Thứ năm 14/11/2024 22:19
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Luật Điện lực (sửa đổi): Đáp ứng đòi hỏi bức thiết của thực tiễn

11/11/2024 11:04
Luật Điện lực đã ban hành được 20 năm, có 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều, song thực tiễn đang đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi một cách toàn diện để phù hợp với luật trong lĩnh vực năng lượng nói chung.
aa
Đề xuất các điều chỉnh quan trọng trong Dự thảo Luật Điện lực (Sửa đổi) Điện lực miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi Bộ Công Thương đề xuất xem xét, thông qua Luật Điện lực theo quy trình 1 kỳ họp

Luật Điện lực đã ban hành được 20 năm, có 4 lần sửa đổi, bổ sung một số điều song thực tiễn đang đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi một cách toàn diện để phù hợp với luật trong lĩnh vực năng lượng nói chung, đặc biệt là điện giữa Việt Nam với thế giới và khu vực.

Năng lượng cần đi trước một bước bởi vậy Việt Nam cần chủ động có chính sách thu hút các nguồn đầu tư vào năng lượng
Năng lượng cần đi trước một bước, bởi vậy Việt Nam cần chủ động có chính sách thu hút các nguồn đầu tư vào năng lượng.

Luật Điện lực (sửa đổi) đang được trình ra kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đã đến lúc phải luật hóa, thể chế các chủ trương, chính sách của Đảng và luật hóa những quy định dưới luật về phát triển năng lượng đã vận hành trong nhiều năm qua dưới hình thức Nghị định, Thông tư.

“Nếu như chúng ta không kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi thì chắc chắn không có nhà đầu tư vào và không thể nào đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho đất nước” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Theo tính toán của các chuyên gia, từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 14 - 16 tỷ USD/năm, tương đương mức khoảng 320.000 - 350.000 tỷ đồng Việt Nam. Nếu không kịp thời có cơ chế, chính sách thì không thể nào có nhà đầu tư.

Được biết đến năm 2030, Việt Nam cần phải tăng gấp 2 lần công suất hiện nay và đến năm 2050, tức là còn 26 năm nữa, phải gấp 5 lần công suất hiện nay, trong khi các nguồn điện truyền thống (như thủy điện, điện than) không còn dư địa để phát triển, năng lượng mặt trời cũng chỉ phát trong những khung giờ nhất định, nếu phải tính cả đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện cũng không phải rẻ hơn và cứ cho là có cả lưu trữ điện thì cũng không thể nào tăng gấp 2-5 lần công suất hiện nay bằng năng lượng tái tạo.

“Vì vậy, những nguồn năng lượng mới trong tương lai dứt khoát phải có, nhưng để có được các nguồn năng lượng trên thì ngay từ bây giờ những nội dung về phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới phải được đề cập trong Luật Điện lực. Có như vậy, thì sau 10 năm nữa chúng ta mới có được những dự án về các nguồn năng lượng này" - ông Diên nhấn mạnh.

Sau khi sửa đổi, dự thảo Luật giữ nguyên và sửa 50/70 điều so với luật hiện hành, hiệu chỉnh lớn 20 điều, bổ sung mới 23 điều. Những điều bổ sung mới chủ yếu quy định về năng lượng mới, phát triển thị trường điện cạnh tranh, quy định rõ thẩm quyền cơ quan quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án điện cấp bách và chủ trương, thẩm quyền thu hồi các dự án điện chậm tiến độ.

Theo ông Diên, dự án điện khác với các dự án công nghiệp khác ở chỗ điện bao giờ cũng phải đi trước một bước, và điện sản xuất ra phải có địa chỉ tiêu dùng. Trên thực tế có những dự án đã giao cho nhà đầu tư 10 năm nay, thậm chí có dự án gần 20 năm nay nhưng họ có đủ lý do để chưa triển khai.

Về 6 nhóm chính sách cụ thể trong dự thảo Luật, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, đã quy định rõ hơn về thẩm quyền quyết định và những cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới và một số nguồn điện nền như điện khí, điện hạt nhân, kể cả điện hydro xanh nhằm khai thác

Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về cơ chế, chính sách chủ đạo để xây dựng, phát triển thị trường điện cạnh tranh ở cả 3 cấp độ theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhất là vấn đề sản xuất, kinh doanh điện. Được biết đến nay đã có 52% các nhà đầu tư ngoài nhà nước tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

Về thị trường bán buôn điện thì Chính phủ đã ban hành Nghị định về chính sách mua, bán điện trực tiếp và đã quy định không chỉ 5 đơn vị được mua buôn điện. Còn bán lẻ, Bộ Công Thương đang tham mưu với Chính phủ sửa đổi, ban hành mới các quy định về giá điện 2 thành phần, khung giá theo giờ… Tất cả những việc đó đang vận hành để bảo đảm phát triển thị trường điện cạnh tranh ở cả 3 cấp độ theo lộ trình.

Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về cơ chế để có thể quyết định chủ trương đầu tư đối với những công trình điện khẩn cấp (cho phép chỉ định thầu) và xử lý nghiêm các công trình, dự án điện chậm tiến độ… để bảo đảm an ninh năng lượng điện quốc gia; bổ sung quy định về giao thẩm quyền cho Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan quy định chi tiết về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia; về bảo vệ an toàn công trình nguồn điện, về an toàn điện và an toàn theo đặc thù trong lĩnh vực thủy điện mà Luật hiện hành chưa quy định.

Các quy định này được bổ sung trên nguyên tắc vừa bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật vừa giải quyết được hiệu quả những vấn đề đặc thù của các dự án điện. Việc xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) đã gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với quá trình sửa đổi các Luật trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu đang trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) được xây dựng, trình Quốc hội với phương châm thông qua dự án luật tại 1 kỳ họp với tinh thần không cầu toàn nhưng phải giải quyết được kịp thời các vấn đề cũng như điểm nghẽn căn cốt nhất hiện nay, đó là cần có cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ và khả thi để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các nguồn điện và lưới điện truyền tải, đặc biệt là năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đã đề ra.

Vì vậy, dự kiến Luật này khi được Quốc hội thông qua sẽ giải quyết được căn bản các khó khăn, vướng mắc của ngành điện hiện nay, bảo đảm an ninh năng lượng điện, hướng đến mục tiêu Net Zero và góp phần thúc đẩy ngành điện lực phát triển bền vững, hiệu quả, bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Tin bài khác
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh mới đạt 56,35%, đạt tỉ lệ thấp so với cùng kỳ năm 2023.
Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Tháo gỡ điểm nghẽn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có nhiều đột phá, tháo gỡ điểm nghẽn và cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển.
Hải Phòng một trong ba cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện “Tập kết ra Bắc”

Hải Phòng một trong ba cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện “Tập kết ra Bắc”

Hải Phòng là một trong ba địa phương (Hải Phòng – Thanh Hóa – Cà Mau) được Ban Tuyên giáo Trung ương lựa chọn để tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc.
TP Hải Phòng chi thêm gần 75 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng, trồng cây xanh tại quảng trường trước Trung tâm hành chính - chính trị mới

TP Hải Phòng chi thêm gần 75 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng, trồng cây xanh tại quảng trường trước Trung tâm hành chính - chính trị mới

Tại kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính (dự án), tại KĐT Bắc Sông Cấm - giai đoạn I.
Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Hà Nam, Sơn La lập thị xã mới trong kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính tại 12 tỉnh, thành, trong đó Hà Nam và Sơn La thành lập thị xã mới.
Quốc hội thông qua chi ngân sách trung ương năm 2025 là 1.523.264 tỷ đồng

Quốc hội thông qua chi ngân sách trung ương năm 2025 là 1.523.264 tỷ đồng

Quốc hội thông qua tổng chi ngân sách trung ương 2025 là 1.523.264 tỷ đồng, yêu cầu xử lý nghiêm vi phạm và cá thể hóa trách nhiệm đối với chậm giải ngân.
Tổng thống Trump bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk dẫn dắt Bộ Hiệu quả Chính phủ

Tổng thống Trump bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk dẫn dắt Bộ Hiệu quả Chính phủ

Tổng thống đắc cử Trump đã bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ, được kỳ vọng sẽ "xóa bỏ bộ máy quan liêu" và "cắt giảm chi tiêu lãng phí" dưới chính quyền mới.
Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có được kéo dài đến miền Tây?

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có được kéo dài đến miền Tây?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có được kéo dài đến miền Tây không cũng là nội dung nổi bật được đại biểu Quốc hội trình bày tại phiên thảo luận hôm nay.
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỷ USD

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67 tỷ USD

Sáng 13/11/2024, Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tổng vốn đầu tư 67,34 tỷ USD, thúc đẩy phát triển hạ tầng và kinh tế.
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Chiều 12/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Bội chi 3,8%, chưa tăng lương công chức

Thông qua dự toán ngân sách năm 2025: Bội chi 3,8%, chưa tăng lương công chức

Sáng 13/11/2024, Quốc hội thông qua dự toán ngân sách 2025 với tổng thu 2 triệu tỷ đồng, bội chi 3,8% GDP và quyết định chưa tăng lương công chức trong năm tới.
Phát động cuộc thi Báo chí đồng hành với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh

Phát động cuộc thi Báo chí đồng hành với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh

Cuộc thi tác phẩm báo chí chủ đề “Báo chí đồng hành với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh” hứa hẹn sẽ là một trong những hoạt động ý nghĩa, góp phần tôn vinh những người làm báo và khẳng định vai trò của báo chí trong hành trình phát triển của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
Quốc hội thống nhất mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 đạt tới 7%

Quốc hội thống nhất mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 đạt tới 7%

Quốc hội đã chốt chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội năm 2025. Cụ thể, mục tiêu tăng trưởng GDP 2025 đạt khoảng 6,5 - 7%, phấn đấu khoảng 7 - 7,5%.
Bình Dương tập trung cao độ cho giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

Bình Dương tập trung cao độ cho giải ngân vốn đầu tư công cuối năm

UBND tỉnh Bình Dương đã phát động phong trào thi đua giải ngân vốn đầu tư công, đặt mục tiêu đến cuối năm 2024 phải đạt ít nhất 85% kế hoạch.
Bộ Công an kiến nghị "mạnh tay" với tin giả, sai sự thật không cần xét đến hậu quả

Bộ Công an kiến nghị "mạnh tay" với tin giả, sai sự thật không cần xét đến hậu quả

Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, hậu quả của tin giả, tin sai sự thật là khôn lường, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng và hiện trở thành mối đe dọa đến kinh .