Thứ năm 26/12/2024 22:39
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

GS Đặng Hùng Võ: Có nhiều lỗ hổng rất lớn ở khung pháp lý về dự án BT

12/10/2020 00:00
Những bất cập của dự án BT vẫn là câu chuyện “dài kỳ” khi hành lang pháp lý trong thực hiện các dự án này còn nhiều lỗ hổng.

Bộ Tài chính đề nghị UBND thành phố Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT để bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ. Như vậy, các dự án BT của Hà Nội phải tạm dừng lại, để chờ Nghị định của Chính phủ quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT có hiệu lực thi hành. Đây cũng là bước khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện các dự án BT.

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn GS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề này.

PV: Quan điểm của ông thế nào về việc các dự án BT bộc lộ rất nhiều vấn đề và Bộ Tài chính đã yêu cầu dừng dùng quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT?

GS Đặng Hùng Võ: Tôi cho rằng dừng dùng quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT là cần thiết. Đầu tư theo hình thức BT, theo tôi, có nhiều khoảng trống trong quy định của pháp luật. Chính phủ đã có Nghị định về các dự án đối tác công tư (PPP), như Nghị định số 108 ngày 27/11/2009 và Nghị định số 24 ngày 05/4/2011 sửa đổi một số điều của Nghị định 108/2009/NĐ-CP. Trong Nghị định có quy định về hình thức đầu tư BT, nhưng cũng có rất nhiều các quy định lơi lỏng, đơn cử như quy định đất trả cho các dự án BT có thể giao đồng thời với việc thực hiện công trình hạ tầng.

gs dang hung vo: co nhieu lo hong rat lon o khung phap ly ve du an bt hinh 1
GS Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ví dụ dự án BT xây dựng đường trục phía nam Hà Nội, do Cienco 5 làm chủ đầu tư, với 41 Km đường (mặt cắt đường 40 m, 4 làn xe) từ ngã ba Kiến Hưng (Hà Đông) tới Pháp Vân - Cầu Giẽ (Thường Tín), Nhà nước sẽ trả cho nhà đầu tư các khu đất để phát triển khu đô thị mới Thanh Hà và Mỹ Hưng. Sau 9 năm thực hiện, mới chỉ xây dựng được 12 km đường, nhưng đất đai cho phát triển khu đô thị mới Thanh Hà và Mỹ Hưng đã được giao cho chủ đầu tư và chủ đầu tư đã bán đất Thanh Hà cho chủ đầu tư khác.

Chính việc giao đất đối ứng dự án BT cùng với việc làm hạ tầng dẫn tới lơi lỏng trong quản lý. Hơn nữa, không có quy định cụ thể về việc định giá hạ tầng do nhà đầu tư xây dựng, kiểm toán kỹ thuật.

PV: Ngoài bất cập nêu trên, ông thấy dự án BT còn vấn đề gì nữa?

GS Đặng Hùng Võ: Một số dự án BT, giao đất đổi lấy dự án xây dựng hạ tầng giao thông cùng trong một khu đô thị thì cũng là một vấn đề. Chủ đầu tư xây dựng dự án hạ tầng giao thông trong khu đô thị, sau đó lại xây nhà trên khu đô thị đó để bán. Như vậy chủ đầu tư được lợi cả hai đường, công trình hạ tầng giao thông làm cho chính dự án khu đô thị của mình thụ hưởng và cũng là công trình hạ tầng giao thông đối ứng với quỹ đất được nhận.

Ở đây Nhà nước dường như không được hưởng lợi từ sự phát triển hạ tầng giao thông. Ví dụ điển hình là các dự án Ecopark, khu đô thị Thanh Hà của Cienco 5 hay khu đô thị Nam Cường ở thành phố Hải Dương...

Trong Luật Đất đai 2013 không có quy định nào về định giá tài sản, cũng như định giá hạ tầng để đổi đất. Về dự án BT, chỉ quy định thẩm quyền ai là người giao đất cho các dự án BT (đó là UBND cấp tỉnh) nhưng không quy định về định giá. Đây là khoảng trống pháp luật rất lớn của Luật Đất đai 2013 đối với dự án BT. Theo tôi, Luật Đất đai có thể không quy định về định giá hạ tầng nhưng phải quy định về định giá đất, định giá thế nào để giá trị đất đai đem đổi tương xứng với giá trị của hạ tầng.

Năm 2017 mới có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, có khá nhiều điều quy định về dự án BT, nhưng 01/01/2018 mới có hiệu lực và không áp dụng được với các dự án BT đã triển khai trước thời điểm đó.

Các quy định về dự án BT trong Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã có nhưng vẫn không cụ thể. Ví dụ như trong Luật vẫn quy định là đất đai được định giá cho phù hợp với giá thị trường, công trình hạ tầng phải được định giá cho phù hợp với giá thị trường. Nhưng thực tế đòi hỏi chi tiết hơn, định giá thế nào là phù hợp với giá thị trường?

PV: Theo ông, cần làm gì để lấp những “khoảng trống” pháp lý và quản lý tốt hơn dự án BT?

GS Đặng Hùng Võ: Hiện nay, hành lang pháp lý cho đầu tư theo hình thức BT đã được nâng cấp, mặc dù vẫn đang tồn tại những khoảng trống và khoảng chồng chéo pháp luật, cần tiếp tục hoàn thiện. Điều cần làm hiện nay là hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức BT dưới dạng một Nghị định của Chính phủ dưới ô của Luật Đầu tư công 2014 hoặc dưới ô của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Mặt khác, việc thực thi pháp luật cũng cần được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nhất là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BT.

Cần giới hạn lại phạm vi áp dụng dự án đầu tư theo hình thức BT: chỉ được áp dụng tại những địa phương kém phát triển, nguồn thu ngân sách yếu kém mà ngân sách trung ương vẫn phải trợ giúp, hạ tầng chưa đủ để thu hút đầu tư. Tại những địa phương có hạ tầng phát triển tốt thì không thực hiện dự án BT mà phải thực hiện cơ chế Nhà nước đấu giá đất để lấy tiền phát triển hạ tầng.

Dự án BT có nhược điểm chủ yếu là làm cạn kiệt nguồn lực đất đai. Khi áp dụng, cần hoàn thiện cơ chế xác định giá trị công trình hạ tầng, giá trị đất đai trả cho nhà đầu tư và chi tiết hóa hợp đồng BT theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, mọi dự án đối tác công - tư phải được công khai toàn bộ, có sự tham gia giám sát của người dân và cơ quan nhà nước có liên quan phải thực hiện đúng trách nhiệm giải trình trước các ý kiến giám sát của nhân dân. Đây là những nguyên tắc cơ bản của một hệ thống quản trị tốt.

PV: Xin cảm ơn ông.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư với 5 dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BT, và thanh toán bằng quỹ đất cho các nhà đầu tư. Các dự án này bao gồm: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến Khu đô thị mới C2 - Gamuda Gardens; Dự án xây dựng các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị dân cư quận Hà Đông; Dự án xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên, đoạn nối từ đường Minh Khai đến đường Vành đai 2,5; Dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3. Các nhà đầu tư được giao gồm Tập đoàn Tân Hoàng Minh, Văn Phú Invest, Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát...

Hoài Lan (thực hiện)

Tin bài khác
Trung tâm thương mại: Mô hình kinh doanh dấp dẫn cho khách thuê

Trung tâm thương mại: Mô hình kinh doanh dấp dẫn cho khách thuê

Mô hình trung tâm thương mại thu hút khách thuê nhờ không gian lý tưởng và các hoạt động marketing hiệu quả, đặc biệt trong các ngành F&B, mỹ phẩm.
Đón dự án ngàn tỷ, người dân kỳ vọng du lịch Cát Bà được nâng tầm

Đón dự án ngàn tỷ, người dân kỳ vọng du lịch Cát Bà được nâng tầm

Thông qua các dự án quy mô của nhà đầu tư lớn, du lịch Cát Bà kỳ vọng dần tháo gỡ điểm nghẽn, giúp “đảo ngọc Vịnh Bắc Bộ” cất cánh.
Bất động sản sẽ phục hồi nhờ chính sách mới và dòng vốn mạnh mẽ

Bất động sản sẽ phục hồi nhờ chính sách mới và dòng vốn mạnh mẽ

Ngành bất động sản Việt Nam đang từng bước phục hồi sau giai đoạn khó khăn, nhưng vấn đề nợ và khả năng trả nợ vẫn là thách thức lớn. Tuy nhiên, triển vọng năm 2025 đang sáng hơn.
Cân đối lại nguồn vốn dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt

Cân đối lại nguồn vốn dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt

Dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt có tổng mức đầu tư khoảng 25,058 tỷ đồng, nhưng khả năng cân đối vốn và nguồn lực còn nhiều khó khăn, cần tính toán lại trước khi triển khai.
Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Giá đất tăng mạnh tại nhiều khu vực xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của các dự án hạ tầng, đô thị và du lịch ở Bình Thuận có chiều hướng phát triển. Đặc biệt, các khu vực có tiềm năng kinh tế và kết nối giao thông thuận lợi.
Một góc Xuân Châu Âu ở Đà Lạt: Đón Tết Nguyên Đán tại Golden Imperial Hotel

Một góc Xuân Châu Âu ở Đà Lạt: Đón Tết Nguyên Đán tại Golden Imperial Hotel

Golden Imperial Hotel Đà Lạt - điểm đến lý tưởng để tận hưởng không chỉ vẻ đẹp mùa xuân, mà còn là không gian đậm chất Tết truyền thống, mang đến một kỳ nghỉ đáng nhớ cho gia đình và bạn bè…
Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, với những yêu cầu mới về kỹ thuật, bảo mật và kết nối dữ liệu.
Chung cư vẫn là lựa chọn hàng đầu tại Hà Nội năm 2025?

Chung cư vẫn là lựa chọn hàng đầu tại Hà Nội năm 2025?

Tại Hà Nội, nhu cầu về nhà ở tăng mạnh, dự báo chung cư sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản năm 2025 nhờ giá hợp lý và vị trí thuận tiện.
Bình Dương: Bảng giá đất mới cao nhất ở mức hơn 52 triệu đồng/m2

Bình Dương: Bảng giá đất mới cao nhất ở mức hơn 52 triệu đồng/m2

HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh bảng giá đất mới giai đoạn 2020 – 2024, giá đất cao nhất ở mức hơn 52 triệu đồng/m2.
Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Trái phiếu bất động sản: Cơ hội và rủi ro từ cuộc "phá băng" thị trường

Năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) sôi động nhờ kênh huy động vốn từ trái phiếu riêng lẻ. Tuy nhiên, dù tạo cơ hội lớn, nhưng cũng ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư cần thận trọng.
Cảng hàng không Tây Ninh dự kiến đầu tư 4.738 tỷ đồng giai đoạn đầu

Cảng hàng không Tây Ninh dự kiến đầu tư 4.738 tỷ đồng giai đoạn đầu

Dự án Cảng hàng không Tây Ninh giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng, dự kiến hoàn vốn sau 42 năm, tạo động lực phát triển kinh tế, du lịch và kết nối vùng Đông Nam Bộ.
Hà Nội sẽ có khoảng 30.000 căn hộ sẽ đưa vào thị trường năm 2025

Hà Nội sẽ có khoảng 30.000 căn hộ sẽ đưa vào thị trường năm 2025

Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ có thêm khoảng 30.000 căn hộ, giúp đáp ứng nhu cầu nhà ở đang tăng cao, dù giá bán vẫn duy trì ở mức cao.
TS. Nguyễn Minh Phong: Căn hộ dịch vụ tiện ích sẽ phát triển mạnh mẽ

TS. Nguyễn Minh Phong: Căn hộ dịch vụ tiện ích sẽ phát triển mạnh mẽ

TS. Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế cho rằng xu hướng căn hộ dịch vụ cao cấp sẽ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại các thành phố lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tiện ích chất lượng.
Thị trường bất động sản TP.Hồ Chí Minh 2025: Kỳ vọng bứt phá

Thị trường bất động sản TP.Hồ Chí Minh 2025: Kỳ vọng bứt phá

Bên cạnh những nhận định tích cực về thị trường bất động sản Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng được các chuyên gia đánh giá sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn phục hồi ổn định, bứt phá vào năm 2025.
UBND tỉnh Bình Phước thông qua quyết định về bảng giá các loại đất

UBND tỉnh Bình Phước thông qua quyết định về bảng giá các loại đất

Ngày 23/12, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị dưới sự chủ trì của Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, để thảo luận và thông qua các nội dung quan trọng liên quan đến lĩnh vực đất đai.