Thứ tư 08/01/2025 10:23
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Kịch bản nào cho ngành gỗ Việt Nam trước xung đột Nga – Ukraine?

12/03/2022 10:33
Hiện tại, Nga chưa phải là nước cung cấp gỗ nguyên liệu lớn cho Việt Nam và cũng chưa phải là thị trường đầu ra chiếm thị phần lớn. Tuy nhiên, xung đột Nga – Ukraine dự báo sẽ tác động mạnh tới việc cung cấp nguyên liệu gỗ của Nga cho toàn cầu. Nếu đ

Nga cung cấp một lượng khổng lồ gỗ nguyên liệu cho toàn cầu

Xung đột Nga – Ukraina đang diễn ra, đã tạo ra những tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tới Nga - nền kinh tế lớn thứ 11 của thế giới. Các nước phương Tây hiện đang áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga, làm tê liệt nhiều hoạt động thương mại và giao dịch tài chính của nước này trở nên cực kỳ khó khăn.

Trong số các biện pháp trừng phạt bao gồm việc Mỹ, EU, Anh và các đồng minh đã loại bỏ hệ thống các ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT (Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu), từ đó chặn toàn bộ các giao dịch của các ngân hàng của Nga với hệ thống thanh toán quốc tế. Điều này làm cho các hoạt động kinh tế quốc tế của Nga bị cô lập. Bên cạnh đó, làn sóng các công ty và tổ chức tẩy chay Nga ngày càng trở nên mạnh mẽ với danh sách ngày càng kéo dài. Các tổ chức và công ty đa dạng, hoạt động trong các mảng tài chính ngân hàng, vận tải biển, hàng không, năng lượng, công nghệ, y tế, giáo dục… Tính đến ngày 7/3/2022, đã có 250 tổ chức và công ty tuyên bố rút khỏi các hoạt động tại Nga nhằm phản đối cuộc xung đột.

Ảnh minh họa
Việt Nam nhập khẩu khoảng 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn mỗi năm để phục vụ cho sản xuất, chế biến (Ảnh: QH).

Trong nhóm các công ty dừng hoạt động tại Nga có IKEA, là một trong những nhà cung cấp các mặt hàng gỗ lớn nhất toàn cầu. Ngày 3/3/2022 vừa qua IKEA đã thông báo tạm dừng toàn bộ hoạt động tại Nga và Belarus. Bên cạnh đó, các tổ chức môi trường cũng đang gia tăng sức ép đối với nguồn cung gỗ từ Nga. Cũng trong ngày 3/3/2022, trên 120 tổ chức môi trường và nhân quyền và nhà hoạt động xã hội của Ukraine, Belarus, EU, Anh và Mỹ đã kêu gọi chính phủ các quốc gia cấm nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Nga (và Belarus). Bên cạnh đó, các tổ chức này cũng kêu gọi Tổ chức FSC và PEFC dừng toàn bộ các chứng chỉ quản lý rừng và quản lý chuỗi hành trình sản phẩm bền vững tại các quốc gia này.

Đáp lại lời kêu gọi này, Tổ chức PEFC ngày 4/3/2022 vừa qua đưa ra tuyên bố coi nguồn gỗ nguyên liệu từ Nga (và Belarus) là gỗ xung đột và từ đó không đáp ứng được với tiêu chí của PEFC về sản phẩm.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế, đặc biệt là việc chặn các hoạt động thanh toán quốc tế của Nga chắc chắn sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho các hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu từ Nga.

Phân tích của các chuyên gia cho thấy, ở kịch bản tồi tệ nhất, khi các hoạt động thanh toán quốc tế với Nga không thể thực hiện được, luồng cung gỗ nguyên liệu xuất khẩu của Nga sẽ bị đứt gãy, bởi các giao dịch thanh toán quốc tế đã bị chặn. Nếu kịch bản này xảy ra, nguồn cung gỗ từ Nga với lượng cung mỗi năm lên tới gần 40 triệu tấn gỗ nguyên liệu quy tròn sẽ bị mất đi, từ đó, sẽ có những tác động tới bức tranh cung – cầu gỗ thế giới. Trong đó, Trung Quốc, Phần Lan và các nước khối EU sẽ chịu tác động nặng nề nhất bởi đây là các thị trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu lớn nhất từ Nga.

Tuy nhiên, với Trung Quốc có thể vẫn duy trì được một phần nguồn cung từ Nga, bởi, hai quốc gia có thể sử dụng phương thức thanh toán riêng không nằm trong hệ thống SWIFT. Hai quốc gia có thể thiết lập một hệ thống thanh toán mới. Đồng thời, do một phần lớn lượng cung gỗ từ Nga cho Trung Quốc được khai thác ở các vùng gần biên giới với Trung Quốc, có thể doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của 2 quốc gia có thể tìm được phương thức thanh toán riêng.

Ở kịch bản này, Trung Quốc, Phần Lan và các nước EU sẽ tìm nguồn cung thay thế. Nguồn cung thay thế đòi hỏi cần có các loài gỗ tương đồng với các loài gỗ từ Nga. Nguồn cung từ các nước Châu Âu và từ Mỹ có thể đáp ứng một phần. Nếu điều này xảy ra, các quốc gia cung gỗ này cần gia tăng lượng khai thác. Tuy nhiên, để bù lại lượng hụt gần 40 triệu tấn mỗi năm là không khả thi.

Cũng ở kịch bản này sẽ xảy ra việc hụt về cung gỗ nguyên liệu trong khi cầu tiêu dùng về đồ gỗ tiếp tục gia tăng sẽ đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn nguyên liệu. Sức ép lên nguồn tài nguyên rừng gia tăng.

Ở kịch bản sáng sủa hơn, các quốc gia nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Nga vẫn cho phép duy trì luồng cung này. Hạn chế về các giao dịch xuyên quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng đòi hỏi các nhà xuất khẩu gỗ từ Nga và các nhà nhập khẩu gỗ từ các quốc gia sử dụng nguồn gỗ này cần tìm các phương thức thanh toán mới. Tuy nhiên để các kênh thanh toán này có thể đưa vào vận hành cần mất thời gian.

Kịch bản này nếu xảy ra cũng đối mặt với các khó khăn khác, trong đó đặc biệt là khó khăn trong khâu vận chuyển. Hiện các hãng vận tải biển lớn như Maersk, Evergreen Line và Hapag-Lloyd đã ngừng hoạt động tại Nga nhằm phản đối cuộc chiến Nga – Ukraine. Điều này có nghĩa khâu vận chuyển gỗ nguyên liệu từ Nga sẽ gặp phải khó khăn. Khan hiếm về tàu biển và container trong bối cảnh thế giới đang thiếu hụt nghiêm trọng về container rỗng, cước vận tải tăng làm cho nguồn cung gỗ từ Nga giảm lợi thế cạnh tranh.

Kịch bản nào cho ngành gỗ Việt Nam?

Nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Nga cho Việt Nam nhỏ. Suy giảm hoặc mất hẳn nguồn này trong tương lai sẽ không có tác động trực tiếp đáng kể tới nguồn cung gỗ cho Việt Nam trong tương lai. Nga cũng không phải là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây, đó là với lượng cung gỗ nguyên liệu khổng lồ từ Nga bị sụt giảm hoặc bị mất đi trong tương lai, bức tranh nguồn cung gỗ nguyên liệu toàn cầu sẽ bị tác động nghiêm trọng. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, với lượng nhập khoảng 5-6 triệu m3 gỗ quy tròn mỗi năm, do đó, những tác động tiềm tàng đối với ngành gỗ là rất lớn. Một số tác động có thể bao gồm: Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh trạnh khốc liệt với các doanh nghiệp các nước khác về nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, đặc biệt ở các thị trường cung gỗ nguyên liệu quan trọng cho Việt Nam là EU và Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó là việc giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế.

Sức ép từ các tổ chức môi trường và nhân quyền đối với các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng gỗ Nga gia tăng, kể cả đối với các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp và các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ Nga thông qua phía Trung Quốc. Các sức ép đối với các doanh nghiệp sử dụng gỗ của Nga nói riêng và ngành gỗ Việt Nam nói chung là nguyên nhân hình thành các rủi ro mới về mặt môi trường và xã hội.

Phân tích về những rủi ro của ngành gỗ, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng, đến nay, Nga chưa phải phải là thị trường quan trọng của Việt Nam, kể cả về khía cạnh cung nguyên liệu và thị trường tiêu thụ đầu ra sản phẩm. Tuy nhiên, lượng cung gỗ nguyên liệu từ Nga nếu bị co hẹp hoặc thậm chí mất đi trong tương lai sẽ làm thiếu hụt cung gỗ nguyên liệu trên quy mô toàn cầu, từ đó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu, bao gồm Việt Nam, và đẩy giá gỗ nhập khẩu tăng cao.

Các câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là ngành gỗ Việt Nam cần phải chuẩn bị như thế nào nếu kịch bản xấu này xảy ra?

Là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ Nga, ông Võ Quang Hà – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tân Vĩnh Cửu cho rằng, hiện nay, để duy trì nhập khẩu gỗ từ Nga vẫn có nhiều cách làm, tuy nhiên, câu hỏi đặt ra, với những cách làm này liệu có bền vững? Đồng thời, khi nhập khẩu về để sản xuất thì chúng ta sẽ vẫn xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu. Đây là câu hỏi lớn để các doanh nghiệp phải suy nghĩ.

Về cách làm khác, từ việc cân đong, đo đếm nguồn nguyên liệu nhập từ Nga, nếu chúng ta nhập khẩu từ châu Âu thì hiện nay giá nguyên liệu đã tăng lên cao bởi thực tế việc gỗ của Nga không vào được châu Âu thì châu Âu sẽ giữ lại lượng gỗ của họ nên nhu cầu gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên nhanh. Do đó, việc mua, bán của chúng ta sẽ phải cạnh tranh với các xưởng của châu Âu, giá tăng lên ngay tức thì. Theo một số doanh nghiệp, giá gỗ của Châu Âu trong 2 năm vừa qua đã tăng 50% so với trước khi dịch bệnh xảy ra.

Đề xuất các giải pháp trong tình thế hiện nay, bà Phan Thị Thu Trang – Trưởng phòng xuất nhập khẩu gỗ An Lạc cho rằng, cần nhanh chóng tìm cách phối hợp để duy trì sản xuất, sản lượng, nguồn hàng phù hợp. Việc xây dựng nguồn cung mới từ Nga trong thời điểm hiện nay là rất khó, do đó, cần tận dụng những nguồn cung cũ hiện vẫn đang duy trì được.

Ông Vũ Hải Bằng – Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Woodsland cho rằng, với các đối tác, chúng ta có thể bàn việc thay thế chi tiết một số loài gỗ nhập khẩu từ Nga để có thể thay thế và duy trì sản xuất, xuất khẩu được. Ngoài ra, hiện nay, bất lợi thấy nhiều, nhưng ông Bằng cho rằng, ở đâu đó vẫn có cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam. Điều đó thể hiện qua việc, những nhà sản xuất nội thất châu Âu đang thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu, do đó, đây cũng là cơ hội để chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới để bù vào sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu mà họ đang cần.

Thực tế, xung đột giữa Nga - Ukraine có thể thay đổi trong tương lai, từ đó các tác động giả định nêu ra ở trên có thể thay đổi. Điều quan trọng là ngành gỗ Việt cần luôn ở trong tâm thế sẵn sàng chuẩn bị nhằm chủ động nắm bắt thông tin và ứng phó đúng thời điểm.

Đặc biệt, theo các chuyên gia, việc chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước đóng vai trò rất quan trọng, nhằm giảm thiểu các bất ổn trong luồng cung gỗ nhập khẩu trong tương lai. Để làm được điều này đòi hỏi nỗ lực chung của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và các hộ trồng rừng. Chính phủ có thể đưa ra các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích việc trồng rừng gỗ lớn. Ngoài ra, các cơ chế chính sách cũng cần tập trung vào tạo môi trường nhằm thu hút doanh nghiệp chế biến vào đầu tư tại các vùng nguyên liệu rừng trồng.

Mặt khác, Việt Nam cần có chiến lược phát triển nguồn gỗ nguyên liệu rừng trồng. Chiến lược bao gồm việc đa dạng hóa các loài gỗ rừng trồng trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về các loài sử dụng trong chế biến.

Thực tế, nguồn cung nguyên liệu gỗ trong nước là giải pháp mang tính đảm bảo quan trọng, như các doanh nghiệp chế biến gỗ đã chia sẻ: “Đây chính là điểm tựa rất lớn cho các doanh nghiệp gỗ và lâm sản trong điều kiện tình hình có nhiều bất ổn”./.

BT

Tin bài khác
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Sáng 7/1, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo các ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.
Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Thị trường bất động sản 2024 ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Căn hộ chung cư chiếm 75% lượng giao dịch, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Bộ Xây dựng xác nhận các giải pháp điều hành hiệu quả để thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt là triển khai 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, với 644 dự án đang triển khai trên cả nước.
Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Giá đất tăng mạnh tại nhiều khu vực xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của các dự án hạ tầng, đô thị và du lịch ở Bình Thuận có chiều hướng phát triển. Đặc biệt, các khu vực có tiềm năng kinh tế và kết nối giao thông thuận lợi.
Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Trị đã có phiên họp với các sở, ngành và địa phương để thẩm định kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh, tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, với những yêu cầu mới về kỹ thuật, bảo mật và kết nối dữ liệu.
Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) sôi động nhờ kênh huy động vốn từ trái phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, dù tạo cơ hội lớn, nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần thận trọng.
Định giá đất ‘

Định giá đất ‘'tắc nghẽn'’: Nguyên nhân và giải pháp từ chính sách

Khó khăn trong công tác định giá đất đang khiến hàng loạt dự án bất động sản đình trệ. Việc thiếu tính rõ ràng trong quy trình pháp lý và sự thay đổi liên tục của các nghị định gây nên tình trạng này.
Đầu tư bất động sản 2025 - Những yếu tố cần lưu ý

Đầu tư bất động sản 2025 - Những yếu tố cần lưu ý

Giới đầu tư cho rằng, bất động sản 2025 sẽ phát triển mạnh mẽ nếu tập trung vào nhu cầu ở thực. Những yếu tố quan trọng để đầu tư thành công sẽ là vị trí, giá trị cộng đồng và kết nối giao thông.
Quy hoạch mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Quy hoạch mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Theo phương án điều chỉnh ranh giới, KKT Đông Nam Quảng Trị sẽ có tổng diện tích 26.092 ha, tăng 2.300 ha so với quy hoạch cũ.
Bộ Xây dựng: Yêu cầu quản lý chặt việc chuyển công năng công trình

Bộ Xây dựng: Yêu cầu quản lý chặt việc chuyển công năng công trình

Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát việc chuyển đổi công năng các công trình nhà ở và đảm bảo an toàn cháy nổ theo quy định pháp luật.
Lãi suất ngân hàng ngày 21/12/2024: Nhiều ngân hàng có lãi suất trên 7,4%

Lãi suất ngân hàng ngày 21/12/2024: Nhiều ngân hàng có lãi suất trên 7,4%

Lãi suất ngâng hàng ngày 21/12/2024, một số ngân hàng đưa ra lãi suất đặc biệt lên đến 9,5%, thu hút sự chú ý lớn từ khách hàng với những điều kiện đặc biệt.