Chủ nhật 06/04/2025 05:51
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

01/04/2025 11:05
Đây là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4.
Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh
Ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4

Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và phát triển cao vào năm 2045. Để đạt được điều này, nền kinh tế cần duy trì tốc độ tăng trưởng 8% trở lên vào năm 2025 và tiến tới mức hai con số trong các năm tiếp theo. Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị đang chuẩn bị ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, khẳng định vai trò của khu vực này như một động lực then chốt thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là làm thế nào để tạo đột phá, giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn.

Tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo", ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thông tin, Việt Nam hiện có khoảng 940.000 doanh nghiệp và 5 triệu hộ kinh doanh cá thể. Khu vực này đóng góp 51% GDP, tạo ra 40 triệu việc làm - chiếm 82% lực lượng lao động cả nước, đóng góp 30% thu ngân sách và 60% vốn đầu tư xã hội.

"Mặc dù có vai trò quan trọng, nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn đang đối mặt với nhiều hạn chế như quy mô nhỏ, năng suất thấp, thiếu liên kết và gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, đất đai và nhân lực", ông Đậu Anh Tuấn nhận định.

Những thách thức này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô mà còn làm suy giảm sức cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Theo ông Đậu Anh Tuấn, có tám rào cản chính đang kìm hãm sự phát triển của khu vực này.

Đầu tiên, tính phi chính thức cao và năng suất lao động thấp khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, quản trị yếu kém và thiếu tính chuyên nghiệp cũng là một thách thức lớn. Thứ ba, việc kết nối với chuỗi cung ứng còn hạn chế, trong khi sự liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân với khu vực FDI và thị trường toàn cầu vẫn chưa thực sự bền vững. Thứ năm, ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển mạnh, khiến doanh nghiệp trong nước khó tham gia sâu vào chuỗi cung ứng quốc tế. Ngoài ra, các vấn đề về tiếp cận vốn, đất đai và nhân lực vẫn là những rào cản lớn. Thứ bảy, doanh nghiệp tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) do thiếu sự hỗ trợ phù hợp. Cuối cùng, trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển nhanh chóng, các quy định hiện hành vẫn chưa thực sự phù hợp, gây bất lợi cho doanh nghiệp trong nước khi tham gia vào thị trường số.

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh
Toàn cảnh Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo"

Ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, Việt Nam có thể học hỏi từ những mô hình thành công trên thế giới, đặc biệt là Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).

Hàn Quốc phát triển các tập đoàn chaebol nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ về tín dụng, xuất khẩu, nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như ưu tiên thị trường nội địa. Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) tập trung thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thông qua chính sách tài chính linh hoạt, hỗ trợ R&D, khởi nghiệp và phát triển các cụm công nghiệp. Điểm chung của cả hai quốc gia này là vai trò chủ động của chính phủ trong việc lựa chọn các ngành mũi nhọn và hỗ trợ dài hạn cho doanh nghiệp.

Để tháo gỡ các rào cản và tạo đột phá cho khu vực kinh tế tư nhân, ông Đậu Anh Tuấn đễ xuất thực hiện một số nhóm giải pháp trọng tâm như sau:

Đầu tiên, cần đẩy mạnh cải cách thể chế và môi trường kinh doanh bằng cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa pháp luật và khắc phục tình trạng chồng chéo trong các quy định hiện hành. Chính phủ đã phát hiện 263 văn bản chồng chéo và đang tiến hành rà soát, điều chỉnh. Ngoài ra, cần có luật riêng cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ, đồng thời thúc đẩy tinh thần hỗ trợ kinh doanh, thử nghiệm chính sách theo mô hình sandbox cho các mô hình kinh doanh mới.

Tiếp theo, cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn mới. Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân vẫn phụ thuộc chủ yếu vào vốn vay ngân hàng với lãi suất cao, trong khi thị trường chứng khoán chưa thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việt Nam dù đứng thứ ba Đông Nam Á về đầu tư khởi nghiệp nhưng vẫn thiếu các quỹ đầu tư mạo hiểm đủ mạnh. Do đó, cần thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển trái phiếu doanh nghiệp, xây dựng quỹ Pre-IPO và quỹ quốc gia về khởi nghiệp, đồng thời thiết lập một sàn chứng khoán riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để tăng cường huy động vốn.

Một chính sách riêng dành cho doanh nghiệp tư nhân nội địa cũng là yếu tố then chốt. Cần thu hẹp khoảng cách ưu đãi giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước, đồng thời áp dụng các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tiếp cận đất đai và tín dụng với lãi suất thấp cho những doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn trong các ngành mũi nhọn. Đặc biệt, cần tạo ra một "hành lang đỏ" cho các doanh nghiệp tư nhân quan trọng, với cam kết ổn định về pháp lý, tài chính và ưu đãi dài hạn.

Để giúp doanh nghiệp tư nhân vươn ra thị trường toàn cầu, cần tận dụng tối đa các FTA và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tham gia các hội chợ quốc tế nhằm xây dựng thương hiệu. Đồng thời, phải phát triển mạnh chuỗi phân phối nội địa và thúc đẩy sự đồng hành của chính phủ trong việc nâng tầm thương hiệu quốc gia.

Ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là những yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp cần được hỗ trợ để ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn và công nghệ sản xuất thông minh. Việc ưu đãi thuế và vốn cho các doanh nghiệp đầu tư vào R&D, AI cần được đẩy mạnh. Song song đó, hệ thống đào tạo cần tập trung vào các lĩnh vực STEM, công nghệ và kỹ thuật, đồng thời tăng cường sự gắn kết giữa doanh nghiệp với các trường đại học và viện nghiên cứu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, với những giải pháp toàn diện này, Việt Nam có thể tạo ra bước ngoặt cho khu vực doanh nghiệp tư nhân, giúp khu vực này thực sự trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và hội nhập trong giai đoạn phát triển mới.

Tin bài khác
27 địa phương "ì ạch", Thủ tướng Chính phủ thúc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

27 địa phương "ì ạch", Thủ tướng Chính phủ thúc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần hành động quyết liệt, chủ động tháo gỡ vướng mắc trong quy trình thủ tục đầu tư, đấu thầu, giải phóng mặt bằng và phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công được giao.
Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 lên 7,7%

Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 lên 7,7%

Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam quý I/2025 lên mức 7,7%, nhích nhẹ so với quý IV/2024 (7,6%).
Chỉ thị số 10/CT-TTg: Động lực mới cho khối DN nhỏ và vừa

Chỉ thị số 10/CT-TTg: Động lực mới cho khối DN nhỏ và vừa

Cùng với việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Chỉ thị số 10/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/3/2025 được đánh giá là bước đi kịp thời trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn đang "loay hoay" với nhiều thách thức về vốn, thị trường và năng lực cạnh tranh.
Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế để đàm phán

Chiều 4/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng lãnh đạo các bộ, ngành đã họp với các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao để bàn về các giải pháp xử lý vấn đề thuế quan với Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Bộ Công Thương ra kế hoạch ứng phó với biến động thương mại toàn cầu

Kế hoạch phát triển của ngành Công Thương năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, kinh tế và thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức.
Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam sẽ đàm phán với Mỹ để tìm tiếng nói chung về thuế quan

Việt Nam đang khẩn trương chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Mỹ sau khi nước này áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam – một động thái được đánh giá là nghiêm trọng và gây lo ngại trong bối cảnh hai nước vốn có mối quan hệ kinh tế mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp.
Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Ô tô sản xuất trông nước được gia hạn nộp thuế đến cuối năm 2025

Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước được gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác đến 20-11-2025, giúp hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Bên cạnh yếu tố tích cực từ tăng trưởng kinh tế, kết quả thu ngân sách Nhà nước còn được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ vào việc triển khai đồng bộ các giải pháp của cơ quan thuế.
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Ngay sau khi Mỹ ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trước mắt với thuế quan của Mỹ, trong đó mục tiêu quan trọng là hướng đến cân bằng thương mại theo hướng phát triển bền vững.
Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng sẽ áp dụng với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao nhất 46%.
Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 25/3/2025 yêu cầu: Phải thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách nhanh chóng, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động.
Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Những kết quả đạt được trong quý I/2025 là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế TP. Thủ Dầu Một, góp phần vào sự phát triển chung của Bình Dương trong giai đoạn tới.
Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2022-2023 để triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ.