Thứ ba 08/07/2025 16:14
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Doanh nghiệp thực phẩm “khổ” vì vi chất

12/10/2020 00:00
Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và “bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”, song đến nay, Bộ Y tế vẫn đang “câu giờ” khiến các doanh ngh

Quy định về muối i - ốt đang làm khó các doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/1/2016 có hiệu lực từ tháng 3-2017, quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt” và “bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm”. Sau hơn 1 năm triển khai, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng liên quan đã cùng bày tỏ bức xúc trước quy định này.

Tại hội thảo “Trao đổi một số thông tin đánh giá tác động việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào trong chế biến thực phẩm” vừa diễn ra chiều nay (25/6) tại TP. Hồ Chí Minh, ông Lâm Bá Nhĩ - Giám đốc Quản lý Chất lượng, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN)- chia sẻ, sau hơn 1 năm thực hiện, VISSAN gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình sản xuất, công bố và tự công bố chất lượng sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường. Cụ thể, qua kiểm tra, đánh giá chất lượng cảm quan các sản phẩm tại đơn vị này, kết quả không thay đổi về cấu trúc, màu sắc và mùi vị. Tuy nhiên, đặc tính mỗi sản phẩm có khác nhau nên lượng muối i- ốt đưa vào cũng khác nhau.

Những sản phẩm chế biến qua công nghệ xử lý nhiệt độ cao (tiệt trùng) làm mất tác dụng và không còn tồn dư i-ốt trong thành phẩm, do đó qua kết quả xét nghiệm cho thấy có những sản phẩm không còn i-ốt…

“Đối với muối dùng trong chế biến thực phẩm không nên bắt buộc phải sử dụng muối có bổ sung i-ốt, bởi khi quá trình gia nhiệt trong chế biến sẽ làm phân hủy hết lượng i-ốt trong sản phẩm nên thành phẩm cuối cùng đã không còn i-ốt tồn tại và không đáp ứng được kỳ vọng của Nghị định 09 về bổ sung i-ốt cho người dân, điều này gây lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp chúng tôi. Nhà nước nên vận động người dân bổ sung i-ốt thông qua việc sử dụng muối ăn trực tiếp có i-ốt hoặc qua nhiều nguồn thực phẩm tự nhiên khác nhau chứa nhiều i-ốt như các loại rau xanh đậm, khoai tây, hải sản, đồ biển ...” – ông Nhĩ đề xuất.

Nhiều thị trường xuất khẩu không chấp nhận bột mỳ có chứa sắt và kẽm

Cùng chung nỗi bức xúc, bà Huỳnh Kim Chi - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ bột mỳ - cho hay, thực hiện Nghị định 09, công ty đã thực hiện bổ sung vi chất dinh dưỡng (sắt và kẽm) vào quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, theo phản ánh của bà Chi, khi công ty tiến hành sản xuất các sản phẩm làm từ nguyên liệu là bột mì có bổ sung sắt, kẽm thì kết quả là bột mì bị nổi đốm, màu sắc các sản phẩm thành phẩm không ổn định và bị biến đổi, ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, quy trình đưa vào máy dò kim loại không áp dụng được. Trong khi đó, pháp luật của từng quốc gia nhập khẩu là rất khác nhau, hầu hết các thị trường xuất khẩu của công ty này đều không yêu cầu phải bổ sung vi chất sắt và kẽm vào sản phẩm như Mỹ, Nhật, Canada… Một số quốc gia thì chỉ cho phép bột mì bổ sung sắt mà không được bổ sung kẽm như Nhật Bản.

Bởi vậy, “trong giao dịch xuất khẩu của chúng tôi phần lớn khách hàng không chấp nhận các sản phẩm làm từ bột mì có bổ sung vi chất sắt, kẽm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số và lợi nhuận. Đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng yêu cầu cung cấp sản phẩm không bổ sung sắt, kẽm vì ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cuối của khách hàng”- bà Chi phân tích.

Điều đáng nói, tại Nghị quyết 19/2018, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế phải bãi bỏ quy định này. Tuy nhiên, đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có động thái sửa đổi Nghị định 09. Bức xúc vì sự chậm chễ này, bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm TP.Hồ Chí Minh cho rằng, Bộ Y tế đang “câu giờ” khi thông báo về việc tạm thời không kiểm tra việc tự công bố thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm của doanh nghiệp có liên quan đến muối i-ốt. Song đây là chuyện hậu kiểm. Quan trọng nhất hiện nay là Bộ Y tế phải ra Nghị định chính thức để doanh nghiệp và các cơ quan quản lý khác có cơ sở pháp lý để thực hiện.

“Vấn đề ở đây là trên bảo dưới không nghe. Doanh nghiệp khổ mà cơ quan thực thi quản lý cũng khổ, không biết hướng dẫn thế nào” – bà Lan nhấn mạnh.

Theo đại diện các hiệp hội, ngay sau hội thảo này, 4 hiệp hội gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP); Hiệp hội Thực phẩm minh bạch; Hội Lương thực Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh (FFA) và Hội Nước mắm Phú Quốc sẽ cùng kiến nghị Chính phủ quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo đúng tinh thần của Nghị quyết 19.

Thế Vĩnh - Nguyễn Phượng

Tin bài khác
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.
Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Dự thảo Nghị định Luật Ngân sách Nhà nước 2025 cho phép địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển quan trọng.
Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu gỡ vướng để hiện thực hóa phát triển trục Sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành phối hợp, gỡ vướng mắc để Hà Nội sớm hiện thực hóa trục Sông Hồng, kiến tạo biểu tượng cho Thủ đô.
Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Xuất khẩu gỗ Việt đối mặt nhiều thách thức, doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường

Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và xu hướng gia tăng chính sách bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn.
Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% – một kết quả tích cực, tạo nền tảng quan trọng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%. Cục Thống kê đánh giá, dư địa cho tăng trưởng vẫn còn lớn, song cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt rủi ro và điểm nghẽn cần được tháo gỡ một cách quyết liệt, đồng bộ và kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Trong Công điện mới phát đi ngày 6/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước ngày 15/7.
Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 phối hợp với các nhà thầu vừa hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới với nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển

Thành phố Đà Nẵng mới sở hữu 2 sân bay quốc tế, 2 cảng biển loại và hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối liên hoàn theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Tất cả sẽ tạo nền tảng vững chắc để Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn tới.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.