Chủ nhật 11/05/2025 16:45
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

‘Hỗ trợ doanh nghiệp trong dịch Covid-19 phải liệu cơm gắp mắm’

12/10/2020 00:00
Đại biểu Quốc hội cho rằng Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ kinh tế cho doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh khó khăn, nhưng phải rõ ràng, đúng đối tượng, phù hợp tiềm lực.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Sau đó, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo nghị định về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

Bàn luận vấn đề này, các đại biểu Quốc hội đưa ra nhiều quan điểm, trong đó nhấn mạnh nhiều giải pháp để không chỉ đối phó với dịch trong lúc hiện tại, mà còn thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

“Phải bắt bệnh mới bốc thuốc được”

Đại biểu Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, cho rằng những biện pháp của Chính phủ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 là rất cần thiết. Ông nhấn mạnh, trong điều kiện nguồn lực của Việt Nam còn hạn chế, cần hết sức cân nhắc các biện pháp sao cho phù hợp, đúng đối tượng, không nên cào bằng.

Ông Hùng cho rằng Chính phủ cần làm việc với các doanh nghiệp trụ cột, các hiệp hội ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau… để nắm bắt khó khăn của từng ngành, từ đó mới có những biện pháp phù hợp, đúng đối tượng.

“Phải bắt bệnh mới bốc thuốc được”, ông Hùng nói.

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Ảnh: Việt Linh.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình), cho rằng cần có các chính sách nhanh và đúng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, sức chống chịu của khối doanh nghiệp này sẽ khó khăn hơn so vói các nhóm khác.

Hiện tại, ông nhấn mạnh Thủ tướng đã có Chỉ thị 11 về các biện pháp hỗ trợ, do đó, ông mong muốn các bộ ngành sớm đưa các chính sách hỗ trợ vào thực tế, một cách kịp thời.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng trong bối cảnh dịch hiện nay, Chính phủ phải chấp nhận đương đầu với tụt giảm về tăng trưởng GDP trong bối cảnh dịch Covid-19. Ông cho rằng các chính sách thuế cho doanh nghiệp phải hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và Nhà nước.

Tuy nhiên, đại biểu Hòa nhấn mạnh các chính sách phải rõ ràng, minh bạch, và không để một số doanh nghiệp trục lợi.

“Không phải hỗ trợ một cách ồ ạt. Có thể sẽ có doanh nghiệp lợi dụng chính sách để được Chính phủ hỗ trợ trong lúc này”, ông Hòa nói.

Cả giải pháp phi tài chính

Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nhắc đến những chính sách phi tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, qua đó giúp duy trì tăng trưởng trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành.

Theo ông Nghĩa, Việt Nam chưa có tiềm lực kinh tế bằng các nước phát triển, thậm chí ngân sách luôn bị thâm hụt. Đặc biệt, khi tình hình dịch ngày càng kéo dài, thu ngân sách càng bị giảm sút. Trong điều kiện đó, ngoài trợ giúp tài chính, Chính phủ phải tính đến cả các biện pháp phi tài chính, như cơ chế, chính sách, để hỗ trợ doanh nghiệp.

“Phải giải bài toán hỗ trợ lúc này một cách khoa học, hợp lý. Ngân sách hạn chế nên trợ giúp doanh nghiệp thì phải liệu cơm gắp mắm”, ông Nghĩa nói.

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Hoàng Hà.

Vị đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp nào khó khăn về vốn thì cần có chính sách khoanh nợ, giãn nợ, hoãn thuế, từ đó giúp duy trì doanh nghiệp, duy trì sản xuất kinh doanh và công ăn việc làm.

Tuy nhiên, cũng có những doanh nghiệp không gặp khó khăn về vốn mà lại cần những biện pháp hỗ trợ khác. Ông ví vụ việc nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về các dự án đầu tư bị ách tắc, ví dụ như khu vực bất động sản, đang rất cần tháo gỡ về cơ chế, chính sách. Ông Nghĩa nhắc đến nhiều dự án bất động sản tại TP.HCM đang bị đình trệ nhiều năm. Trong số này nhiều doanh nghiệp có tiềm lực, sẵn sàng thực hiện các dự án khi được cho phép, tạo nguồn cung ra thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

“Các dự án có những vướng mắc khác nhau, nên khi tháo gỡ cần vận dụng để bảo đảm hài hòa các lợi ích. Lợi ích Nhà nước không bị thiệt hại, doanh nghiệp được triển khai dự án, xã hội được hưởng lợi. Dịch bệnh nghiêm trọng, lan rộng toàn cầu, gây tổn thất nhiều mặt và có nguy cơ kéo dài, đã tạo ra một tình thế đặc biệt. Do vậy, cần phải thiết kế các chính sách hỗ trợ tương xứng với tình thế đặc biệt đó ”, ông Nghĩa nói.

Ông chia sẻ nếu vướng quy định của pháp luật, Quốc hội có thể ra một nghị quyết đặc thù, giống nghị quyết về giải quyết nợ xấu trước kia, để tháo gỡ cho các dự án.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng nhắc đến vấn đề đẩy mạnh đầu tư công. Ông cho rằng do tình hình dịch bệnh, việc huy động đầu tư tư nhân vào các công trình hạ tầng, như đường cao tốc Bắc Nam, sẽ gặp khó khăn. Thay vì chờ đợi đầu tư tư nhân, nhà nước có thể làm chủ đầu tư, hoặc chủ trì huy động đầu tư, rồi tổ chức đấu thầu để triển khai dự án.

“Do đầu tư từ vốn ngân sách, Chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp hành chính để thúc đẩy giải ngân, qua đó giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, tạo ra công ăn việc làm, để người lao động có thu nhập”, ông chia sẻ. Cuối cùng, ông Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh dịch Covid-19 dẫn đến nguy cơ thất nghiệp tăng cao, điều này là cực kỳ đáng lo, nhất là khi nhiều người lao động thuộc diện nghèo, thu nhập thấp, không có tài sản dự trữ. Ông mong muốn Chính phủ có các chính sách để hạn chế thất nghiệp, hạn chế khó khăn cho đời sống người dân, nếu không hậu quả sẽ rất lớn.

Hiếu Công

Tin bài khác
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.