Thứ hai 13/01/2025 06:39
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

12/01/2025 22:29
Kẹt xe khiến TP.HCM thiệt hại 6 tỷ USD, Hà Nội 1-1,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này đẩy chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Kẹt xe đường vào cảng cát lái
Kẹt xe đường vào cảng Cát Lái (thành phố Hồ Chí Minh).

Những ngày cuối năm tại TP HCM và Hà Nội bùng phát tình trạng ùn ứ, tắt nghẽn giao thông, kẹt xe nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như mật độ xe cộ ở hai đô thị này ngày càng tăng, trong khi mật độ đường sá thấp. Ngoài ra có yếu tố tâm lý, khi nhiều người điều khiển phương tiện giao thông điều chỉnh hành vi, chấp hành nghiêm Nghị định 168 có hiệu lực từ 1/1/2025, với mức phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông rất cao.

Thực tế không phải bây giờ TP HCM và Hà Nội mới xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ giao thông, mà xảy ra từ lâu. Các cơ quan chức năng ở hai địa phương này, dù rất cố gắng nhưng vẫn chưa thể giải quyết được tình trạng này.

Ở góc độ kinh tế, kẹt xe, ùn tắc giao thông, gây thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế.

Mỗi năm TP. HCM thiệt hại 6 tỷ USD vì ùn tắc giao thông

Tại buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 12/7/2022, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. HCM cho biết, qua nghiên cứu của đơn vị và Viện Nghiên cứu phát triển TP, mỗi năm TP. HCM thiệt hại khoảng 6 tỷ USD vì tình trạng ùn tắc giao thông. Để giải quyết tình trạng này, TP HCM triển khai các dự án đường Vành đai 2, 3, 4.

Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM dài hơn 76km đã được Quốc hội thông qua về chủ trương đầu tư, với tổng mức dự toán là 75.378 tỉ đồng. Đây là số tiền đầu tư rất lớn và để thông qua được đã phải qua nhiều lần “nâng lên đặt xuống” tính toán, cân nhắc. Thế nhưng, số tiền đầu tư này nếu so với phí tổn, thiệt hại do tình trạng ùn tắc giao thông gây ra mỗi năm tại TP. HCM, cũng chỉ bằng khoảng 1/2.

Nếu dự án này giải quyết được một phần bài toán ùn tắc giao thông ở TP. HCM thì thiệt hại kinh tế do tình trạng này gây ra sẽ được khắc phục, thì nền kinh tế có điều kiện để đầu tư về hạ tầng giao thông tốt hơn.

Ở góc độ khác, thiệt hại do kẹt xe, ùn tắc giao thông tác động rất lớn đến tăng trưởng, lợi nhuận của doanh nghiệp, kìm hãm tốc độ của nền kinh tế, gây ra lạm phát chi phí và lãng phí tiền của của người dân, doanh nghiệp. Vài năm trước, ngay từ sáng sớm, tất cả các tuyến đường ra vào cảng Cát Lái, Phú Hữu (TP. HCM) bị ùn tắc kéo dài khiến hàng ngàn phương tiện “chôn chân” trên đường, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Một phép tính đơn giản cho thấy, nếu hạn chế được thiệt hại do ùn tắc giao thông gây ra tại TP. HCM trong 1 năm, có thể đủ tiền để xây tới 2 dự án tương đương đường Vành đai 3 chứ không chỉ 1.

Không chỉ TP. HCM xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, cả khu vực kinh tế động lực Đông Nam bộ cũng tương tự. Đó là lý do tuyến đường Vành đai 4 dài 207 km đi qua 5 tỉnh, thành, gồm TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng chiều dài gần 207 km được khởi động, với khái toán tổng mức đầu tư hơn 136.000 tỷ đồng, lớn nhất trong các dự án giao thông phía Nam từ trước tới nay.

Ngày 23/11/2024, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đã ký tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ KH-ĐT về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. HCM.

Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội thông qua, tuyến đường chiến lược này dự kiến khởi công năm 2025, hoàn thành sau ba năm, là công trình có quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở khu vực phía Nam. Dự án khi hoàn thành sẽ tạo trục giao thông chiến lược liên kết các cao tốc, quốc lộ, sân bay, giúp phát triển kinh tế xã hội cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với kỳ vọng tạo xung lực thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và cả Tây Nguyên.

Đường Vành đai 4 TP. HCM hình thành là để hiện thực hóa Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tuyến đường quan trọng này sẽ góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giảm mạnh giá thành logistics, tạo tiền đề để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nếu đường Vàng đai 3 và 4 hoàn thành, có bản TP. HCM giải quyết được bài toán giao thông ở tầm vóc khu vực, vận tải hàng hóa, logistics. Tuy nhiên giao thông nội đô vẫn là bài toán chưa có lời giả. Bằng chứng là khi chấp hành nghiêm Nghị định 168 với các biện pháp xử phạt những hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông rất nghiêm khắc, lập tức tình trạng kẹt xe, ùn ứ giao thông bùng phát.

Để giải bài toán này cực khó, vì TP.HCM với hơn 9,3 triệu dân, có mật độ xe quá cao, với hơn 1 triệu ôtô, gần 8,5 triệu xe máy, chưa tính xe vãng lai. Trong khi đó, mật độ đường giao thông ở TP hiện chỉ đạt khoảng 2,44 km mỗi km2, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn 10-13 km mỗi km2 khiến nhiều tuyến đường trở nên quá tải.

Giải pháp tối ưu là phát triển vận tải công cộng, đặc biệt TP đang đặt ra mục tiêu đến năm 2045 làm thêm 168,36 km metro, nâng tổng chiều dài lên khoảng 351,08 km. Vào năm 2060, sẽ hoàn thành thêm 159 km để hoàn thành toàn bộ mạng lưới metro dài khoảng 510 km.

do tuyến đường Vành đai 4
Tuyến đường Vành đai 4 .

Hà Nội thiệt hai do ùn tắc giao thông 1 đến1,2 tỷ USD/năm

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường, Hà Nội có gần 8 triệu phương tiện giao thông, trong đó, có hơn 1 triệu ô tô; 6,6 triệu xe máy và gần 185.000 xe máy điện, tốc độ gia tăng phương tiện giao thông trung bình của Hà Nội khoảng 4-5%/năm. Tuy nhiên, diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị còn thấp (đạt khoảng 10,35%). Hạ tầng giao thông chỉ tăng 0,5%/năm, còn phương tiện giao thông tăng 4-5% dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.

Ông Nguyễn Phi Thường còn thông tin: Một số nghiên cứu cho thấy, thiệt hại do ùn tắc giao thông đối với Hà Nội dao động từ 1-1,2 tỷ USD/năm. Đó còn chưa kể đến tình trạng ùn tắc giao thông còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân.

Cũng như TP. HCM, trong những ngày này, Hà Nội cũng ùn tắc giao thông rất nghiêm trọng. Nhiều trục đường như Láng, Trường Chinh, Tây Sơn, Khuất Duy Tiến, Hoàng Minh Giám, đại lộ Thăng Long… hàng dài xe cộ ùn ứ nhích từng chút, dù không phải trong khung giờ cao điểm.

Báo cáo mới nhất của Sở GTVT Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2024, Hà Nội xác định có 33 điểm ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm. Đến hết tháng 11/2024, TP đã xử lý được 13 điểm, còn lại 20 điểm. Tuy nhiên, Hà Nội lại phát sinh thêm 16 điểm ùn tắc, nâng tổng số điểm ùn tắc trong giờ cao điểm của thủ đô lên 36.

Nguyên nhân, có yếu tố người tham gia giao thông điều chỉnh hành vi tham gia giao thông vì sợ bị phạt nặng theo Nghị định 168, nguyên nhân chính TP. Hà Nội còn thiếu những tuyến đường quan trọng có thể giải tỏa tình trạng tắc nghẽn giao thông. Nhiều dự án trọng điểm đang có tiến độ rất chậm, các con đường nghìn tỉ như Vành đai 1 (Hoàng Cầu - Voi Phục), mở rộng quốc lộ 6 (Ba La - Xuân Mai), đường nối cao tốc Pháp Vân - Vành đai 3, mở rộng đường Tam Trinh… đều đang bị chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng. Nhiều cây cầu lớn vượt sông Hồng được lên kế hoạch triển khai, nhưng đến nay vẫn chưa được khởi công, như cầu Thượng Cát, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi...

“Xây dựng đề án giao thông thông minh và hướng đến hệ thống giao thông Hà Nội thông minh và bền vững” là giải pháp mà TP. Hà Nội đang hướng tới.

Theo đó, Hà Nội cần nhanh chóng trở thành TP thông minh, trong đó phát triển hệ thống giao thông thông minh là một trong các trụ cột chính. Hệ thống giao thông thông minh (ITS) sẽ gồm 4 phần chính: Người dùng ITS, phương tiện giao thông tích hợp thiết bị thông minh, cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và trung tâm điều hành, giám sát giao thông TP.

Chi phí logistics tăng cao

Các số liệu được công bố tại Hội nghị Logistics 2023 cho thấy, chi phí vận tải trên tổng chi phí logistics của Việt Nam đang ở mức rất cao, lên tới hơn 60%, cao khoảng gấp đôi so với các nước khác. Trong khi chi phí vận tải chỉ chiếm 30 - 40% tổng chi phí logistics. Đây là con số rất lớn.

Con số này khiến nhiều doanh nghiệp trăn trở bởi nó cao khoảng gấp đôi so với các nước khác. Doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa rất kỳ vọng vào vận tải đường sắt, giúp giảm chi phí so với vận tải đường bộ. Tuy nhiên, hệ thống đường sắt của nước ta có từ thời Pháp để lại, rất lạc hậu về quy mô lẫn công nghệ, quá cũ, khổ đường sắt chỉ có 1m. Nếu so sánh với Trung Quốc, họ có lợi thế đường sắt nội địa chở hàng hóa rất tốt, khổ chuẩn 1,435m, rộng hơn và nhanh hơn nhiều. Nhờ vậy, vận tải nội địa của họ thừa sức cạnh tranh với vận tải ngoại tham gia vào thị trường này.

Hạ tầng giao thông yêu, đẩy chi phí logistics của Việt Nam tăng cao, tương đương 30- 40% giá thành sản phẩm, tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác. Trong khi đó có khoảng gần 80% lưu lượng hàng hóa của doanh nghiệp được vận chuyển bằng đường bộ với chi phí cao, làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam.

Xây dựng và hoàn thiện các tuyến cao tốc quốc gia là biện pháp mà Chính phủ đang tiến hành ráo riết. Hiện cả nước đang thi công 1.700 km cao tốc, trong đó có một số tuyến vừa đưa vào hoạt động. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng, đẩy nhanh tiến độ các dự án để hoàn thành thêm khoảng 1.200 km cao tốc, bảo đảm thực hiện mục tiêu có ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025.

TP. HCM, Hà Nội chưa tính toán được ùn tắc giao thông, kẹt xe ảnh hưởng đến tăng trưởng GRDP tới mức nào, nhưng với con số thiệt hại nhiều tỷ USD như đã nêu, cho thấy những tồn đọng, yếu kém về hạ tầng giao thông ảnh hưởng tới dân sinh, bào mòn túi tiền của dân, của các doanh nghiệp.

Tin bài khác
Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Nền kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn.
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Năm 2024, Lào đã xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Vientine (Lào).
Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Năm 2024, ngành Hải quan không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ qua các thành tựu trong thu ngân sách, đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao vị thế của ngành Hải quan trên trường quốc tế mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững trong nước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

Với những động lực mạnh mẽ được chuyển tiếp từ năm 2024, UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7% trong năm 2025.
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 được nhóm phân tích của SSI Research dự báo chủ yếu đến từ đầu tư và sản xuất, thay vì tiêu dùng trong ngắn hạn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động, Chính phủ Việt Nam quyết định áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.
Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Cao tốc Cà Mau - Đất Mũi: Động lực phát triển mới cho vùng cực Nam Tổ quốc

Trong một bước tiến quan trọng nhằm củng cố hệ thống giao thông đường bộ quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 12/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050. Điểm nổi bật của quyết định này là việc bổ sung tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực cực Nam của Việt Nam.
Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025: Thách thức lớn nhưng khả thi

Chiều ngày 8/1/2025, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm đã trả lời các câu hỏi của báo chí về triển vọng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

Chủ tịch Vinasme: Diễn đàn Kinh tế 2025 mang lại giải pháp đột phá

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) cho rằng, diễn đàn Kinh tế Việt Nam mùa Xuân 2025 đã thành công với nhiều giải pháp đột phá từ các chuyên gia, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới, với mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài Chính xem xét nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính có thể đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân vào tháng 10 nếu CPI tăng trên 20%, giúp giảm áp lực cho người nộp thuế trong năm 2025.
Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Đề xuất mới từ Bộ Công Thương: Rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 3 tháng còn 2 tháng/lần

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện nhằm triển khai thi hành Luật Điện lực, với điểm nổi bật là giảm chu kỳ điều chỉnh giá từ 3 tháng xuống còn 2 tháng. Đây là bước tiến mới hướng tới việc điều tiết giá điện linh hoạt hơn, đảm bảo tính thị trường và công bằng giữa các đối tượng chịu tác động.
Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Bộ Tài chính cần sớm hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Đây là thông tin ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đưa ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra chiều 7/1.
Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Ngành công nghiệp tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020

Tại họp báo thường kỳ quý IV/2024 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội, bà Mai Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4%, mức cao nhất kể từ năm 2020.