những điều bà Bính đặc biệt nhấn mạnh là sự cần thiết phải bảo vệ và phát triển các doanh nghiệp làm sản phẩm truyền thống. Những sản phẩm như bún, phở, bánh đa… vốn là niềm tự hào ẩm thực của Việt Nam, nhưng nay đang bị pha tạp, làm giả, thậm chí sử dụng phụ gia độc hại, khiến người tiêu dùng hoang mang, mất phương hướng.

Trong khi đó, doanh nghiệp làm ăn tử tế lại chật vật vì thiếu vốn đầu tư công nghệ, khó tiếp cận nguồn lực tài chính, và phải tuân thủ quy trình khắt khe về chất lượng. Bà Bính kiến nghị nhà nước cần có những chính sách cụ thể để tiếp sức cho khu vực doanh nghiệp truyền thống, từ hỗ trợ vốn, đào tạo nhân lực đến kiểm soát thị trường minh bạch, đồng thời xử lý mạnh tay với các đối tượng làm hàng nhái, hàng bẩn, để lập lại công bằng cho thị trường.

Bà cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với các chiến dịch chống thực phẩm bẩn, chống hàng giả thời gian qua, coi đó là tín hiệu tích cực với cộng đồng doanh nghiệp chân chính. “Chúng tôi rất mừng khi thấy các vụ vi phạm được đưa ra ánh sáng. Đó là tín hiệu cho thấy ai làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm,” bà nói.

Không chỉ khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng giả, bà Bính còn chỉ ra nhiều doanh nghiệp còn đang mắc kẹt trong bài toán vốn đầu tư công nghệ. Dù muốn nâng cấp quy trình sản xuất, cải tiến chất lượng, nhưng thiếu vốn khiến các doanh nghiệp bị bó tay. Bà đề xuất các cơ quan nhà nước cần có chính sách ưu đãi tín dụng phù hợp để doanh nghiệp sản xuất sạch, làm ăn đúng luật có cơ hội lớn mạnh.

Doanh nghiệp chân chính chật vật giữa thị trường thực phẩm bẩn và hàng giả tràn lan
Bà Nguyễn Thị Bính cho rằng thực phẩm bẩn là một vấn đề nhức nhối trên thị trường hiện nay. (Ảnh: Phan Chính)

Ngoài ra, vấn đề nhân sự cũng đang là điểm nghẽn. Bà phản ánh thực trạng một số lao động sau khi được đào tạo tại doanh nghiệp thì lại nhanh chóng nhảy việc sang nơi khác hoặc tự mở cơ sở nhái sản phẩm, gây thiệt hại cả về kinh tế lẫn thương hiệu. Vì thế, bà đề xuất cần có quy định rõ ràng, thắt chặt kỷ luật lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, tránh để công sức đào tạo rơi vào tay những đơn vị cạnh tranh không lành mạnh.

Một điểm quan trọng khác bà Bính đề cập là chính sách thuế. Theo bà, cơ quan thuế cần có sự linh hoạt trong cách áp dụng, không nên đưa ra ngưỡng doanh thu cố định quá cao mới bắt đầu tính thuế. “Thuế là nghĩa vụ, nhưng cũng cần hợp lý để doanh nghiệp vừa và nhỏ không bị bóp nghẹt ngay từ khi mới khởi nghiệp,” bà đề nghị.

Từ những chia sẻ của bà Nguyễn Thị Bính, có thể thấy bức tranh toàn cảnh mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt đầy chông gai. Trong khi thị trường liên tục biến động thì những doanh nghiệp tâm huyết, đặt chất lượng và đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu lại gặp muôn vàn khó khăn. Để thương hiệu Việt Nam có thể lớn mạnh rất cần một hệ sinh thái bảo vệ cho những doanh nghiệp tử tế, bao gồm luật pháp nghiêm minh, chính sách hỗ trợ thực chất, và sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng.

Tin bài khác
VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

Dù có lúc chạm ngưỡng 1.348 điểm trong phiên sáng, VN-Index vẫn không thể giữ vững phong độ, kết phiên đảo chiều giảm điểm. Sự suy yếu lan rộng ở nhóm vốn hóa lớn.
Sầu riêng được “mở luồng xanh” sang Trung Quốc sau nhiều tháng ách tắc

Sầu riêng được “mở luồng xanh” sang Trung Quốc sau nhiều tháng ách tắc

Sau nhiều tháng vướng mắc khiến xuất khẩu chững lại, cuối tháng 5/2025, Trung Quốc chính thức phối hợp tháo gỡ rào cản kỹ thuật với nông sản Việt Nam, trong đó sầu riêng là trọng tâm. Cùng lúc, hải quan Việt Nam yêu cầu ưu tiên thông quan mặt hàng này tại các cửa khẩu lớn, tạo cú hích giải tỏa áp lực mùa vụ tại Tây Nguyên và Nam Bộ.
Big Group Holdings chi cổ tức 6%, tập trung bốn lĩnh vực chiến lược

Big Group Holdings chi cổ tức 6%, tập trung bốn lĩnh vực chiến lược

Chia cổ tức 6% bằng cổ phiếu, Big Group Holdings ghi dấu bước tiến tài chính, định hướng bốn mũi nhọn: Bất động sản, thương mại, tài chính và công nghệ.
Lợi nhuận công ty mẹ Temu giảm gần 50% do căng thẳng thương mại

Lợi nhuận công ty mẹ Temu giảm gần 50% do căng thẳng thương mại

PDD Holdings, công ty mẹ của Temu, báo lãi quý I/2025 giảm 47% do Mỹ xóa bỏ ưu đãi thuế “de minimis”, đẩy mô hình bán hàng giá rẻ xuyên biên giới vào thế khó.
Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long là doanh nghiệp bất động sản hiếm hoi chia cổ tức tiền mặt giữa bối cảnh thị trường nhiều biến động. Gia đình Chủ tịch có thể nhận về khoảng 21 tỷ đồng.
Thúc đẩy kỹ năng số: Mở rộng không gian thị trường mới

Thúc đẩy kỹ năng số: Mở rộng không gian thị trường mới

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà là yêu cầu sống còn. Đã đến lúc doanh nghiệp, địa phương cần trang bị kỹ năng số để bắt kịp xu thế và mở rộng thị trường, nhất là những địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Vinatex kêu gọi chủ động trước rủi ro thuế quan cuối năm

Vinatex kêu gọi chủ động trước rủi ro thuế quan cuối năm

Ngành dệt may Việt Nam ghi nhận tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2025 với kim ngạch xuất khẩu tăng 11%. Vinatex kêu gọi tối ưu lợi nhuận và chủ động trước rủi ro thuế quan cuối năm.
Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Cổ tức tiền mặt của TVH đạt 4,100 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi lên sàn UPCoM, nối dài ba năm tăng liên tiếp tăng cổ tức cao kỷ lục.
Giảm giá tới 34%: BYD đang gây chấn động trên thị trường xe điện

Giảm giá tới 34%: BYD đang gây chấn động trên thị trường xe điện

BYD gây chấn động khi giảm giá tới 34% cho xe của hãng, làm bùng nổ “cuộc chiến giá cả” và kéo cổ phiếu nhiều hãng xe điện Trung Quốc lao dốc mạnh trong phiên 26/5.
VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index giằng co tại vùng đỉnh cũ khi thiếu vắng động lực bứt phá. Nhà đầu tư cần thận trọng, chọn lọc cổ phiếu có nền tảng giữa lúc thị trường phân hóa mạnh.
Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group

Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group

Masan Group cho biết đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới với động lực vẫn đến từ ngành bán lẻ thông qua qua công ty thành viên Masan Consumer Holdings. Một vấn đề cấp thiết là tập đoàn đang nỗ lực giảm tỷ lệ vay nợ/vốn chủ sở hữu, đưa về mức an toàn và tinh gọn lại bộ máy, đơn giản hóa cấu trúc tập đoàn.
Đắk Lắk trước bài toán phát triển bền vững ngành trái cây “tỷ đô”

Đắk Lắk trước bài toán phát triển bền vững ngành trái cây “tỷ đô”

Sầu riêng đã vươn lên thành mặt hàng tỷ đô của nông nghiệp Việt Nam chỉ sau chưa đầy một thập kỷ. Tuy nhiên, phía sau tốc độ tăng trưởng ấn tượng là những áp lực ngày càng lớn về kiểm soát chất lượng, chuỗi cung ứng và tiêu chuẩn kiểm dịch, đặc biệt tại Đắk Lắk, vùng sản xuất trọng điểm của Tây Nguyên.
Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không hợp thức hóa sai phạm, chấp nhận "mất học phí" để xử lý hàng nghìn dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Tập đoàn dược phẩm Livzon (Trung Quốc) dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại 64,81% cổ phần Imexpharm từ các nhà đầu tư lớn, mở ra một bước chuyển quan trọng trên thị trường dược phẩm Việt Nam.
Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Employees Provident Fund Board (EPF) – quỹ hưu trí lớn từ Malaysia – chính thức trở thành cổ đông lớn tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) khi nắm giữ hơn 45,6 triệu cổ phiếu, chiếm 1,021% vốn điều lệ.