Kiên Giang: Tăng cường công tác quản lý khu vực biển để nuôi trồng thủy sản

12:52 18/07/2021

Nhằm tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và tình hình thực tế tại địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã triển khai các nội dung cụ thể đối với khu vực biển nuôi trồng thuỷ sản.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang có trách nhiệm làm đầu mối tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của các tổ chức, cá nhân xin cấp phép nuôi trồng thủy sản, thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và PTNT theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017. Sau khi tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận về chủ trương nuôi biển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản hưởng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh thủ tục; đồng thời phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan thẩm định dự án nuôi biển, thực hiện cấp phép nuôi biển và cấp mã số cơ sở nuôi (đối với cơ sở nuôi thủy sản lồng bè).

Kiên Giang tăng cường công tác quản lý khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
Kiên Giang tăng cường công tác quản lý khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện thủ tục, tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh xem xét, quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có nuôi biển cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn, tuyên truyên, phổ biến cho người dân biết và thực hiện các quy định về cấp phép nuôi biển, giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản, cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi lồng bè theo Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp các nghề nuôi trồng thủy sản ven bờ, ven đảo (cá lông bè, nhuyễn thể, đối tượng khác) theo hướng tập trung, liên kết sản xuất bền vững, phù hợp với điều kiện của từng khu vực gắn với triển khai giao khu vực biển (không thu tiền) cho cá nhân theo thẩm quyền được giao tại Luật Thủy sản năm 2017 và Nghị định số ll/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thầc, sử dụng tài nguyên biển; trong đó, cần bố trí các khu vực dành riêng giao cho người dân địa phương sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng bè hoặc chuyển đổi từ nghề khai thác thủy sản sang nuôi cá lồng bè để ổn định sinh kế, sản xuất lâu dài.

Tăng cường công tác kiểm tra tình hình sử dụng khu vực biển đã giao cho các tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý; nhất là những trường hợp mà UBND các huyện, thành phố đã giao trước đây, đề xuất thu hồi những trường hợp không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng khu vực biển không đúng mục đích được giao, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định,...; kịp thời xử lý dứt điểm tình trạng cào trộm sò, hến nuôi để người dân an tâm sản xuất. Đặc biệt, việc giải quyết các thủ tục đăng ký nuôi biển phải ưu tiên đối với các đối tượng chuyển đổi cơ cấu nghề từ khai thác thụy sản sang nuôi biển, hình thức liên kết sản xuất (hợp tác xã, tổ hợp tác,...), mô hình ứng dụng công nghệ cao, nuôi đối tượng có giá trị kinh tế cao, ít ảnh hưởng đến môi trường, gắn với triển khai thực hiện Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

Ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang đã có bước phát triển nhưng chưa tổn định và bền vững, nhất là lĩnh vực nuôi tôm. Ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản chưa nhiều. Môi trường sinh thái vùng biển, ven biển ở một số nơi ô nhiễm nặng. Dịch bệnh xuất hiện gây hại, tôm chết kéo dài chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Nguồn nhân lực chất lượng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đáp ứng yêu cầu. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh tập trung xây dựng Kiên Giang trở thành địa phương biển mạnh, đạt các tiêu chí quốc gia về phát triển bền vững kinh tế biển; phấn đấu đến năm 2045 trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, an ninh, an toàn. Kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế cả nước, trong đó tập trung phát triển kinh tế thủy sản theo hướng toàn diện, bền vững.

Trần Hà

Tags: