Thứ sáu 09/05/2025 14:27
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp

01/10/2024 15:58
Chiều 1/10, tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội DN tỉnh Hưng Yên, ông Trịnh Văn Diễn - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hưng Yên đã chia sẻ về tình hình phát triển kinh tế- xã hội và thu hút đầu tư, tình hình hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bài liên quan
Hưng Yên: Là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các đơn vị đầu tư trong và ngoài nước
Hưng Yên: Vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2023
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên: 20 năm gắn kết và phát triển

ông Trịnh Văn Diễn - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hưng Yên
Ông Trịnh Văn Diễn - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên.

Theo đó, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (GRDP) tăng 6,81%, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 8/11 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 64,13%; Thương mại, dịch vụ chiếm 28,05%; Nông nghiệp, thủy sản chiếm 7,82%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 31.877,8 tỷ đồng, đạt 45,5% kế hoạch, tăng 11,45% so năm 2023. Tổng thu ngân sách nhà nước đến hết ngày 27/9/2024 là 30.103,4 tỷ đồng, đạt 9,71% dự toán HĐND giao.

Chia sẻ về tình hình thu hút đầu tư, quản lý và phát triển các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ông Trịnh Văn Diễn cho biết: Trong 9 tháng đầu năm 2024, kết quả thu hút đầu tư mới và điều chỉnh tăng thêm đạt 26.557,7 tỷ đồng và 645,36 triệu USD (tổng tương đương 1.719,1 USD). Trong đó: 114 dự án đầu tư mới (tăng 48 dự án so với cùng kỳ năm 2023), bao gồm có 72 dự án trong nước (tăng 40 dự án so với cùng kỳ năm 2023) và 42 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 8 dự án so với cùng kỳ năm 2023), tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21.188 tỷ đồng (tăng 10.383 tỷ đồng) và 561,9 triệu USD (tăng 139,2 triệu USD). Đồng thời thực hiện điều chỉnh tăng vốn cho 89 lượt dự án (56 dự án trong nước và 33 dự án nước ngoài) với tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm là 5.369,7 tỷ đồng và 83,46 triệu USD. Nâng tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh 2.303 dự án, trong đó có 1.715 dự án trong nước và 588 dự án nước ngoài với số vốn đầu tư đăng ký là 343.843 tỷ đồng và 7,68 tỷ USD.

Các dự án đầu tư tập trung vào các nhóm ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu: Cơ khí, luyện kim; sản xuất máy móc, thiết bị; sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất sản phẩm điện, điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, dệt may và da giầy, bao bì,...

Các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào trong các khu công nghiệp, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản là quốc gia đầu tư có số dự án và vốn đầu tư lớn nhất với 147 dự án (chiếm 43% về số dự án) và 3,6 tỷ USD (chiếm 54% về tổng vốn đầu tư đăng ký); Trung Quốc với 70 dự án (chiếm 21% về số dự án) và 957 triệu USD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư đăng ký); và tiếp theo là Hàn Quốc với 63 dự án (chiếm 19% về số dự án) và 650 triệu USD (chiếm 10 % tổng vốn đầu tư đăng ký); các quốc gia còn lại như: Hoa Kỳ, Anh, Italia, Đức, Thụy Sỹ, Canada, Singapore, Hà Lan, Thái Lan,…

Trong đó một số dự án có vốn đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao do các tập đoàn kinh tế lớn nước ngoài và trong nước đầu tư, như: Các dự án của Toto với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 403 triệu USD, Dự án của Nippon Mektron với tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD; Các dự án của Kyocera với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 264 triệu USD, Dự án Hoya với tổng vốn đầu tư đăng ký 214 triệu USD, Các dự án của Hyundai với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 210 triệu USD; Dự án của Canon với tổng vốn đầu tư đăng ký 128 triệu USD; Dự án sản xuất phim phân cực LCD sử dụng cho điện thoại thông minh và ô tô của Công ty TNHH Nitto Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 132 triệu USD, Dự án sản xuất chế biến thực phẩm của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 88 triệu USD; Dự án của Daikin với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 95 triệu USD, Dự án của tôn Hòa Phát với tổng vốn đầu tư đăng ký 4.300 tỷ đồng, và Dự án của Nutifood với tổng vốn đầu tư trên 1.600 tỷ đồng.....

Tính đến nay, toàn tỉnh có 18.038 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, với tổng vốn đăng ký trên 235.008 tỷ đồng.

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị Lãnh đạo tỉnh gặp gỡ doanh nhân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 10/6/2024, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 35 KCN được quy hoạch phát triển, với diện tích 12.048,63 ha, bao gồm: Giai đoạn đến năm 2030: Quy hoạch phát triển mới 30 KCN, với tổng diện tích: 9.183,53 ha; Quy hoạch phát triển mở rộng 04 KCN, với tổng diện tích: 405,1 ha. Tổng diện tích đất quy hoạch phát triển KCN giai đoạn đến năm 2030: 9.588,63 ha. Giai đoạn sau năm 2030: Quy hoạch phát triển mới 05 KCN, với tổng diện tích: 2.460 ha.

Trong số các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch, có 11 KCN đã hoàn thành lập, trình phê duyệt quy hoạch xây dựng KCN, với tổng quy mô diện tích 2.873,38 ha; 08 KCN với tổng quy mô diện tích 2.408 ha được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đồng ý chủ trương tiếp nhận tài trợ kinh phí thực hiện và đang được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh hoàn thiên các thủ tục pháp lý và tổ chức khảo sát, lập, điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng theo quy định; 16 KCN còn lại mới được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 10/6/2024. Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đang nghiên cứu triển khai lập quy hoạch xây dựng, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế địa phương theo từng giai đoạn.

Đến năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh quy hoạch 39 CCN với diện tích 1.706,01 ha, định hướng đến năm 2030 toàn tỉnh có 64 CCN, với tổng diện tích là 3.344,61 ha. Đến nay, đã có 24 CCN được UBND tỉnh quyết định thành lập, với tổng diện tích là 1.167,18 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 11.887,95 tỷ đồng. Hiện nay, có 05 CCN đã và đang đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng về mặt bằng để tiếp nhận dự án thứ cấp vào đầu tư (gồm CCN Phạm Ngũ Lão- Nghĩa Dân; CCN Phùng Chí Kiên; CCN Quảng Lãng - Đặng Lễ, CCN Quang Vinh – Vân Du và CCN Trần Cao – Quang Hưng).

Tin bài khác
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Năm 2025 mục tiêu quy mô kinh tế trên 500 tỷ USD

Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8%, với quy mô nền kinh tế trên 500 tỷ USD, do vậy Chính phủ triển khai các giải pháp đồng bộ về thể chế, hạ tầng và cải cách hành chính để đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu cắt giảm mạnh thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh

Ngày 4/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nghiêm cấm nhũng nhiễu, thông tin sai lệch ảnh hưởng doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã nêu rõ: Nghiêm cấm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, đưa thông tin sai lệch, không chính xác, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, doanh nhân.
Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Tổng bí thư Tô Lâm vừa thay mặt Bộ Chính trị ký Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân với nhiều tư tưởng đột phá.