Thứ bảy 10/05/2025 08:07
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Lao động Việt Nam trước những thách thức và cơ hội mới: Cần chủ động thích ứng

12/10/2020 00:00
Do tác động của dịch Covid-19, thị trường việc làm cho người lao động nước ta bị thu hẹp, số người bị thất nghiệp tăng lên. Song tình trạng này sẽ không kéo dài. Thời gian tới, người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm không chỉ do hoạt động kinh tế

Người lao động cần được nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, trang bị các kỹ năng mềm nhằm chủ động thích ứng với thay đổi của thị trường lao động. Ảnh: Viết Thành

Những thách thức hiện hữu

Tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Pháp, Trường Đại học Hà Nội, chị Trần Diệu Linh ở ngõ 32, đường Đỗ Đức Dục (quận Nam Từ Liêm) làm việc tại một công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch và luôn nhận được mức lương khá. Thế nhưng, thời gian gần đây, cũng như nhiều lao động trong lĩnh vực du lịch, chị Trần Diệu Linh tạm thời bị mất việc làm.

Không riêng trường hợp nêu trên, theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội), từ đầu năm 2020 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận hơn 16.000 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động thông qua hệ thống sàn giao dịch việc làm trên địa bàn Hà Nội giảm khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Phạm Quang Vinh cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Tỷ lệ lao động tham gia lực lượng lao động xã hội đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, khi chỉ có 75,4% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia, giảm sâu so với cùng kỳ năm trước. Số lao động thất nghiệp của cả nước là gần 1,1 triệu người, tăng so với cùng kỳ những năm trước.

Cơ hội việc làm càng bị thu hẹp hơn khi hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cơ bản phải tạm dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đáng chú ý, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của cả nước mới đạt hơn 23%, nên một bộ phận người lao động còn thiếu kỹ năng nghề, dễ bị máy móc thay thế.

Song, bên cạnh những thách thức hiện hữu, người lao động Việt Nam cũng có nhiều cơ hội việc làm mới. Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, hoạt động kinh tế - xã hội trong nước từng bước được khôi phục trở lại. Đáng chú ý, theo tính toán của các cơ quan chức năng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), dự kiến có hiệu lực từ tháng 7-2020 sẽ tạo ra 146.000 vị trí việc làm ở nước ta mỗi năm, tập trung vào các ngành dệt may, da giày, nội thất… “Đây là những ngành thị trường lao động Việt Nam có thế mạnh, nên người lao động sẽ có thêm cơ hội việc làm”, bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Dịch vụ tuyển dụng và Tư vấn nhân sự, Tập đoàn Manpower tại Việt Nam đánh giá.

Lao động ngành Dệt may có thêm nhiều cơ hội việc làm mới khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Nhật Nam

Nỗ lực nắm bắt cơ hội

Trước thực trạng khó khăn do dịch Covid-19 mang lại, các cơ quan chức năng đang hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bằng các chính sách an sinh xã hội chưa có tiền lệ như: Cho vay vốn không lãi suất với những doanh nghiệp gặp khó khăn; hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động bị mất việc, nghỉ việc không lương... Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các ngành, địa phương thu thập thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của thị trường trong nước, quốc tế để làm căn cứ xây dựng giải pháp kết nối người lao động với thị trường khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Đồng hành với các cơ quan chức năng, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã triển khai các dự án hỗ trợ người lao động tiếp cận cơ hội việc làm mới. Chẳng hạn, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam triển khai chương trình “20.000 việc làm từ xa hỗ trợ sinh viên Việt Nam”, tại địa chỉ: http://sinhvien.vieclamtuxa.vn; Ban Tổ chức triển khai cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam phối hợp với một số đơn vị khởi động dự án 200.000 cơ hội việc làm, với tên gọi: “Việc làm trao tay, đánh bay Covid-19” trên phạm vi cả nước. Bà Dương Thị Tuyết Trinh, cán bộ phụ trách dự án cho biết, dự án đã phối hợp với hàng nghìn doanh nghiệp đăng tải thông tin tuyển dụng lao động trên các trang web: timviecnhanh.com, vieclam24h.vn, viectotnhat.com và mywork.com.vn nhằm thu hút những người đang có nhu cầu tìm việc làm tham gia. Vị trí các công việc tuyển dụng thuộc nhiều ngành, nghề, lĩnh vực, phù hợp với nhiều độ tuổi. Thông tin về công việc và nhà tuyển dụng đều được công khai, giúp người lao động thuận lợi lựa chọn những công việc mới.

Để giúp người lao động đón đầu cơ hội việc làm khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giải pháp bền vững hơn đang được các cơ quan chức năng triển khai là đổi mới, nâng cao chất lượng tuyển sinh, đào tạo nghề. “Trong năm 2020, dù khó khăn, gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cả nước phấn đấu tuyển sinh, đào tạo nghề cho khoảng 2 triệu lượt người, góp phần bổ sung lực lượng lớn lao động qua đào tạo”, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Trương Anh Dũng thông tin.

Để tạo thêm việc làm cho người lao động trong giai đoạn mới, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động (Tổng cục Thống kê) Vũ Thị Thu Thủy cho rằng, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển từ kinh doanh trực tiếp sang kinh doanh trực tuyến... Còn Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng lưu ý, người lao động cần nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, trang bị các kỹ năng mềm, nhằm chủ động thích ứng với thay đổi không ngừng của thị trường lao động…

Ở góc độ quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, Bộ và các bộ, ngành chức năng đang tập trung triển khai những biện pháp toàn diện, hiệu quả để giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 đối với xã hội và thị trường lao động; đồng thời xây dựng hướng dẫn thực thi một số chính sách về lao động, việc làm mới. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ để người lao động có thêm nhiều cơ hội về việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Minh Vũ

Tin bài khác
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.