Thứ sáu 23/05/2025 18:00
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Tập đoàn dược phẩm Livzon (Trung Quốc) dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại 64,81% cổ phần Imexpharm từ các nhà đầu tư lớn, mở ra một bước chuyển quan trọng trên thị trường dược phẩm Việt Nam.
Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm
Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Ngày 22/5, Livzon Pharmaceutical Group Inc., tập đoàn dược phẩm hàng đầu Trung Quốc, đã chính thức công bố thương vụ mua lại 64,81% cổ phần của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (HoSE: IMP) – một trong những doanh nghiệp dược uy tín nhất Việt Nam. Giá trị giao dịch dự kiến lên tới 5.730 tỉ đồng, thực hiện hoàn toàn bằng tiền mặt, đánh dấu một trong những thương vụ M&A quy mô lớn nhất trong lĩnh vực dược phẩm Việt Nam giai đoạn gần đây.

Giao dịch được thực hiện thông qua Lian SGP Holding Pte. Ltd., công ty con 100% vốn gián tiếp do Livzon sở hữu tại Singapore. Theo thỏa thuận vừa ký kết, Livzon sẽ mua lại cổ phần từ ba cổ đông lớn gồm: SK Investment Vina III (SK Group - Hàn Quốc): nhận hơn 4.210 tỉ đồng; Sunrise (CTCP Đầu tư Bình Minh Kim): nhận 862,5 tỉ đồng; CTCP Đầu tư KBA: nhận gần 652 tỉ đồng.

Mức giá được xác lập dựa trên đàm phán song phương, có tham khảo giá trị vốn hóa trung bình của cổ phiếu IMP trong 30 phiên gần nhất. Dù chưa công bố mức giá cụ thể trên mỗi cổ phiếu, nhưng tổng giá trị hơn 5.730 tỉ đồng cho thấy định giá doanh nghiệp Imexpharm hiện đạt khoảng 8.800–9.000 tỉ đồng.

Hiện giao dịch chưa hoàn tất, và còn phụ thuộc vào một số điều kiện tiền đề như: Được cơ quan cạnh tranh Việt Nam phê duyệt; Không vượt hạn mức sở hữu nước ngoài tại Imexpharm; Không phát sinh biến cố bất lợi trọng yếu (MAC) đối với Imexpharm trước khi hoàn tất; Thời hạn hoàn tất thương vụ được ấn định là tối đa 9 tháng kể từ ngày ký kết.

Nếu hoàn tất đúng tiến độ, Imexpharm sẽ trở thành công ty con gián tiếp của Livzon – một bước đi chiến lược giúp Livzon chính thức gia nhập thị trường dược phẩm Việt Nam thông qua một thương hiệu lâu đời và dẫn đầu phân khúc kháng sinh.

Livzon Pharmaceutical Group Inc. là tập đoàn dược phẩm được thành lập từ năm 1985, có trụ sở chính tại Trung Quốc, hiện niêm yết đồng thời tại HKEX và SZSE, với hơn 9.000 nhân viên. Livzon hoạt động đa lĩnh vực: thuốc hóa dược, dược phẩm sinh học, API, y học cổ truyền (TCM)… và đang từng bước mở rộng thị trường tại khu vực Đông Nam Á.

Việc lựa chọn Imexpharm – một doanh nghiệp có nền tảng sản xuất vững mạnh và thị phần dẫn đầu trong ngành – được xem là bàn đạp để Livzon nhanh chóng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường dược phẩm Việt Nam.

SK Investment Vina III, chi nhánh đầu tư của SK Group tại Việt Nam, trở thành cổ đông chiến lược của Imexpharm từ năm 2020 sau thương vụ mua lại cổ phần từ Dragon Capital và một số quỹ đầu tư khác. Khi đó, SK trở thành cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ 24,02%.

Trong giai đoạn 2020–2024, SK liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu lên gần 65%. Tuy nhiên, theo thông tin từ hãng tin Bloomberg, từ cuối năm 2024, SK Group bắt đầu xem xét thoái vốn như một phần trong chiến lược tái cấu trúc danh mục đầu tư toàn cầu.

Tại Đại hội cổ đông thường niên ngày 15/5/2025, đại diện Imexpharm xác nhận thông tin SK đang xem xét lại các khoản đầu tư, trong đó có Việt Nam. Dù SK thoái vốn, ban lãnh đạo Imexpharm khẳng định doanh nghiệp vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển độc lập, bền vững.

Imexpharm, tiền thân là Công ty Dược phẩm cấp II tại Cao Lãnh (Đồng Tháp), được thành lập năm 1977, hiện vận hành 4 nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP với 12 dây chuyền sản xuất. Doanh nghiệp dẫn đầu thị phần kháng sinh tại Việt Nam (chiếm khoảng 10%) và đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu gộp 15%/năm giai đoạn 2024–2030.

Việc nới room ngoại từ 75% lên 77,96% đã được đại hội cổ đông thông qua, mở đường cho các nhà đầu tư chiến lược toàn cầu tham gia sâu hơn.

Tin bài khác
Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không hợp thức hóa sai phạm, chấp nhận "mất học phí" để xử lý hàng nghìn dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Employees Provident Fund Board (EPF) – quỹ hưu trí lớn từ Malaysia – chính thức trở thành cổ đông lớn tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) khi nắm giữ hơn 45,6 triệu cổ phiếu, chiếm 1,021% vốn điều lệ.
Xuất khẩu sầu riêng Việt “tăng tốc” nhờ gần 1.000 mã số cấp mới

Xuất khẩu sầu riêng Việt “tăng tốc” nhờ gần 1.000 mã số cấp mới

Trung Quốc tiếp tục mở rộng cánh cửa cho sầu riêng Việt Nam với việc phê duyệt thêm gần 1.000 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Đây không chỉ là tin vui trong bối cảnh sắp bước vào chính vụ thu hoạch mà còn là thời cơ để ngành hàng tỷ đô này khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, với điều kiện phải siết chặt hơn nữa quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Loại bỏ thuế khoán: Doanh nghiệp tự phải “lớn”

Loại bỏ thuế khoán: Doanh nghiệp tự phải “lớn”

Từ ngày 1/1/2026, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế mà nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.
Nhiên liệu hàng không bền vững có thể khiến Việt Nam tăng 25 triệu USD chi phí đến năm 2030

Nhiên liệu hàng không bền vững có thể khiến Việt Nam tăng 25 triệu USD chi phí đến năm 2030

Việc áp dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trong giai đoạn 2025–2030 dự kiến làm tăng chi phí nhiên liệu của ngành hàng không Việt Nam thêm 25 triệu USD. Chính phủ đang lên kế hoạch và chính sách để phát triển SAF, đảm bảo cạnh tranh và giảm phát thải khí nhà kính.
Quỹ đầu tư Mỹ nắm hơn 5% cổ phần PNJ, trở thành cổ đông lớn

Quỹ đầu tư Mỹ nắm hơn 5% cổ phần PNJ, trở thành cổ đông lớn

T. Rowe Price Associates – quỹ đầu tư quản lý hơn 1.600 tỷ USD vừa chi hơn 106 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu tại PNJ, trở thành cổ đông lớn.
Sầu riêng “tắc đường” xuất khẩu: Doanh nghiệp kiến nghị khoanh vùng “báo động đỏ”

Sầu riêng “tắc đường” xuất khẩu: Doanh nghiệp kiến nghị khoanh vùng “báo động đỏ”

Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đang đối mặt nguy cơ “nghẽn mạch” khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát tồn dư Cadimi và vàng O, hai chất bị cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe. Doanh nghiệp cảnh báo nếu không kịp thời gỡ vướng ngành hàng tỷ USD có thể rơi vào đứt gãy chuỗi cung ứng.
Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS lên kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong giai đoạn 2025-2026, chia làm 5 đợt, nhằm huy động vốn phục vụ chiến lược phát triển và đảm bảo giới hạn an toàn tài chính.
Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Khám phá xu hướng đầu tư theo đam mê – từ túi xách Hermès, xe cổ đến mỹ thuật – kết hợp lợi nhuận tài chính với giá trị cảm xúc cá nhân.
Thiên Long chuẩn bị "thâu tóm" chuỗi nhà sách Phương Nam: Cơ hội mới trên thị trường bán lẻ giáo dục

Thiên Long chuẩn bị "thâu tóm" chuỗi nhà sách Phương Nam: Cơ hội mới trên thị trường bán lẻ giáo dục

Tập đoàn Thiên Long lên kế hoạch sở hữu 75% cổ phần chuỗi nhà sách Phương Nam (PNC), đánh dấu thương vụ M&A lớn trong ngành văn hóa – giáo dục.
Cà phê Việt cần “cú hích” từ thị trường nội địa để vượt mốc 6 tỷ USD

Cà phê Việt cần “cú hích” từ thị trường nội địa để vượt mốc 6 tỷ USD

Ngành cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình, không chỉ giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường xuất khẩu mà còn hướng tới khai thác hiệu quả thị trường nội địa đầy tiềm năng. Sau nhiều năm tập trung ra thế giới, đây là lúc ngành cần nhìn lại để tái cấu trúc và phát triển bền vững từ chính sân nhà.
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures, Quỹ đầu tư công nghệ thuộc Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn đầu tư công nghệ cấp cao "Venture Forum 2025" với chủ đề “Tái định nghĩa nguồn vốn” (Rethinking Capital).
Người Việt dùng "siêu ứng dụng" 5 lần/tuần: Gọi xe, đặt đồ ăn, thanh toán chỉ với một chạm

Người Việt dùng "siêu ứng dụng" 5 lần/tuần: Gọi xe, đặt đồ ăn, thanh toán chỉ với một chạm

Theo báo cáo “Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam 2025” do Cimigo, một công ty nghiên cứu thị trường độc lập hoạt động tại châu Á vừa công bố, người Việt sử dụng siêu ứng dụng trung bình 5 lần mỗi tuần. Trong đó, dịch vụ thanh toán điện tử dẫn đầu với tần suất 3,88 lần/tuần, tiếp theo là gọi xe máy 3,04 lần/tuần và đặt giao đồ ăn 2,83 lần/tuần.
Novaland dự kiến phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, cổ đông lớn rút vốn

Novaland dự kiến phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, cổ đông lớn rút vốn

Novaland dự kiến phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn, trong bối cảnh nhóm liên quan Chủ tịch Bùi Thành Nhơn tiếp tục bán ra hàng triệu cổ phiếu NVL.
Xuất khẩu sầu riêng "chạy nước rút": Đẩy mạnh sản xuất sạch để giữ vững thị trường

Xuất khẩu sầu riêng "chạy nước rút": Đẩy mạnh sản xuất sạch để giữ vững thị trường

Trong bối cảnh Campuchia được phép vận chuyển sầu riêng tươi vào Trung Quốc, Indonesia và Lào đang ráo riết chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu, sầu riêng Việt Nam buộc phải tăng tốc sản xuất sạch nếu muốn giữ vững thị phần.