Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ gây khó cho doanh nghiệp?
- 10
- Chính sách với doanh nghiệp
- 14:30 29/05/2019
Ông Nguyễn Ngọc Hà, giảng viên Đại học Ngoại Thương khẳng định Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam.
So với cam kết về sở hữu trí tuệ trong các FTA khác, cam kết sở hữu trí tuệ trong CPTPP có điểm nào đặc biệt? Thưa ông?
Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết nhiều FTA thế hệ mới có hàm chứa các quy định về sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, CPTPP có thể được coi là một trong những FTA mà ở đó Việt Nam phải thực thi những quy định có tiêu chuẩn cao nhất trong lĩnh vực này.
Các điểm đặc biệt mà cũng đồng thời tạo ra các thách thức không nhỏ đối với Việt Nam của các quy định về sở hữu trí tuệ trong CPTPP có thể kể đến như nghĩa vụ về gia nhập một số điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ (như Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm các mục đích trong thủ tục về sáng chế năm 1977, Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về quyền tác giả năm 1996, Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về buổi biểu diễn và bản ghi âm năm 1996); bảo hộ đối với nhãn hiệu bằng mùi, bằng âm thanh; bảo hộ dưới dạng sáng chế đối với dữ liệu thử nghiệm bí mặt hoặc dữ liệu bí mật khác đối với nông hóa phẩm có chứa một thành phần hóa học (như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…); quy định cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ rất chặt chẽ, trong đó có cả nghĩa vụ xây dựng các chế tài hình sự để xử lý các hành vi xuất khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trong phạm hành vi phân phối, hành vi nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa sau lậu quyền tác giả và quyền liên quan trong phạm vi hành vi phân phối, hành vi liên quan đến tem nhãn, bao bì giả mạo…
Dù CPTPP đã tạm hoãn 10 cam kết rất cao về sở hữu trí tuệ của TPP, những quy định còn lại vẫn sẽ đặt ra những khó khăn không nhỏ cho Chính phủ hay doanh nghiệp của Việt Nam khi thực thi.
Dù CPTPP đã tạm hoãn 10 cam kết rất cao về sở hữu trí tuệ của TPP, những quy định còn lại vẫn sẽ đặt ra những khó khăn không nhỏ cho Chính phủ hay doanh nghiệp của Việt Nam khi thực thi.
Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ trên thực tế đã một phần hiện thực những cam kết về sở hữu trí tuệ trong CPTPP với pháp luật Việt Nam. Ông có đánh giá như thế nào về những sửa đổi của Dự thảo luật lần này?
Về cơ bản, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ do Chính phủ trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này chủ yếu nội luật hóa một số quy định của CPTPP về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam có nghĩa vụ phải thực thi ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Việc CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/01/2019 và bây giờ, vào kỳ họp tháng 5 này, Quốc hội sẽ thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ để đảm bảo thực thi ngay những cam kết đó thể hiện sự nỗ lực cũng như sự tuân thủ và trách nhiệm rất cao của Việt Nam trong việc thực thi các cam kết quốc tế.
Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự tin tưởng của các quốc gia đối tác và của các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam. Có thể thấy, các quy định mà Việt Nam nội luật hóa lần này chưa phải là những cam kết “khó” nhất đối với Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong CPTPP. Theo kế hoạch, các cam kết “khó” đó sẽ được nội luật hóa vào Luật Sở hữu trí tuệ trong năm 2021.
Ông có thể chỉ ra một vài bất cập trong Dự thảo lần này?
Đúng là trong Dự thảo lần này đã bộc lộ một số điểm hạn chế mà ban soạn thảo cần phải cân nhắc.
Ví dụ: quy định mới được bổ sung là khoản 4 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ để nội luật hóa Điều 18.74.10 của CPTPP sẽ cho phép tòa án có quyền yêu cầu bên thua kiện phải thanh toán cho bên thắng kiện “chi phí hợp lý để thuê luật sư” có thể gây nhiều khó khăn cho việc xác định mức hợp lý của chi phí thuê luật sư, do đó, gây khó khăn cho tòa án Việt Nam khi, theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, không phải trường hợp nào khoản chi phí này cũng được bồi thường.
Đồng thời, Điều 18.74.10 của CPTPP chỉ yêu cầu áp dụng quy định này tối thiểu cho các vụ tranh chấp về quyền tác giả hoặc quyền liên quan, sáng chế và nhãn hiệu. Trong khi đó, dự thảo khoản 4 Điều 198 nêu trên cho phép áp dụng quy định này cho mọi tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, một số quy định về chỉ dẫn địa lý (như tại dự thảo khoản 1, khoản 3 Điều 80 ) được cho là đã tạo nên chế độ bảo hộ cao hơn so với cam kết của Việt Nam trong CPTPP…
Bên cạnh những bất cập này, có một vấn đề khá quan trọng chưa được thể hiện rõ trong Dự luật, đó là phạm vi áp dụng về không gian của các quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi.
Tính đến tháng 05/2019, CPTPP đã có hiệu lực đối với 7 quốc gia. Khi CPTPP có hiệu lực đối với 11 quốc gia thành viên, các quy định của CPTPP cũng chỉ được áp dụng, về cơ bản, cho mối quan hệ thương mại của Việt Nam với 10 quốc gia thành viên còn lại.
Tuy nhiên, dường như, các sửa đổi về sở hữu trí tuệ trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ lần này không giới hạn phạm vi áp dụng về mặt không gian cho việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi quan hệ của Việt Nam với 10 quốc gia thành viên CPTPP.
Ngược lại, các quy định được sửa đổi trong Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được áp dụng đầy đủ đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật, tức là rộng hơn rất nhiều so với các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia thành viên CPTPP. Điều này có thể cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng khung pháp luật tiêu chuẩn cao về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Ngược lại, nó cũng có thể tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đến từ các quốc gia không phải là thành viên CPTPP nhưng lại được hưởng những ưu đãi của CPTPP.
Nếu là thành viên trong Ban soạn thảo, ông sẽ sửa đổi những quy định này như thế nào?
Như những phân tích ở trên đã chỉ ra, theo quan điểm của tôi, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ cần được nghiên cứu kỹ để có sự điều chỉnh phù hợp về phạm vi áp dụng. Ngoài ra, những quy định tạo nên chế độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn so với CPTPP cũng cần được xem xét điều chỉnh lại cho hợp lý.
Ví dụ, với dự thảo khoản 4 Điều 198, có thể giới hạn để chỉ áp dụng đối với các tranh chấp về quyền tác giả hoặc quyền liên quan, sáng chế và nhãn hiệu. Sau đó, khi đã có những tổng kết về thực tiễn áp dụng, Việt Nam mới nên xem xét việc mở rộng phạm vi áp dụng của quy định này cho các vụ tranh chấp liên quan đến các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ.
Ông có lời khuyên nào cho doanh nghiệp khi thực hiện các cam kết khó bậc nhất CPTPP?
Việc nội luật hóa các quy định của CPTPP về sở hữu trí tuệ sẽ có những tác động tới hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.
Khi đổi mới, sáng tạo đã trở thành một chủ trương lớn, việc chủ động tuân thủ và vận dụng đúng đắn các quy định của CPTPP không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên CPTPP khác sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng được những lợi thế mà các quy định đó mang lại.
Từ đó, họ có thể bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp mà họ có được từ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo CPTPP và phát huy chúng để tạo ra các lợi thế cạnh tranh và kinh doanh trên thị trường.
Xin cảm ơn ông!
Bài liên quan
- 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
- Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
- Doanh nghiệp ngành thép cần tăng khả năng phòng vệ
- Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
- Các nhà bán lẻ tại Mỹ thu được lợi nhuận từ các sản phẩm làm đẹp
- VASEP ra đề xuất gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
#CPTPP

Sửa đổi hướng dẫn đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 9/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP ngày 24/8/2020 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Nhìn lại công tác xây dựng pháp luật thực thi CPTPP và các FTA thế hệ mới
Hiệu quả thực sự của CPTPP nói riêng và các FTA nói chung phụ thuộc một phần không nhỏ vào công tác xây dựng pháp luật thực thi. Vì vậy, những thông tin về đánh giá hiệu quả thực hiện và hàm ý chính sách có ý nghĩa cho các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan quản lý liên quan cũng như đối với doanh nghiệp.

CPTPP sẽ thay đổi Trung Quốc, hay Trung Quốc “đảo chiều” CPTPP?
Các quốc gia thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cần thương lượng một cách thận trọng và giữ vững các tiêu chuẩn của tổ chức.

Các quốc gia thành viên CPTPP cần cẩn trọng trước nỗ lực gia nhập hiệp định của Trung Quốc
Mối quan hệ thương mại sâu rộng và đầu tư sâu sắc hơn với Bắc Kinh là "con dao hai lưỡi".

Phiên họp Hội đồng Hiệp định CPTPP lần thứ 4: Xem xét yêu cầu gia nhập chính thức Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh
Vào lúc 7 giờ sáng, ngày 02 tháng 6 năm 2021 (giờ Việt Nam), Phiên họp Hội đồng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) lần thứ 4 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

CPTPP: Mỗi doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu cơ hội ưu đãi trong Hiệp định
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thực thi đã 2 năm, nhưng để CPTPP phát huy hiệu quả hơn nữa thì vẫn còn nhiều việc phải làm - ý kiến của bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - BCT.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Thành phố Đồng Hới: Nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp
Để phục hồi sản xuất tại các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN), nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, TP. Đồng Hới đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), đồng thời, đề xuất thành lập mới, mở rộng các CCN đủ điều kiện, phù hợp với quy hoạch…
Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
Lấy ý kiến về quy định nhà sản xuất, nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ
Dự thảo nghị định nêu rõ, thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hàng hóa.
Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
Ban IV đề xuất Chính phủ duy trì các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí, tín dụng, giao Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, mở rộng hỗ trợ, nhằm giảm gánh nặng chi phí của doanh nghiệp trong quá trình phục hồi.
Cố gắng kiểm soát làn sóng mới dịch COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội
Việc làn sóng mới của đại dịch COVID đang là nỗi lo của cơ quan chức năng với mục tiêu không để đại dịch COVID lan rộng ra ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội thơi gian tới các nghành các cấp địa phương sẽ phấn đấu không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Nếu cơ quan, địa phương nào để dịch bệnh bùng phát trở lại phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước Nhân dân.
Cần Thơ: Tìm hướng đi mới thúc đẩy phát triển đầu ra cho nông sản
Cần Thơ được người dẫn cả nước biết đến là một trong những tỉnh có trồng cây nông nghiệp lớn nhất cả nước, người dân dựa vào thu nhập nghề nông là chủ yếu. Nhờ những thế mạnh như trên nên chính quyền địa phương đã quan tâm hỗ trợ nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả mới đây tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp bằng cách phối hợp các đơn vị tổ chức hoạt động kết nối cung - cầu, quảng bá sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ nông sản...
TP Hồ Chí Minh đôn đốc cá nhân, tập thể chậm chi trả hỗ trợ tiền nhà cho người lao động
Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi đề nghị Bí thư Thành ủy Thủ Đức, Bí thư các Quận ủy, Huyện ủy quan tâm lãnh đạo hệ thống chính trị trên địa bàn phối hợp tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; đề ra các biện pháp quyết liệt để đôn đốc các doanh nghiệp nhanh chóng nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại địa phương.
Thành phố Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp - khu chế xuất
Ngày 11/8, tại hội nghị lấy ý kiến về Đề án Định hướng phát triển các khu chế xuất - khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2040, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, TP.HCM không có chủ trương bỏ hay xóa sổ khu công nghiệp, khu chế xuất nào, mà sẽ định hướng chuyển đổi cho phù hợp
Nhiều địa phương chậm thực hiện chính sách gói hỗ trợ theo Quyết định 08/2022 của Chính phủ
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê, còn 29 địa phương chưa giải ngân gói hỗ trợ. Nhiều nơi tỷ lệ rất thấp, như Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, An Giang, chỉ đạt dưới 1%. Nhiều nơi khác ban đầu dự kiến hỗ trợ lượng lớn lao động, nhưng đến nay tỷ lệ vẫn rất thấp, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Thủ tướng: Tổng rà soát khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.