
Gia hạn điều tra chống bán phá giá bàn, ghế nhập khẩu
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1621/QĐ-BCT về việc gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Malaysia và Trung Quốc thêm 6 tháng. Thời hạn kết thúc điều tra vụ việc là ngày 1/3/2023.

Việc gia hạn này để có thêm thời gian xem xét toàn diện, khách quan những vấn đề liên quan đến vụ việc cũng như ý kiến của các bên. Trước đó, ngày 1/9/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2091/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Malaysia và Trung Quốc.
Bộ Công Thương sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp trước khi hoàn thành kết luận điều tra cuối cùng về vụ việc; đồng thời, tổ chức tham vấn công khai để tạo cơ hội cho các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc.
Các sản phẩm bị điều tra là bàn, ghế được phân loại theo các mã HS: 9401.30.00; 9401.40.00; 9401.61.00; 9401.69.90; 9401.71.00; 9401.79.90; 9401.80.00; 9401.90.40; 9401.90.92; 9401.90.99; 9403.30.00; 9403.60.90; 9403.90.90.
Quyết định điều tra được ban hành dựa trên kết quả thẩm định theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại với hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp bởi các doanh nghiệp đủ tư cách đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Sau khi có quyết định điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin, phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc gồm: Hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu của Malaysia và Trung Quốc; Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Nếu cần thiết, căn cứ báo cáo kết quả điều tra sơ bộ của Bộ Công Thương có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời để ngăn chặn hành vi bán phá giá tiếp tục gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
P.V (t/h)
- IMF: Các ngân hàng trung ương có thể "hạ cánh mềm" bằng cách cải thiện thông điệp
- Donald Trump rớt khỏi danh sách giàu nhất nước Mỹ
- Opec+ giữ nguyên chính sách sản lượng hiện tại sau khi giá dầu tăng
- Ngành ngân hàng có tổng giá trị trái phiếu phát hành lên đến 69.710 tỷ đồng
- Lãi hợp nhất 9 tháng của Tổng Công ty Viglacera có thể vượt 31% kế hoạch năm
Cùng chuyên mục


Chỉ còn nửa tháng để nộp Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất 2023

Sản xuất và phân phối xanh - Giải pháp cho phát triển kinh tế bền vững

Trình Chính phủ kế hoạch giảm thêm 2% lãi suất cho vay từ Quỹ phát triển DNNVV

Ngành thuế rốt ráo gỡ vướng, doanh nghiệp xuất khẩu nhận hàng ngàn tỷ tiền hoàn thuế

Đề xuất quy định mới về nộp tiền thuế, phí đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...