Thứ sáu 22/11/2024 15:12
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Dệt may Việt có vượt qua được "bão" Covid-19?

17/11/2020 20:39
Dưới tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề do đứt gãy nguồn cung, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. So với mục tiêu năm 2020 đề ra là 42 tỉ USD, xuất khẩu dệt may mới chỉ đạt hơn 59% dù chỉ còn hơn 1 tháng là

Dệt may tiếp tục gặp khó khăn

Kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại; cạnh tranh chiến lược và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn gia tăng; nhiều quốc gia vẫn phải đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến mọi mặt của nền kinh tế.

Năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam khi thị trường có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo. Dưới tác động của dịch Covid-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày. Nhu cầu chững lại do dịch Covid-19 khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch bệnh, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do đơn hàng khan hiếm.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính chung 10 tháng năm 2020, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 548,8 triệu m2, tăng 4,7%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 782,7 triệu m2, giảm 10,6%; quần áo mặc thường ước đạt 3.639,2 triệu cái, giảm 6,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 10 tháng ước đạt 24,76 tỷ USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ.

Được biết, thông lệ hàng năm, thời điểm hiện tại các doanh nghiệp đều có đơn hàng đến cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau. Tuy nhiên, sang năm nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần. Thực tế, các mặt hàng truyền thống, thế mạnh của nhiều doanh nghiệp may Việt Nam là veston, sơ mi cao cấp hầu như chưa có đơn hàng cho quý cuối năm.

Báo cáo từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, Covid-19 gây đứt gãy nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc. Bắt đầu từ cuối tháng 3/2020, nhu cầu ở thị trường Mỹ và EU sụt giảm nghiêm trọng do đó tình hình xuất khẩu ngành dệt may trở nên ảm đạm.

Quý I, kim ngạch xuất khẩu giảm 2%. Sang quý II, kim ngạch giảm sâu tới 27%, quý III bắt đầu được cải thiện, các đơn hàng bắt đầu có trở lại, nhưng cũng chủ yếu là đồ thun, đồ mặc nhà. Riêng các mặt hàng quan trọng, chủ lực của ngành dệt may như veston, sơ mi cao cấp... thì vẫn chưa quay lại, vẫn giảm tới 80% so với mọi năm.

Điển hình như, Công ty CP Garmex Sài Gòn (Mã: GMC) vừa công bố kết quả kinh doanh quí III/2020 với doanh thu thuần đạt hơn 447,2 tỉ đồng, giảm 11,8% so với cùng kì năm ngoái.

Đáng chú ý, giá vốn bán hàng của GMC chiếm hơn 91% doanh thu thuần, trong khi cùng kì năm 2019 chiếm 87,2%. Sau khi trừ các chi phí, GMC lỗ sau thuế hơn 4,4 tỉ đồng, trong khi cùng kì năm ngoái lãi gần 20 tỉ đồng. Đây cũng là quí thứ 2 liên tiếp GMC ghi nhận khoản lỗ sau 15 năm liên tục công bố báo cáo có lãi.Trước đó, GMC ghi nhận khoản lỗ 8,4 tỉ đồng trong quí II.

Hay Tổng công ty Việt Thắng - CTCP (Vicotex, Mã: TVT) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quí III/2020 với doanh thu thuần đạt 482 tỉ đồng, giảm 13,5% so với cùng kì. Giá vốn bán hàng mặc dù giảm 14,8%, xuống còn 427,2 tỉ đồng nhưng chiếm hơn 88,6% doanh thu.

Trong kì, doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn 180%, lên 5,4 tỉ đồng; chi phí bán hàng giảm 24,6% nhưng chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 14,6% lên 23,5 tỉ đồng.

Theo đó, kết thúc quí III/2020, lợi nhuận sau thuế của TVT đạt 16,8 tỉ đồng, giảm 11,6% so với cùng kì…

Ông Trần Quang Đăng – Giám đốc Công ty CP May Đà Lạt chia sẻ trên báo giới: Hiện nay, hàng dệt may của công ty chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, đơn hàng rất nhiều, thậm chí công ty làm không xuể và luôn nhận được đơn đặt hàng trước cả năm. Từ khi xảy ra đại dịch, nhiều đơn hàng đã tạm dừng hoặc bị hủy khiến sản xuất, xuất khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Riêng các đơn hàng của công ty trong năm 2020 đã sụt giảm đến hơn 50%.

Dệt may quý III các doanh nghiệp khan hiếm đơn hàng. Ảnh minh họa

Doanh nghiệp cần tìm lối đi riêng

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) Nguyễn Ngọc Thành cho biết, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, dệt may, da giày, điện tử, lắp ráp ô tô là những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Sau quý I/2020, khi dịch bệnh dần được khống chế, nguồn cung đã được phục hồi. Đến nay, chuỗi nguồn cung đã gần như trở lại như cũ. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề tiêu thụ sản phẩm mới là vướng mắc lớn nhất với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là dệt may, da giày khi nhu cầu tiêu thụ giảm sút.

Trước thực tế này, Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Chính phủ một số nội dung tháo gỡ khó khăn sau đại dịch về nguồn tiêu thụ sản phẩm như kế hoạch hạn chế tác động của các yếu tố quốc tế; bổ sung thêm chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng chiến lược phát triển cho các ngành như dệt may, da giày, gạo nhằm đáp ứng nguồn cung để trình Chính phủ ban hành trong năm 2020.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ cũng đã trực tiếp điện đàm với các cơ quan, doanh nghiệp của nước ngoài tránh tình trạng đứt gãy kết nối với doanh nghiệp trong nước, giúp duy trì và tìm kiếm nguồn cung mới với các đối tác mới, thị trường mới. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương cũng tích cực phối hợp với hệ thống thương vụ để tìm kiếm thị trường, giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp.

Với tình hình khó khăn trên, theo Bộ Công Thương trong thời gian tới doanh nghiệp dệt may cần tiếp tục có biện pháp mới nhằm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để phù hợp với tình hình mới, đồng thời khai thác và mở rộng thị trường nội địa. Cùng với đó là chủ động liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các FTA.

Ở góc độ thúc đẩy khai thác thị trường nội địa, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay, mặc dù quy mô của thị trường nội địa nhỏ (chỉ chiếm 10% đối với năng lực của ngành), tuy nhiên, thị trường nội địa vẫn cần được quan tâm như là một giải pháp cho tâm lý người lao động, khích lệ tinh thần sử dụng hàng Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp đã tập trung khai thác trị trường nội địa với các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cũng chuyển sang may khẩu trang, trang phục bảo hộ PPE trong nỗ lực duy trì được việc làm cho công nhân, hạn chế tổn thất do dịch bệnh.

Cũng theo ông Đăng, “trước tình hình trên, doanh nghiệp đã tiến hành triển khai thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như chuyển từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang đồ bảo hộ lao động, đồ dệt kim, sơ mi truyền thống, đồng thời chuyển hướng sang thị trường trong nước để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Tâm Tâm

Tin bài khác
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Theo kế hoạch hành động về chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.
Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ 27 dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP là không khả thi.
Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Doanh Nghiệp "hiến kế" đầu tư xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Các doanh nghiệp Việt chia sẻ chiến lược và đề xuất về cơ chế chính sách, cơ hội hợp tác quốc tế và năng lực để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Việt Nam sẽ có Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế?

Việt Nam sẽ có Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế?

Bộ Chính trị vừa đồng ý chủ trương đối với đề án xây dựng Trung tâm Tài chính (TTTC) khu vực và quốc tế tại hai địa điểm là TP. Hồ Chí Minh và TP Đà Nẵng.
Hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh – Điểm đến bốn mùa”

Hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh – Điểm đến bốn mùa”

Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp whội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Đánh thức “viên kim cương xanh” du lịch Quảng Bình

Đánh thức “viên kim cương xanh” du lịch Quảng Bình

Quảng Bình được xem không chỉ là một Việt Nam thu nhỏ mà đây còn là “viên kim cương xanh” của ngành du lịch, một điểm đến hấp dẫn ở Việt Nam.
Vì mục tiêu kim ngạch song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD năm 2025

Vì mục tiêu kim ngạch song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 100 tỷ USD vào năm 2025.