Thứ tư 30/10/2024 08:34
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

DNNVV “chê” chính sách hỗ trợ hậu Covid-19 không thiết thực

12/10/2020 00:00
Hậu Covid-19, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vẫn đói vốn, đối diện nguy cơ phá sản, trong khi nhiều chính sách hỗ trợ lại không thiết thực, hiệu quả.
aa

Hậu Covid-19, doanh nghiệp vẫn lao đao

Theo số liệu của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm trên 95%. Các DNNVV đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách hàng năm và thu hút hơn 5 triệu lao động.

Những DNNVV với nguồn vốn hạn chế đã chịu tác động mạnh của đại dịch Covid-19, không ít trong số đó vẫn đang đối diện nguy cơ phá sản dù dịch bệnh cơ bản được khống chế ở Việt Nam.

dnnvv
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp nhiều khó khăn hậu COVID-19. (Ảnh minh họa)

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách, Công ty Sao Việt (Hà Nội) đang đứng trước tình trạng vô cùng thê thảm do không có khách, xe nằm đắp chiếu tại các bến bãi.

Đối tượng phục vụ của công ty phần lớn là khách du lịch quốc tế trong khi Việt Nam chưa mở cửa trở lại hoạt động du lịch này nên công ty chỉ có thể duy trì bằng khách trong nước, trong khi lượng khách nội địa cũng sụt giảm nghiêm trọng.

“Công ty có 20 xe giường nằm nhưng giờ chỉ hoạt động có một nửa, số còn lại phải để không trong khi chi phí bến bãi, bảo trì, các loại phí như: đăng kiểm, bảo hiểm…vẫn phải trả”, ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc công ty Vận tải Sao Việt, chia sẻ.

Cùng chung hoàn cảnh với công ty Sao Việt, Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Đất cảng (Hải Phòng) cũng đang gặp rất nhiều khó khăn do lượng khách sụt giảm, lái xe nghỉ việc.

“Mặc dù dịch Covid-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát nhưng tâm lý người dân vẫn còn e ngại không muốn di chuyển nhiều, ngoài ra, do thu nhập của nhiều người bị giảm cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu đi lại của họ. Hiện, chúng tôi chỉ còn giữ các tuyến cố định, các hợp đồng xe du lịch hầu như bị bỏ trống hoàn toàn. Bên cạnh đó nhiều tài xế vì không có việc thường xuyên cũng xin nghỉ việc gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty”, ông Khúc Hữu Thanh Hải – Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại và Dịch vụ Đất cảng nói.

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bắt đầu “thấm đòn” vì Covid-19.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính riêng tháng 5, cả nước đã có tới 3.342 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 43,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng đầu năm, con số còn lớn hơn rất nhiều với hơn 26.000 doanh nghiệp, tăng mạnh 36,4% so với một năm trước đó.

Chính sách hỗ trợ nửa vời?

Theo nhiều doanh nghiệp, Chính phủ đã rất cố gắng để hỗ trợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì Covid-19 như: giảm lãi suất ngân hàng, hoãn nợ, giãn nợ, gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất…nhưng các chính sách này chưa thực sự đánh đúng vào nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp.

“Đối với doanh nghiệp tôi, mấy tháng đầu năm doanh thu gần như bằng không thậm chí là thua lỗ thì việc gia hạn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là không có giá trị nhiều vì không có thu nhập thì lấy đâu mà nộp thuế”, ông Đỗ Văn Bằng - Giám đốc công ty Vận tải Sao Việt trăn trở.

Cũng theo ông Bằng, việc giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, tiền thuê đất chỉ 5 tháng là không giải quyết được vấn đề gì vì những tháng đầu năm, nhiều nơi thậm chí còn chưa phát sinh doanh thu thì 5 tháng không nhiều ý nghĩa.

Đồng quan điểm với ông Bằng, ông Khúc Hữu Thanh Hải – Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại và Dịch vụ Đất Cảng cũng cho rằng, thời gian gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê đất, VAT 5 tháng là quá ngắn.

“Khi Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng chưa lường hết được những khó khăn do Covid-19 mang lại, thậm chí với bản thân doanh nghiệp chúng tôi, chúng tôi cũng không nghĩ sau đại dịch doanh nghiệp lại khó khăn như vậy. Tôi nghĩ có thể tình hình doanh nghiệp còn có thể khó khăn hơn nữa do các khoản vay ngân hàng đến kỳ phải trả. Vì vậy, để các chính sách về thuế có hiệu quả tôi nghĩ ít nhất cũng phải hết năm nay”, ông Hải đề xuất.

Bên cạnh đó, ông Hải cho rằng, các chính sách phải được thực hiện đồng bộ, thực chất hơn, ví dụ, đối với doanh nghiệp Đất cảng bây giờ điều doanh nghiệp cần nhất là được giãn nợ nhưng do các thủ tục quá phức tạp nên nhiều doanh nghiệp phải tìm cách khác để huy động nguồn vốn duy trì hoạt động của công ty.

“Tôi nghĩ, không chỉ riêng Đất Cảng mà với tất cả các doanh nghiệp đều có nhu cầu được giãn nợ, nhưng hiện tại, các doanh nghiệp mới chỉ được giãn nợ từ tháng 4 đến tháng 6. Hơn nữa, để được giãn nợ thì các thủ tục vô cùng phức tạp, hầu hết chỉ có các doanh nghiệp lớn và siêu lớn mới tiếp cận được gói hỗ trợ này chứ các doanh nghiệp nhỏ thì vô cùng ít ỏi”, ông Hải nói.

Không chỉ doanh nghiệp mà nhiều chuyên gia cũng nhận định, các giải pháp hỗ trợ Covid-19 dù nhiều nhưng nhỏ lẻ, chưa đồng bộ và thực sự là cứu cánh cho doanh nghiệp. Ngày 16/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết giảm 30% thuế thu nhập phải nộp năm 2020 cho doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp. Theo đề xuất của Chính phủ, tiêu chí xác định doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ này là đơn vị có doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng, lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 100 người.

Ông Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cho rằng, chính sách này mang tính "động viên, chia sẻ", không dễ để có lãi trong năm nay. Ông Trần Hoàng Ngân còn đề nghị, ngoài giảm thuế, Chính phủ nên có thêm các gói hỗ trợ khác bởi doanh nghiệp thực sự khó khăn thì cần hỗ trợ về tiền tệ, tài khoá. Ông Ngân ví dụ, có thể rót thêm vốn cho Quỹ tín dụng bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa, để quỹ này có thêm nguồn lực bảo lãnh cho doanh nghiệp, giúp số này tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại.

"Chính phủ cũng nên tăng liều lượng hỗ trợ doanh nghiệp giúp họ đủ sức vượt qua khó khăn, giữ được thương hiệu, thị trường đã có", ông Ngân nói.Trong tọa đàm “Làm gì để giải cứu doanh nghiệp sau Covid-19?” được tổ chức ở Hà Nội mới đây, TS. Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cũng cho rằng, chính sách sự hỗ trợ hiện tại quá nhỏ so với thiệt hại của doanh nghiệp. Một số khoản hỗ trợ theo ông đang có tình trạng “lặt vặt” như, tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất. Hay, có giải pháp chỉ một số ít doanh nghiệp Nhà nước được hưởng như miễn phí bảo lãnh đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh./.

Lan Hương

Tin bài khác
Sẽ ngăn chặn tình trạng "xé lẻ" đơn hàng dưới 1 triệu đồng để né thuế

Sẽ ngăn chặn tình trạng "xé lẻ" đơn hàng dưới 1 triệu đồng để né thuế

Các quốc gia khác đã dần bãi bỏ quy định miễn thuế cho đơn hàng dưới 1 triệu đồng để giảm thất thu thuế từ thương mại điện tử, Việt Nam cũng cần điều chỉnh.
Chính phủ chỉ đạo rà soát chính sách, pháp luật về an toàn lao động

Chính phủ chỉ đạo rà soát chính sách, pháp luật về an toàn lao động

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 209/NQ-CP, đưa ra Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác an toàn lao động.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính đề nghị ủng hộ áp thuế VAT phân bón 5%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính đề nghị ủng hộ áp thuế VAT phân bón 5%

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, áp thuế VAT phân bón 5% sẽ giúp các doanh nghiệp phân bón trong nước cạnh tranh tốt hơn với doanh nghiệp nước ngoài.
Cần giải pháp "chặn đứng" tình trạng bất cập về giá đất

Cần giải pháp "chặn đứng" tình trạng bất cập về giá đất

Tại phiên thảo luận Quốc hội mới đây, nhiều đại biểu lo ngại về tình trạng giá đất tăng vọt, cho rằng “giá đất nhảy múa chưa từng thấy”, đồng thời đề xuất giải pháp ngăn chặn các bất cập này, đặc biệt ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người dân.
Vĩnh Long: Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực

Vĩnh Long: Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực

Thu chi ngân sách trong 9 tháng năm 2024, Vĩnh Long có tổng thu ngân sách thực hiện 5.055 tỷ đồng, đạt 85% dự toán giao. Tổng chi ngân sách thực hiện 7.076,3 tỷ đồng, đạt 60,5% dự toán năm.
Quảng Ninh đẩy mạnh các biện pháp phục hồi nông, lâm, thủy sản sau bão số 3

Quảng Ninh đẩy mạnh các biện pháp phục hồi nông, lâm, thủy sản sau bão số 3

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 488/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.
Kỳ vọng từ hợp tác lao động giữa Việt Nam và UAE

Kỳ vọng từ hợp tác lao động giữa Việt Nam và UAE

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nguồn Nhân lực UAE Abdulrahman Abdulmannan Al-Awar.
Quỹ ADIA với 830 tỷ USD muốn tăng tốc đầu tư vào Việt Nam

Quỹ ADIA với 830 tỷ USD muốn tăng tốc đầu tư vào Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các quỹ quốc tế, đặc biệt là Quỹ Đầu tư quốc gia Abu Dhabi (Quỹ ADIA) với 830 tỷ USD tài sản.
Hiệp định CEPA: Khai mở thị trường Trung Đông quy mô lên tới 2.000 tỉ USD đang "ngủ quên"

Hiệp định CEPA: Khai mở thị trường Trung Đông quy mô lên tới 2.000 tỉ USD đang "ngủ quên"

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết việc ký kết CEPA với UAE được kỳ vọng là một đòn bẩy quan trọng cho Việt Nam trong việc tận dụng cơ hội thương mại và đầu tư tại khu vực Trung Đông.
TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme cho rằng đề xuất áp thuế suất 15% cho doanh nghiệp siêu nhỏ và 17% cho doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự hấp dẫn.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải trình về tín dụng bất động sản và nhà ở xã hội

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giải trình về tín dụng bất động sản và nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết hiện nay tổng dư nợ tín dụng bất động sản lên đến 3,15 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế.
Giải ngân vốn đầu tư công: Chìa khóa tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công: Chìa khóa tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế

Ngày 28/10/2024, tọa đàm "Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công" diễn ra tại Hà Nội, thu hút sự quan tâm lớn từ các chuyên gia và lãnh đạo.
Hơn 2.400 doanh nghiệp thành lập mới tại Thanh Hóa: Bước tiến trong phát triển kinh tế địa phương

Hơn 2.400 doanh nghiệp thành lập mới tại Thanh Hóa: Bước tiến trong phát triển kinh tế địa phương

Trong 9 tháng năm 2024 trên địa bàn Thanh Hóa có hơn 2.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 22,51% so với cùng kỳ.
Việt Nam thành Trung tâm mới của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam thành Trung tâm mới của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm mới của ngành công nghiệp bán dẫn.
Sửa Luật Đầu tư công: Khơi thông nguồn lực để tăng trưởng kinh tế

Sửa Luật Đầu tư công: Khơi thông nguồn lực để tăng trưởng kinh tế

Dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công sắp trình Quốc hội nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, giảm thủ tục hành chính và tăng cường trách nhiệm.