Thứ tư 02/04/2025 10:09
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Luật sư Trương Thanh Đức: Cần phải xây dựng một luật chung về xử lý nợ xấu

16/06/2023 10:16
Theo Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC đề xuất, trong dài hạn, cơ quan quản lý cần xây dựng một luật chung về xử lý nợ xấu.
Ảnh minh họa
Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC

Việc thực hiện Nghị quyết số 42 đã tác động thế nào đến công tác xử lý nợ xấu thưa ông?

LS Trương Thanh Đức: Nghị quyết 42 ra đời cách đây 6 năm với cơ chế thí điểm mục tiêu là để tạo cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết nợ xấu tồn đọng ở mức cao. Và thực tiễn triển khai cho thấy nợ xấu đã giảm rất nhanh. Tác động quan trọng nhất của Nghị quyết 42 là đã tăng cường trách nhiệm trả nợ của người đi vay, qua đó tăng tính tuân thủ trong hoạt động đi vay và cho vay, đã vay vốn thì phải có trách nhiệm trả nợ. Có thể khẳng định, việc thực hiện Nghị quyết số 42 đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.

Tuy nhiên, dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Đơn cử như việc áp dụng thủ tục rút gọn tại tòa án theo Nghị quyết 42 gần như chưa triển khai được. Đặc biệt là chưa có cơ chế pháp lý cần thiết để xử lý nợ xấu cho tất cả các doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Điều này khiến nợ xấu không được xử lý một cách tổng thể, toàn diện.

Với thực trạng hiện nay, muốn không để nợ xấu tiếp tục đi thì buộc phải có cơ chế pháp lý đặc thù, cụ thể, rõ ràng. Việc ban hành Nghị quyết 42 là cần thiết nhưng theo tôi, chỉ là “giải pháp chữa cháy”.

Nghị quyết 42 của Quốc hội hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023. Để không tạo khoảng trống pháp lý về hoạt động xử lý nợ xấu, tại dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) để trình Quốc hội kỳ họp lần này có đề xuất luật hoá các quy định về xử lý nợ xấu của Nghị quyết 42. Ông nhận định thế nào về đề xuất này?

LS Trương Thanh Đức:Tại dự thảo, NHNN đã bổ sung thêm 1 chương quy định về xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm. Thực tế, việc đưa Nghị quyết 42 vào Luật Các TCTD sẽ rất tốt, cho ngành Ngân hàng, nhưng cũng vẫn chỉ là giải pháp thiếu toàn diện. Nhìn trong trung hạn, hợp lý nhất là phải xây dựng 1 luật chung để xử lý nợ xấu của nền kinh tế, trong đó trọng điểm là nợ xấu của các TCTD. Còn trước mắt cần xem xét bổ sung 1 quy định mở rộng phạm vi áp dụng chương xử lý nợ xấu cho cả nền kinh tế. Nếu không được như vậy, thì ít nhất cũng cần có quy định cho phép người mua nợ kèm theo tài sản bảo đảm của TCTD được kế thừa 2 quyền đặc biệt quan trọng là tiếp tục được quyền thu giữ tài sản bảo đảm và tiếp tục được nhận thế chấp quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, rộng hơn là được nhận thế chấp bất động sản đối với các công ty mua bán nợ của nước ngoài. Việc tiếp tục cho phép người mua nợ được nhận thế chấp quyền sử dụng đất của tổ chức cần được quy định trong Luật Đất đai 2023. Việc này không chỉ tạo điều kiện cho thị trường xử lý nợ xấu nói chung mà còn ảnh hưởng quan trọng đến việc xử lý nợ xấu của các TCTD.

Tại phiên thảo luận của Quốc hội, nhiều ý kiến đồng tình việc xem xét thông qua dự thảo Luật TCTD sửa đổi trong hai kỳ họp và cũng có một số đại biểu cho rằng nên thông qua trong 3 kỳ họp. Quan điểm của ông đối với vấn đề này như thế nào?

LS Trương Thanh Đức: Nghị quyết 42 được gia hạn đến ngày 31/12/2023, nên nếu để dự thảo Luật đến 3 kỳ thì sẽ tạo khoảng trống pháp lý về xử lý nợ xấu đối với hoạt động ngân hàng. Tôi cho rằng, cơ quan soạn thảo sau khi tiếp thu tối đa các ý kiến của đại biểu Quốc hội, cần sớm hoàn thiện Dự thảo Luật để được thông qua ở kỳ họp tới. Đây là giai đoạn nền kinh tế trong nước chịu tác động không nhỏ từ diễn biến bất lợi của tình hình chính trị, kinh tế thế giới; tiêu dùng và xuất khẩu sút giảm, đơn đặt hàng giảm thấp, nhất là ở các thị trường lớn; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ngày càng tăng.

Trước bối cảnh đó, các ngân hàng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chất lượng tài sản suy giảm, nợ xấu tiềm ẩn gia tăng. Trong khi, việc xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ của các ngân hàng vẫn đang gặp nhiều vướng mắc. Trong thời gian qua, không chỉ nợ xấu cao mà còn bùng lên hiện tượng “bùng nợ” nên càng cần phải có cơ chế xử lý đủ mạnh. Cần phải xác định rõ, nợ xấu không phải là sở hữu của ngân hàng, mà là của doanh nghiệp, của người đi vay và của cả nền kinh tế. Do đó, xử lý nợ xấu không phải là việc giúp đỡ, hỗ trợ hay ưu ái, dành đặc ân cho một số người xấu, một nhóm doanh nghiệp xấu và một vài ngân hàng xấu. Vì vậy, việc làm cho nợ xấu tốt lên là vì cái chung, vì doanh nghiệp và vì cả nền kinh tế.

Có thể thấy hoạt động xử lý nợ xấu đầy thách thức và để đạt được kết quả, đòi hỏi phải tạo hành lang pháp lý đồng bộ, mang tính đột phá và thực tiễn.

(Theo Thời Báo Ngân Hàng)

Bài liên quan
Tin bài khác
Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang đứng trước áp lực phải thích ứng nhanh chóng để không bị bỏ lại phía sau. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Ren Varma – Giám đốc ACCA khu vực Đông Nam Á Lục địa cho biết việc tiếp cận các chuẩn mực ESG và nâng cao năng lực kế toán không chỉ là xu hướng mà là chiến lược sống còn giúp DNNVV tăng khả năng chống chịu, thu hút nguồn lực và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo diễn ra sáng ngày 1/4, TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ rõ những khó khăn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các tiêu chí xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế và đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển thành trung tâm tài chính khu vực, vượt qua khó khăn về vốn và cơ sở hạ tầng.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng tiềm năng và tối đa hóa nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tê Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và thay đổi tư duy để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam vào năm 2045.
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TheoTS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV các nhà đầu tư Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tận dụng các cơ hội trong bối cảnh khó khăn.
Thị trường chứng khoán năm 2025 -  Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Thị trường chứng khoán năm 2025 - Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Theo Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng Ban Phát triển Thị trường Chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với mục tiêu nâng hạng và thu hút vốn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới tương lai đầy hứa hẹn. Cải cách, công nghệ và sản phẩm mới là chìa khóa thành công.
GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Tập đoàn lớn cần dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tập đoàn kinh tế lớn trong nước cũng cần đóng vai trò dẫn dắt trong việc hợp tác và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy kinh tế thị trường là yếu tốt quyết định

Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục thực hiện những cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, như TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn - Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh trên KTSG Online, sự phát triển này không thể thiếu tư duy kinh tế thị trường. Nếu thiếu tư duy kinh tế thị trường đúng đắn, kinh tế tư nhân không chỉ bị kìm hãm mà còn có thể gây ra những bất ổn kéo dài.