Kinh tế Việt Nam: Nâng chất, duy trì đà tăng trưởng
- Kinh doanh
- 09:05 15/11/2019
Kinh tế trong nước tiếp tục đà tăng trưởng, với tăng trưởng GDP 3 quý năm 2019 đạt cao nhất gần thập kỷ qua.
Tuy nhiên, tăng trưởng GDP tiềm năng vẫn giữ xu hướng giảm. Điều này đặt ra những cảnh báo cần củng cố chất lượng tăng trưởng.
Sản xuất tăng chậm, chất lượng vốn đầu tư chưa cao
GDP 9 tháng ước tính tăng 6,98%, vừa cao hơn cùng kỳ, vừa tạo tiền đề để cả năm vượt kế hoạch đề ra (6 - 6,8%). Tuy nhiên, do sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản gặp khó khăn ở cả đầu vào, ở cả đầu ra; tăng trưởng công nghiệp chậm lại (tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp - IIP so với cùng kỳ năm trước của tháng 9 tăng 9,9%, nên tính chung 9 tháng tăng 9,6%, sang tháng 10 chỉ tăng 9,2%, nên tính chung 10 tháng chỉ còn tăng 9,5%). Cũng trong tình hình tương tự, so với cùng kỳ năm trước, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 tăng 12,2%, nhưng tháng 10 chỉ còn tăng 10,8%...
Vì thế, mặc dù báo cáo của Tổng cục Thống kê ước tính GDP 9 tháng tăng tới 6,98%, nhưng Chính phủ vẫn dự báo GDP cả năm 2019 chỉ ở mức 6,8%, thấp tương đối xa so với tốc độ tăng đã đạt được trong 9 tháng. Nhìn rộng ra, tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nói riêng cũng đang chậm lại nhanh so với dự báo trước đây. Nếu trước đây, nhiều người cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm so với các năm trước và so với dự báo chính là do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, thì nay đã cho rằng chủ yếu do tăng trưởng công nghiệp, ngành sản xuất thực lớn nhất bị sụt giảm tăng trưởng. Sự sụt giảm này đã xuất hiện từ trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xảy ra. Thực tế, cuộc chiến thương mại này chỉ góp phần làm cho sự sụt giảm tăng trưởng chung tăng lên.
Vốn đầu tư từ ngân sách trong 10 tháng qua đã có xu hướng cao lên, tháng 10 ước đạt 37.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch cả năm vẫn còn rất thấp (69,2%), của T.Ư còn thấp hơn (61,3%), trong đó nhiều bộ, ngành, tỉnh, TP còn đạt thấp hơn, nhất là những nơi có kế hoạch vốn lớn (như Bộ GTVT 55,1%, TP Hồ Chí Minh 46,4%…).
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đạt khá (10 tháng tăng 7,4%, ước chung cả năm có thể lần đầu tiên vượt qua mốc 20 tỷ USD). Tuy nhiên, lượng vốn đăng ký mới và điều chỉnh 10 tháng giảm. Đáng chú ý vốn từ Trung Quốc, Hongkong chiếm tỷ trọng rất cao 26,3%. Sự lan tỏa công nghệ của khu vực FDI sang khu vực trong nước còn thấp, trong khi thị phần của kinh tế trong nước thấp (50% công nghiệp, 30% kim ngạch xuất khẩu…).
Tiêu thụ tăng, lạm phát thấp
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong 10 tháng có 2 điểm đáng lưu ý. Thứ nhất, so với cùng kỳ, năm nay tăng, nếu loại trừ yếu tố giá thì vẫn tăng cao hơn tốc độ tăng GDP và cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (9,4% so với 7,4%).
Thứ hai, tốc độ tăng có xu hướng cao lên. Điều đó chứng tỏ tiêu thụ trong nước là động lực của tăng trưởng kinh tế; đó cũng là xu hướng của nhiều nền kinh tế lớn hiện nay trong điều kiện xuất khẩu có xu hướng tăng chậm lại.
Xuất khẩu đạt quy mô khá. Mới qua 10 tháng đã lớn hơn mức cả năm 2017 (217,1 tỷ USD so với 215,1 tỷ USD). Tăng trưởng đạt 7,4% có thể đạt mục tiêu đề ra (7 - 8%). Tăng trưởng đạt ở cả 2 khu vực, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng với tốc độ cao hơn khu vực có vốn FDI (16,2% so với 4,9%).
Tăng trưởng đạt được ở nhiều mặt hàng, trong đó có những mặt hàng tăng cao hơn tốc độ chung. Một điểm nhấn quan trọng là do xuất khẩu đạt quy mô lớn hơn nhập khẩu, nên 10 tháng đã xuất siêu trên 7 tỷ USD; dự đoán cả năm có thể xuất siêu gần 6,9 tỷ USD và là năm thứ tư xuất siêu liên tiếp, góp phần cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá, góp phần “kích cung”…
Trong 10 tháng, xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 8,4 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Ước cả năm, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 17,7 triệu lượt người; xuất khẩu dịch vụ du lịch đạt 11,5 tỷ USD.
Tuy nhiên có hạn chế là khách du lịch trở lại lần thứ 2, số ngày du lịch, chi tiêu và cơ cấu chi tiêu, kỹ năng lực lượng lao động, quy hoạch điểm du lịch, sản phẩm du lịch và kết nối, chất lượng và năng lực hạ tầng cơ sở các điểm du lịch, bảo vệ tài sản lịch sử, văn hóa và môi trường…
Lạm phát đạt kết quả kép, vừa thấp hơn cùng kỳ, vừa kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu và không ảnh hưởng lớn đến mức sống thực tế của người tiêu dùng, lại tác động tích cực đến tăng trưởng.
Ngoài những yếu tố có tính thị trường (thuộc về “bàn tay vô hình”), thì yếu tố quản lý nhà nước (thuộc về “bàn tay hữu hình”) đã phát huy tác dụng, nhất là việc điều hành các loại giá, nhất là giá dịch vụ, tiền lương, tỷ giá… do Nhà nước quyết định năm nay có tính chủ động, linh hoạt hơn trước kia. Bên cạnh đó là yếu tố tâm lý cơ bản ổn định do lạm phát được kiểm soát, lòng tin vào đồng tiền quốc gia tăng…
Đức Minh
Tin liên quan
#GDP

Kinh tế Việt Nam: Khép lại một thập kỷ đầy tự hào, chờ đợi sự bứt phá
Khép lại một thập kỷ đầy tự hào với hàng loạt thành tựu mà Việt Nam đã đạt được, cũng như khép lại năm 2020 - một năm với vô vàn thách thức, khó khăn. Bước sang thập niên thứ 3, Việt Nam đã sẵn sàng trở thành ngôi sao sáng trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Mục tiêu tăng trưởng GDP 6% năm 2021 khó khả thi?
Góp ý kiến về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021, nhiều đại biểu quốc hội cho rằng mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP 6% là cao do tình hình dịch bệnh khó lường, thiên tai, biến đổi khí hậu đang xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại nặng nề ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 2,6 - 2,8% trong cả năm 2020
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vẫn có được tăng trưởng dương nhưng VEPR nhận định, đây là mức tăng trưởng khiêm tốn, sản xuất kinh doanh vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nguy cơ đại dịch có thể bùng mạnh trở lại vào mùa thu đông sẽ gây nhiều bất lợi nặng nề cho sản xuất và kinh doanh toàn cầu, ảnh hưởng này có thể còn kéo sang năm 2021.

Nền kinh tế chuẩn bị "chạy nước rút"
Quý cuối cùng của năm 2020 sẽ là khoảng thời gian quan trọng để đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế bằng các giải pháp đồng bộ, phấn đấu cả năm nay đạt mức tăng trưởng 2,5 - 3%. Đây sẽ là nền tảng để năm 2021 tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19, Việt Nam đang có nhiều động lực để hiện thực hoá các kế hoạch tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Kinh tế 9 tháng năm 2020 đạt mức tăng trưởng 2,12%, thấp nhất giai đoạn 2011-2020
Sáng ngày 29/9, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2020.

‘Làm được các công đoạn tinh xảo sẽ giúp GDP Việt Nam tăng nhanh’
Theo chuyên gia, để Việt Nam tham gia được sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì phải làm được các công đoạn tinh xảo. Khi đó, GDP Việt Nam cũng sẽ tăng nhanh hơn.
Đọc thêm Kinh doanh
Nửa tháng đầu năm 2021 hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam có sự khởi đầu ấn tượng với quy mô kim ngạch đạt khoảng 26 tỷ USD
Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong nửa đầu tháng 1 đạt 12,9 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,15 tỷ USD. Như vậy, nửa tháng đầu năm nay nước ta nhập siêu khoảng 250 triệu USD.
Thực hiện khai báo thông tin trước khi hàng đến cửa khẩu
Kể từ 0 giờ ngày 20/1/2021, các chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải phải thông báo cho Cơ quan Hải quan thông tin về phương tiện vận tải, hàng hóa nhập khẩu trước khi đưa vào lãnh thổ Việt Nam.
Lộ diện hàng hiệu dởm trong chuỗi cửa hàng “AE Shop Việt Nam”
Hàng nghìn sản phẩm thời trang tại cửa hàng AE Shop Việt Nam cơ sở Hà Nội, Bắc Giang và Hải Dương có dấu hiệu giả mạo thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã bị lực lượng chức năng thu giữ.
Đằng sau vẻ hào nhoáng của công việc làm Influencer
Dạo quanh một vòng trên các trang mạng xã hội không khó để bắt gặp các ca sĩ, diễn viên, hotgirl... đăng hình ảnh cầm trên tay một sản phẩm nào đó để quảng cáo, review. Công việc tuy nhìn đơn giản nhưng lại mang đến nguồn thu nhập lớn cho họ.
Làm thế nào để khoai lang Việt… lên ngôi xuất khẩu?
Giá khoai lang Việt xuất khẩu sang Nhật hiện đang ở mức cao hơn khoai lang Indonesia và đặc biệt, cao hơn khoai lang Trung Quốc gấp 3 lần.
SSI: Ngành hàng không dự báo có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021
SSI nhận định, hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021 khi các vaccine được phê duyệt và thị trường quốc tế sẽ phục hồi thực sự từ năm 2022.
Công bố thu hồi toàn quốc 2 lô mỹ phẩm vi phạm quy định
Hai lô mỹ phẩm gồm Kem thoa mặt IQ và SK8 Nano Whitening Nourishing Body Cleanse đã bị Cục Quản lý Dược đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc.
Lốp xe ô-tô xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá vào Hoa Kỳ
Ngày 30/12/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ nội dung phá giá trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe ô tô của Việt Nam và một số nền kinh tế khác.
Delta Airlines công bố mức lỗ kỷ lục trong lịch sử của hãng
Hơn 12 tỷ USD trong năm 2020 là mức lỗ theo năm lớn nhất trong lịch sử của hãng kể từ những năm 1924 vừa được Delta Airlines công bố.
Giá cả thị trường ngày 16/1
Tỷ giá USD tiếp tục tăng giá nhờ gói đề xuất của Tổng thống đắc cử Joe Biden, thị trường vàng thế giới hụt hơi, trong nước thẳng tiến mốc 57 triệu đồng... là diễn biến của ngày hôm nay 16/1.