Lại chuyện "hành" doanh nghiệp
- Chúng tôi nghĩ
- 08:54 06/01/2021
DNHN - Chờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục thuê đất. Vậy một tấm giấy chứng nhận, có gì là khó ? Cùng lắm thì chỉ mất vài ngày là xong. Tại sao lại mất đến chừng ấy thời gian?
Chúng ta đang “lót ổ” để đón “đại bàng”. Đó là cách nói nôm na về việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để đón những nhà đầu tư lớn rót vốn vào nước ta. Theo Bộ trưởng- Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, thì trong mấy năm qua, đã có 3.893/6.191 thủ tục, điều kiện kinh doanh được bãi bỏ; 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành được cắt giảm. Đó quả là một cố gắng không nhỏ của Chính phủ trong việc đơn giản hóa thủ tục đầu tư, một bước tiến lớn trong cải cách hành chính. Và tới đây, ít nhất 20% quy định và 20% chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh cho người dân và doanh nghiệp sẽ được Chính phủ cắt giảm.
Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư vẫn còn gặp không ít rào cản, hay nói khác đi là còn bị “hành” bởi những quy định, như Aeon MaII, một “đại bàng” đến từ Nhật Bản, nhưng phải đợi đúng 1 năm mới nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một “đại bàng” khác, cũng của Nhật Bản, là Nipro, cũng phải đợi đúng một năm mới nhận được Giấy đăng ký đầu tư. Và còn không ít các nhà đầu tư nữa, cũng bị “hành” bởi những quy định…

Thật không thể nào tin được. Đối với một doanh nghiệp, thì thời gian luôn luôn là tiền bạc. Một năm chờ đợi, tức là 365 ngày ngồi không chỉ để chờ đợi một tờ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng vẫn phải chờ, vì chưa có được tờ giấy đó thì chưa thể nhấc tay nhấc chân làm bất cứ việc gì. Trong 365 ngày đó, không biết là bao nhiêu là thời cơ, là cơ hội đã trôi qua, đồng nghĩa với không biết bao nhiêu là tiền bạc đã một đi không trở lại. Nếu không mất thời gian đó, thì có khi nhà máy đã xây dựng xong và bắt tay vào sản xuất.
Chờ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục thuê đất. Vậy một tấm giấy chứng nhận, có gì là khó ? cùng lắm thì chỉ mất vài ngày là xong. Tại sao lại mất đến chừng ấy thời gian ? Trả lời câu hỏi này không khó. Từ lâu, những điều kiện, quy định và các “giấy phép con” đã trở thành những công cụ làm giầu của một số ngành chức năng. Muốn giầu thì phải “ngâm”, phải “hành”, buộc doanh nghiệp phải “bôi trơn”. Ai không chịu “bôi trơn” thì cứ việc ngồi chờ. Chỉ đơn giản vậy.
Ở nước ngoài, đã có chuyện một doanh nhân lên một chuyến tàu hỏa sau khi đọc thông báo là X giờ, tàu sẽ đến đích. Với thời gian đó, ông sẽ kịp gặp đối tác theo hẹn để thương thảo, ký một hợp đồng lớn. Nhưng kết quả là tàu đến chậm mất 1 giờ. Đối tác của ông không chờ được, đã đến một thành phố khác. Hợp đồng bị vỡ. Thấy vậy, doanh nhân nọ đã kiện nhà tàu, yêu cầu bồi thường thiệt hại. Và kết quả là ông đã thắng kiện. Nhà tàu phải bồi thường toàn bộ thiệt hại vì vỡ hợp đồng cho ông.
Biết bao giờ những doanh nghiệp như Aeon MaII có thể khởi kiện cơ quan chức năng của ta vì đã kéo dài thời gian cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây thiệt hại cho họ ?
Vũ Hữu Sự
Tin liên quan
#doanh nghiệp FDI

Qúy I/2021 ngành gỗ ghi nhận thêm 10 dự án FDI mới
Ghi nhận từ Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, quý I/2021, ngành gỗ nhận 10 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư 112,51 triệu USD, trong đó, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về số dự án đầu tư mới.

Doanh nghiệp Việt: Muốn đi đường dài đừng đi một mình!
Mối liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, giữa các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp lớn còn hết sức hạn chế. Trong khi đó để tăng lực cạnh tranh cần sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp.

Hơn 55% các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thông báo thua lỗ
Báo cáo Kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2019 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng cho thấy bức tranh trái ngược về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp này.

Hơn 55% các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam báo thua lỗ
Báo cáo Kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2019 của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng cho thấy bức tranh trái ngược về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp này.

Chống chuyển giá không chỉ với doanh nghiệp FDI
Bộ Tài chính đang hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nhằm chống chuyển giá, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Việt Nam tìm cách thu hút và giữ chân các tập đoàn lớn
Trong cuộc đua hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia có tiếng tăm đến đầu tư, Ấn Độ là đối thủ đáng gờm của Việt Nam với rất nhiều lợi thế.
Đọc thêm Chúng tôi nghĩ
Vì sao Bộ GD&ĐT chưa công khai danh tính
Theo trung tâm công nhận văn bằng thuộc Cục quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục&Đào tạo), thì qua kiểm tra, đã phát hiện hàng chục ngàn văn bằng có yếu tố nước ngoài bị cơ quan này từ chối công nhận tại Việt Nam. Lý do: những trường cấp văn bằng đó không được Việt Nam công nhận.
Diệt chuột, có cần chi tiền tỷ từ ngân sách?
Thành phố Cần Thơ vừa quyết định chi 30 tỷ đồng cho công tác diệt chuột, trong đó 22,5 tỷ đồng là tiền ngân sách, còn 7,5 tỷ đồng huy động từ nông dân. Mục tiêu của chiến dịch này là tổ chức 1.500 cuộc tập huấn, còn lại là in ấn tài liệu, đăng báo, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ công cụ…cho nông dân.
“Có đất, có sức thì cứ làm”
“Có đất, có sức thì vẫn làm”. Câu trả lời đó của người nông dân đã phản ánh một thực trạng rất đáng buồn của nền nông nghiệp nước ta.
Không biết và... không thấy
Nếu cái gì cũng… không biết, không thấy, thì chẳng bao lâu nữa toàn bộ rừng trên đất nước ta sẽ biến mất, còn tài nguyên dưới lòng đất thì sẽ bị móc không còn một tý gì.
Giải cứu nông sản và chính sách
Đại dịch COVID 19 bùng phát trở lại. Do yêu cầu của chống dịch, việc đi lại, lưu thông bị hạn chế, dẫn đến nông sản của nhiều địa phương, như Hải Dương bị ùn ứ.
Bằng giả, những con số kinh hoàng
Công an tỉnh Hưng Yên vừa triệt phá một đường dây làm giả bằng cấp và các giấy tờ khác do hai đối tượng Nguyễn Văn Hùng (Sóc Sơn, Hà Nội) và Hoàng Văn Đức (Bình Gia, Lạng Sơn) cầm đầu.
Cần trí thức hóa nông dân
Hiện trên dưới 60% dân số nước ta đang sinh sống ở nông thôn. Với mỗi gia đình luôn luôn có sự đầu tư, tạo mọi điều kiện cho con học giỏi, thông minh ra thành phố theo học đại học hoặc các ngành nghề khác để thoát cảnh “chân lấm tay bùn”.
Cảm động những chai bia mang tên Hoàng Sa, Trường Sa
Từ đơn đặt hàng của một lãnh đạo Hải quân Việt Nam, nay là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, ông Trần Song Hải, Giám đốc Công ty TNHH Seefhrer Premlum Beer, một trong những nhà sản xuất cranft bia (bia thủ công hàng đầu Việt Nam)...
Sao không khởi tố, truy tố kẻ bỏ tiền mua chức?
Thông tin VKSND thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 2 bị can Cù Đăng Thành và Lê Văn Hồng về tội lừa chạy chức vụ phó vụ quan hệ quốc tế thuộc một bộ cho một người, với chi phí 27,7 tỷ đồng rồi chiếm đoạt, khiến dư luận xã hội xôn xao.
Du lịch băng tuyết, tiềm năng cần được đánh thức
Những ngày này, tại rất nhiều địa phương ở phía bắc nước ta như đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa, đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai)… có băng tuyết. Hiện tượng này đang ngày càng trở thành một quy luật, cứ “đến hẹn lại lên”.