Thứ bảy 12/07/2025 16:37
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Đừng để khuyết điểm cá nhân lấn át chiến lược kinh doanh

16/11/2021 12:07
Đâu là nguyên nhân dẫn đến một chiến lược thất bại? Đó có phải là do thiếu tính khả thi, rối loạn tổ chức hay các vấn đề nội bộ? Những câu trả lời trên đều đúng như chưa đủ, trong hoạt động lãnh đạo doanh nghiệp, cần làm rõ một yếu tố khác quan trọng
Mỗi người lãnh đạo đều có yếu điểm riêng
Mỗi người lãnh đạo đều có yếu điểm riêng. (Ảnh: Flipboard)

Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng tính cách của người lãnh đạo đối với văn hóa tổ chức nhưng trên thực tế, một số khiếm khuyết về cách phản ứng vấn đề của người đứng đầu có thể dẫn đến tác động tiêu cực sâu rộng đến chiến lược kinh doanh. Ron Carucci - đồng sáng lập kiêm đối tác quản lý tại Navalent và David Lancefield, một chiến lược gia kiêm cố vấn cho các nhà lãnh đạo, nhận thấy rằng, mỗi chủ doanh nghiệp đều có cách thích ứng với hoàn cảnh khác nhau. Họ có thể thể hiện sự phấn khích hay sợ hãi, lo lắng tột độ làm giảm khả năng tự điều chỉnh phản ứng. Thay vì suy nghĩ rõ ràng, những người không kiểm soát được cảm xúc sẽ mặc định cho thói quen dẫn dắt, định hình hành động. Có cá tính và phong thái riêng là tốt nhưng không loại trừ trường hợp cảm xúc quá khích sẽ phủ một cái bóng lớn trong tổ chức, là nguyên nhân gây ra những thất bại khi thực hiện chiến lược. Dựa trên 60 năm kinh nghiệm, Ron và David đã xác định 4 khuyết điểm về tính cách của các nhà lãnh đạo và tác động cụ thể với chiến lược.

Nhà lãnh đạo quá tự tin

Một nhà lãnh đạo quá tự tin có xu hướng khuyến khích thái quá và phát triển các chiến lược không thực tế. Điều này tạo ra sự lo lắng không cần thiết cho nhân viên cấp dưới, những người trực tiếp thực hiện tham vọng. Những nhà lãnh đạo này quả thực có tính cách quyết đoán nhưng ngặt nỗi tầm nhìn ngắn hạn không bao quát được hết tác động của các xu hướng lâu dài. Khi họ nhận ra vấn đề, lúc này đã quá muộn để vãn hồi.

Một trong những khách hàng của David là ông John, Giám đốc điều hành của một tổ chức hạng trung. Người này tuyên bố những ý tưởng táo bạo, khiêu khích tương lai và không lắng nghe quan điểm góp ý khác. Thay vì thúc đẩy đội ngũ, John làm ra vẻ xa cách với nhân viên hay thậm chí gần như là xa lánh. Do đó, David đã đề xuất nâng cao nhận thức về bối cảnh của công ty hiện tại bằng cách mời về một cố vấn mà John vốn ngưỡng mộ bấy lâu nay để tư vấn công việc. Điều này giúp John có một khoảng không gian để John suy ngẫm thấu đáo hơn về tính khả thi của kế hoạch. Nếu bạn cũng là người tự tin thái quá giống như John, hãy tìm hiểu một số cách dưới đây:

Tổ chức tranh luận: Hãy mở một cuộc họp và yêu cầu người tham gia nêu các quan điểm khác nhau. Kế đến triển khai thành các nhóm nhỏ bao gồm những người có nền tảng, chuyên môn, phong cách hoàn toàn khác biệt dẫn đến bất đồng quan điểm.

Lắng nghe ý kiến trái chiều: Không phải tất cả nhân viên lúc nào cũng nói “có” hay đồng tình với lãnh đạo. Hãy tìm đến những người tự tin và dám thách thức, đưa ra ý kiến trái chiều. Việc của bạn là lắng nghe và tôn trọng.

Tìm kiếm giải pháp từ thế giới bên ngoài: Bạn có thể đầu tư nhiều thời gian hơn để xác định hành vi của người tiêu dùng, đổi mới công nghệ, quan sát động thái của đối thủ cạnh tranh và tương tác với các bên liên quan để hiểu đầy đủ về lợi ích của họ.

Tham chiếu cố vấn: Luôn giữ các cố vấn, những người có kinh nghiệm và năng lực bên mình để đưa ra các giả định hạn chế sai lầm và thách thức các động thái thiếu khôn ngoan.

Nhà lãnh đạo bốc đồng

Tất cả chúng ta đều từng thấy nhà lãnh đạo quá nhiệt huyết với các ý tưởng. Họ khao khát cảm giác trở thành người tiên phong, dẫn đầu nhưng đổi lại đây cũng là lí do nhiều người vắt kiệt sức lực của nhân viên, làm kiệt quệ tổ chức. Tương tự như nhóm trên, nhóm người bốc đồng có xu hướng nói những lời hào nhoáng, cường điệu nhưng khó có thể duy trì ý tưởng và thường bỏ dở để theo đuổi mốt tiếp theo.

Eduardo, chịu trách nhiệm bộ phận may mặc của một công ty đa quốc gia đã tìm đến Ron để khắc phục tính cách còn thiếu sót. Vị khách này rất tự hào về thành công của bản thân khi tung ra sản phẩm mới có sức ảnh hưởng đến xu hướng thời trang nhưng anh không thể kiểm soát chiến lược cũng như chi phí. Khi hoạt động không còn thuận lợi, các nhà kho của công ty chất đầy hàng tồn do người mua bắt đầu mất lòng tin vào thương hiệu mà Eduardo gây dựng. Càng tuyệt vọng, anh chàng càng trở nên bốc đồng. Theo ý kiến của Ron, Eduardo sau đó tìm đến vai trò phù hợp hơn với thế mạnh sáng tạo tại một bộ phận khác của công ty.

Kiểm soát chiến lược: Cần phải tìm ra nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh không như mong đợi, từ đó dành thời gian suy ngẫm nhiều hơn mỗi khi ra quyết định hoặc tranh luận để tìm ra giải pháp. Những cách làm như vậy sẽ giúp bạn củng cố ý tưởng và kiểm soát trong lòng bàn tay.

Xây dựng quy trình chiến lược: Bạn có từng nghĩ bản thân chưa phải là phù hợp nhất để làm chủ quy trình chiến lược. Hãy kết hợp với các nhà lãnh đạo có kỷ luật hơn để xây dựng niềm tin trong suốt quá trình.

Cảnh giác rủi ro nguồn lực: Đặc biệt cảnh giác với những rủi ro vốn và nguồn lực trong quá trình lên ý tưởng. Bạn có thể tham vấn nhiều trường hợp, mô hình và ý kiến khác để hạn chế rủi ro nahats có thể.

Đừng đắm chìm vào “cơn mê”: Say mê thành tựu thái quá có thể làm chệch hướng kế hoạch, do đó, cần tìm hiểu kỹ hơn động lực và nhu cầu, quan trọng là giữ “cái đầu lạnh”.

Nhà lãnh đạo kiểm soát cứng nhắc

Một số nhà lãnh đạo mong muốn quyền kiểm soát tối ưu, yêu cầu mọi thứ, mọi người đều hoạt động theo quy định. Tất nhiên, điều này khiến nhân viên im lặng và không dám bày tỏ ý kiến.

Sarah, một trong những khách hàng của David có tất cả các dấu hiệu của nhà lãnh đạo thích kiểm soát. Các cuộc họp được tổ chức chính xác từng phút một, nhật ký làm việc được cập nhật hàng ngày, tuy nhiên, cô nhận thấy dần dà mình đứng ngoài các cuộc trò chuyện của nhân viên và đồng nghiệp cùng cấp. Mức độ kiểm soát của cô khiến mọi người mệt mỏi. Thậm chí, sau một thời gian xin nghỉ để chữa bệnh, cô tá hỏa khi biết mọi việc vẫn vận hành trơn tru ngay cả khi không có mình.

Tăng tính minh bạch: Chia sẻ thêm thông tin và cái nhìn sâu sắc về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tiến trình của các hoạt động sẽ tạo ra sự tin tưởng.

Chấp nhận rủi ro có tính toán: Xác định các tình huống để thử nghiệm những cách mới để chia sẻ trách nhiệm và trao quyền cho người khác.

Thử nghiệm ý tưởng với các đồng nghiệp đáng tin cậy: Học cách giao tiếp, bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng với những người khác.

Nhà lãnh đạo thiếu tự tin

Mọi nhà lãnh đạo đều có lúc phải đối mặt với khủng hoảng niềm tin và có không ít người luôn lo lắng về những gì người khác nhìn nhận về mình, thậm chí nhiều người tìm cách che giấu những cảm xúc sâu bên trong bằng vỏ bọc tỏ ra tự tin và phong tái chuẩn mực. Những nhà lãnh đạo này có ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực đến chiến lược của công ty.

Chính vì sự không chắc chắn khiến họ thường bị lợi dụng, cả cấp trên cấp dưới hay đồng cấp những người “nhanh nhạy” hơn. Họ thường bị lợi dụng bởi những nhà lãnh đạo năng nổ hơn, những người khuyến khích họ nói đồng ý với mọi ý tưởng mà họ được đưa ra. Ngoài ra, nhiều người sợ hãi thất bại đến nỗi họ coi những thất bại trong quá khứ là cơ sở cho mối lo ngại về rủi ro sắp tới.

Linda, một khách hàng cũ của Ron là trường hợp điển hình. Cô là Giám đốc tiếp thị của một công ty năng lượng sạch đang phát triển, được thuê để định vị lại thương hiệu của công ty phục vụ nhiều thị trường mới. Cô có nền tảng rất tốt như lo lắng về khả năng thất bại đã làm xói mòn sự tự tin. Các cấp trên càng kỳ vọng cô bao nhiêu, cô càng mất niềm tin bấy nhiêu. May mắn thay, Ron đã có thể giúp cô giải quyết tận gốc nỗi sợ hãi. Nếu bạn bị cảm giác lo lắng thiếu tự tin chi phối, dưới đây là một số cách để giảm tác động tiêu cực:

Tìm hiểu tận cùng của nỗi sợ hãi: Cho dù với sự giúp đỡ từ các chuyên gia, tâm lý bất an, thiếu tự tin vĩnh viễn là chướng ngại sâu thẳm bên trong mỗi người. Londa chỉ có thể chấm dứt tình trạng trên bằng cách tìm ra nguồn gốc vấn đề và khắc phục.

Xây dựng kịch bản ứng phó mọi tình huống: Thay vì trầm trọng hóa thất bại, các nhà lãnh đạo thiếu sự an toàn nên sử dụng dữ liệu đáng tin cậy để chuẩn bị các kịch bản thực tế.

Hãy nhìn vào các cơ hội: Thay vì cứ chăm chăm rà soát từng sai sót, hãy nhìn theo cách tích cực hơn, chẳng hạn như tổ chức có thể được hưởng lợi như thế nào, kết quả tốt nhất có thể ra sao...

Hồi tưởng thành công trong quá khứ: Đôi khi, cách tốt nhất để chống lại sự bất an là nhìn lại những thành công trong quá khứ cùng như bài học đã được kiểm chứng.

Khuyết điểm là thứ con người ai cũng có, không riêng gì các nhà lãnh đạo. Chúng ta chấp nhận chung sống và cải thiện điểm yếu hàng ngày, hàng giờ tuy nhiên đừng để những khiếm khuyết đi quá xa, ảnh hưởng đến tầm nhìn chiến lược mà công ty đang theo đuổi.

Anh Đức

Tin bài khác
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn đăng ký doanh nghiệp “đòn bẩy” cho khởi nghiệp, đầu tư

Rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây là cú hích mạnh mẽ, tạo thuận lợi tối đa cho khởi nghiệp và thu hút đầu tư, minh bạch hóa thủ tục.
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys

Thông tư số 40/2025/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh: Động lực không đến từ cổ vũ mà từ môi trường nuôi dưỡng

CEO Success Partner Lê Nhật Trường Chinh chia sẻ quan điểm sâu sắc: Người lãnh đạo giỏi không tạo động lực bằng lời khen, mà bằng cách xây dựng môi trường giúp nhân viên tự khơi dậy nội lực.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp những rủi ro ngắn hạn về doanh thu, nhằm chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc cho cuộc cạnh tranh dài hạn.
Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Hàng loạt nông sản của New Zealand sẽ được bán tới người tiêu dùng Việt Nam thông qua hệ thống chuỗi siêu thị Kingfoodmart, như: Táo, kiwi, bơ sữa, rượu vang…