Sự kiện “Doanh nhân Ngoại thương - Vươn mình thế giới” không chỉ là dịp để các doanh nhân kết nối và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho các chiến lược phát triển xuất khẩu nông sản và logistics Việt Nam. Những bài học quý giá từ các diễn giả và các thỏa thuận hợp tác đã mở ra nhiều cơ hội mới, giúp doanh nghiệp củng cố vị thế và tự tin vươn ra toàn cầu.
Sự kiện gồm 3 phần chính: Tọa đàm - Chia sẻ; Kết nối FBA toàn cầu; Ra mắt BCH Hội Doanh nhân Ngoại thương (giai đoạn 2025 - 2030) và Gala Dinner.
![]() |
Các diễn giả tại chương trình Tọa đàm, từ trái qua phải: CEO Gia Cát Đoàn (điều phối), CEO Tạ Quốc Sự, CEO Phan Minh Thông (giữa), CEO Trần Quang Bửu và CEO John Truong. |
![]() |
Ông Phan Minh Thông – Nhà sáng lập kiêm TGĐ Phúc Sinh Corp, chia sẻ tại buổi Toạ đàm. |
Tại buổi tọa đàm, ông Phan Minh Thông, Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Phúc Sinh Corp đã chia sẻ kinh nghiệm 22 năm xuất khẩu tiêu và cà phê sang Mỹ. Phúc Sinh Corp đã phát triển thành công các sản phẩm chế biến sâu như tiêu sấy lạnh và sốt tiêu, chiếm 40% thị trường sốt tiêu tại các thành phố lớn như London, Paris và New York.... và dự báo về những thách thức trong quản lý rủi ro biến động giá cả.
Bên cạnh đó, Phúc Sinh Corp đã áp dụng các chiến lược tìm kiếm khách hàng thông qua hợp tác với VCCI, tham gia hội chợ quốc tế và xây dựng hệ thống phần mềm quản lý nội bộ. Diễn giả cũng đề cập đến những thách thức khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài, đồng thời nhấn mạnh việc tối ưu hóa chi phí kinh doanh và quy trình để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Về Xu hướng nông sản hữu cơ và logistics “siêu trường siêu trọng”, tại chương trình, ông Tạ Quốc Sự - CEO Công ty cổ Hồ Tiêu Việt, cho biết về xu hướng sử dụng nông sản hữu cơ, chế biến sâu, với mức tăng trưởng 40% trong 5 năm qua. Ông Sự cho biết, nông sản Việt Nam có chất lượng tốt, đặc biệt là trong các lĩnh vực như cà phê, tiêu và sầu riêng. Diễn giả cũng nhấn mạnh rằng nông dân Việt Nam thông minh và nhanh nhẹn, có khả năng thích ứng nhanh với các thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế.
![]() |
CEO Tạ Quốc Sự - Công ty cổ Hồ Tiêu Việt, chia sẻ về xu hướng sử dụng nông sản hữu cơ, chế biến sâu ... |
Một điểm quan trọng được đề cập là Việt Nam đang ở vị trí chiến lược, gần các thị trường lớn như Dubai, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc). Ông Sự cũng đề cập đến việc lựa chọn sản phẩm và cách làm mới là yếu tố quyết định thành công hơn là chỉ đơn thuần là phân loại nông sản.
Còn theo ông Trần Quang Bửu - CEO Melody Group, nhấn mạnh tầm quan trọng của nông sản trong cuộc sống con người, từ thực phẩm đến năng lượng. Diễn giả này cũng đề cập rằng nhu cầu về nông sản sẽ tiếp tục tăng trưởng do dân số thế giới hiện tại là hơn 8 tỷ người, do đó nhu cầu về logistics cũng tăng theo.
Nhắc đến "siêu trường siêu trọng" trong logistics, phải kể đến CEO VN Project Ggroup, ông John Truong đã đề cập đến sự phát triển của ngành logistics "siêu trường siêu trọng" tại Việt Nam, với khả năng tự thực hiện các dự án lớn mà không cần nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài. Tác động của giá cước vận tải container tăng cao, từ 2.000-3.000 USD lên đến 15.000-20.000 USD, đã tạo áp lực lớn lên các doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này thúc đẩy doanh nghiệp phải sáng tạo và tìm kiếm các con đường phát triển khác biệt, đồng thời xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực để tạo ra giá trị cho nhân viên và đối tác.
![]() |
CEO VN Project Ggroup, ông John Truong đã đề cập đến sự phát triển của ngành logistics "siêu trường siêu trọng" tại Việt Nam. |
Trả lời câu hỏi của 1 Doanh nghiệp tại buổi Toạ đàm, ông Phan Minh Thông - CEO Phúc Sinh Group đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu nông sản về việc bao tiêu nguyên liệu và các vấn đề liên quan đến hợp đồng. Ông Thông cho biết khi bắt đầu kinh doanh, Doanh nghiệp của ông phải ứng trước 80% giá trị hợp đồng với nhà cung cấp. Phúc Sinh Corp đã gặp khó khăn lớn vào năm 2002 khi công ty bị phá sản do giá hạt tiêu tăng mạnh (500-1000 USD/tuần) trong khi lợi nhuận chỉ khoảng 500 USD/container. CEO Phúc Sinh Corp cũng chia sẻ rằng công ty đã phải trả nợ đến hết năm 2024 và gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý rủi ro biến động giá cả. Những kinh nghiệm này đã được ghi lại trong cuốn sách đầu tiên của ông Thông về kinh doanh, và ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ những thất bại và bài học kinh nghiệm với các nhân viên trong doanh nghiệp của mình.
![]() |
Doanh nghiệp tham dự sự kiện đặt câu hỏi cho các diễn giả. |
Tại sự kiện, Hội Doanh nhân Ngoại thương (FBA) đã kết nối trực tiếp với đại diện của FBA tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada, Italia, Trung Quốc và Singapore, .... Hoạt động này giúp các doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thị trường, tìm kiếm đối tác chiến lược và mở rộng cơ hội xuất khẩu bền vững. Bên cạnh đó, FBA cũng ra mắt BCH Hội giai đoạn 2 (2025 – 2030) sau hành trình 7 năm hình thành và phát triển. Đồng thời, ký kết hợp tác ghi nhớ giữa FBA với các đơn vị: Trung tâm xúc tiến thương mại & đầu tư Tp. HCM (ITPC), Tạp Chí Doanh nhân Sài Gòn và Bệnh viện Vạn Hạnh cùng với chương trình Gala Dinner chào xuân mới của các Doanh nhân Ngoại thương với các đối tác & bạn bè. |
![]() |
FBA ra mắt BCH Hội giai đoạn 2 (2025 – 2030) do ông Trần Hữu Đoàn - CEO Gia Cát Consumer làm Chủ tịch Hội và ông Phan Minh Thông – CEO Phúc Sinh Corp làm Chủ tịch danh dự FBA |
![]() |
Ký kết hợp tác ghi nhớ giữa FBA với Tạp Chí Doanh nhân Sài Gòn (thuộc UBND TP.HCM). |