
Hướng dẫn về ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thông tư số 64/2021/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp ổn định và phát triển là một trong các chủ trương lớn của Chính phủ.
Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ưu tiên thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý.
Thông tư số 64/2021/TT-BTC quy định nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư số 64/2021/TT-BTC đồng thời quy định nội dung và mức chi chung phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cụ thể, đối với các nội dung chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thì thực hiện theo quy định hiện hành, gồm: kinh phí tổ chức các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết; hội nghị tập huấn; công tác phí trong nước; đi công tác nước ngoài; chi dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại; chi làm đêm, thêm giờ phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; chi hoạt động kiểm tra, giám sát.
Ngoài các nội dung chi nêu trên, Thông tư quy định một số nội dung và mức chi cụ thể như: chi xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng các dữ liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; chi hoạt động cung cấp thông tin pháp luật trong nước, thông tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa; chi biên soạn sách, tài liệu; chi sản xuất, phát hành, phát sóng các chương trình thu hình, thu thanh; các nội dung chi khác liên quan đến hoạt động cung cấp thông tin...
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính quy định việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về kế toán. Theo đó, việc lập dự toán đối với chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thì sẽ căn cứ chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ; căn cứ kế hoạch triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư này.
Thông tư nêu rõ các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và tổng hợp chung trong kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm theo quy định; gửi cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp tổng hợp, gửi đơn vị dự toán cấp I để gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Kinh phí để thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh năm 2021 do các bộ, cơ quan ngang bộ và chính quyền địa phương cấp tỉnh bố trí, sắp xếp trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao để thực hiện.
Việc dự toán, quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hỏ và vừa của các cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo quy định hiện hành.
H.An
- Công bố gói hỗ trợ viễn thông 10.000 tỉ đồng cho người dân, kéo dài trong 3 tháng
- Ưu tiên tiêm vắc-xin và tăng cường quản lý đội ngũ lái xe vận tải hàng hóa
- Doanh nghiệp cần biết: Tăng cường xét nghiệm và giám sát hiệu lực giấy xét nghiệm COVID-19 của lái xe
- Hà Nội: Không xử phạt hành chính người chậm nộp thuế trong thời gian cách ly
Cùng chuyên mục


Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp

Bộ Tài chính đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp lớn

VCCI đề xuất bỏ biện pháp tăng thuế gián thu điều tiết tiêu dùng

Người dân muốn đăng ký thường trú ở Hà Nội phải có chỗ ở từ 8-15 m2

Bộ Tài chính đề xuất 4 nhóm chính sách lớn sửa Luật Thuế TNDN
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?