Thứ sáu 09/05/2025 15:05
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Tính toán lộ trình cho việc phát triển năng lượng sạch

25/12/2021 14:35
Dự báo nhu cầu điện trong những năm tới, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thông tin, tốc độ tăng trưởng GDP trong kịch bản trung bình là 6,8% giai đoạn 2021-2025, 6,4% giai đoạn 2026-2030 và giảm dần về 5,5% giai đoạn 2041-2045.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, việc bổ sung điện gió vào Quy hoạch điện VIII sẽ được dựa trên những tính toán hợp lý nhất, kèm theo các điều kiện về lưới điện liên kết, cam kết của Việt Nam về giảm phát thải.

Dự thảo Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương trình Chính phủ tháng 11/2021 thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp hơn với cam kết của Việt Nam về cắt giảm phát thải khí nhà kính tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, dự báo đến năm 2045, nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…) chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 45% tổng công suất; nhiệt điện than giảm mạnh, còn khoảng 15 - 19%.

Thực tế cho thấy, vẫn chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được dòng doanh thu cho các chủ dự án. Trong đó, nổi cộm là vấn đề cơ chế giá bán điện áp dụng cho các dự án điện gió chưa được công nhận vận hành thương mại (COD) trước ngày 1/11/2021. Theo quy định, nếu các dự án chưa được công nhận COD trước thời hạn này sẽ không kịp hưởng chính sách mua điện theo mức giá cố định (FIT) là 8,5 UScent/kWh (trong đất liền), hay 9,8 UScent/kWh (trên biển) và phải thực hiện theo cơ chế đấu thầu.

Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, dự báo đến năm 2045, nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm 45% tổng công suất
Theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, dự báo đến năm 2045, nguồn điện năng lượng tái tạo chiếm 45% tổng công suất. (Ảnh: PV)

Đánh giá về hiện trạng nguồn điện hiện nay, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, công suất năm 2020 đạt khoảng 69,3 GW, hệ thống điện cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ tải. Tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn điện giai đoạn 2011-2020 tương đương 12,9%/năm, so với tốc độ tăng trưởng phụ tải bình quân gần 10%/năm.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuấn Anh cũng chỉ ra các tồn tại và thách thức đối với việc phát triển nguồn điện trong thời gian qua chưa phù hợp với sự phân bố và phát triển phụ tải. Miền Bắc dự phòng giảm dần do tốc độ tăng trưởng phụ tải ở mức cao tương đương 9%/năm, nhưng tăng trưởng nguồn điện chỉ đạt 4,7%/năm, dự phòng giảm xuống 31% năm 2020.

Ở miền Trung và miền Nam, tăng trưởng nguồn điện nhanh hơn nhiều tăng trưởng phụ tải, dự phòng tăng cao 237% tại miền Trung, 87% tại miền Nam. Do đó, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch trên lưới truyền tải và cắt giảm công suất nguồn điện gió, điện mặt trời, do thời điểm điện mặt trời phát cao công suất truyền ngược ra phía Bắc gây quá tải liên kết Bắc - Trung.

Dự báo nhu cầu điện trong những năm tới, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thông tin, theo các chỉ tiêu dự báo phụ tải trong dự thảo Quy hoạch điện VIII đã bám sát và phù hợp với các chỉ tiêu chính của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, tốc độ tăng trưởng GDP trong kịch bản trung bình là 6,8% giai đoạn 2021-2025, 6,4% giai đoạn 2026-2030 và giảm dần về 5,5% giai đoạn 2041-2045.

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, định hướng phát triển nguồn điện theo quan điểm phát triển sau hội nghị COP26 đã có những thay đổi, cụ thể, sẽ được xem xét lại việc phát triển nhiệt điện than; Tập trung phát triển điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Đồng thời, tính toán cân đối nguồn - tải theo vùng miền, hạn chế truyền tải điện đi xa. Đảm bảo dự phòng từng miền ở mức độ hợp lý, đặc biệt là ở miền Bắc.

Theo đó, quy mô công suất phát triển ĐGNK vào năm 2030 là 5.000 MW và năm 2045 là 41.000 MW. Để ĐGNK trở thành một cột trụ quan trọng trong công cuộc chuyển dịch năng lượng quốc gia, việc nhanh chóng phát triển nguồn điện này là hết sức cấp thiết nhằm hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do đó, việc cần làm hiện nay là xây dựng chính sách phát triển ĐGNK. Xây dựng lộ trình phát triển ĐGNK đến 2045. Đặc biệt, cần xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho ĐGNK.

Được biết, hiện nhiều địa phương trong cả nước đang đề xuất phát triển ĐGNK với Bộ Công Thương và Chính phủ, với tổng công suất lên tới hơn 110.000 MW. Chia sẻ về các tiêu chí lựa chọn dự án, ông Tuấn Anh cho hay, sẽ dựa vào mô hình tính toán cực tiểu, chi phí và kèm theo các ràng buộc như về lưới điện liên kết, cam kết của Việt Nam về giảm phát thải.

Cụ thể, tại mỗi vùng miền sẽ đưa ra cơ cấu nguồn điện trong từng giai đoạn. Trên cơ sở tính toán, quy mô có thể sẽ nhỏ hơn so với nhu cầu của một khu vực, nhưng đó là kết quả mô hình tính toán tối ưu mà quy hoạch đưa ra làm cơ sở lựa chọn.

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, trong số 5.000 MW ĐGNK thì miền Bắc sẽ là 2.000 MW và miền Nam là 3.000 MW. Đến năm 2045, với công suất tăng trên 40.000 MW thì ĐGNK sẽ chiếm 12% trong cơ cấu nguồn.

Mai Anh

Bài liên quan
Tin bài khác
Từ 1/7/2025: Hình thức chi trả lương hưu thay đổi như thế nào?

Từ 1/7/2025: Hình thức chi trả lương hưu thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, người lao động sẽ có quyền lựa chọn hình thức nhận lương hưu phù hợp.
Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ. Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Có cán bộ công chức được tăng lương tới 9 triệu đồng năm 2025

Có cán bộ công chức được tăng lương tới 9 triệu đồng năm 2025

Chính sách thu nhập tăng thêm hàng tháng cho cán bộ công chức là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật Thủ đô 2024 và cụ thể hóa tại Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND vừa được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.
Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN, quy định về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước bởi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Từ 15/6/2025: Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực

Từ 15/6/2025: Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực

Ngày 15/6/2025, Thông tư 003/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ sẽ chính thức có hiệu lực, hướng dẫn cụ thể việc quản lý lao động, cách tính tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước, căn cứ theo Nghị định số 44/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-NHNN, quy định cụ thể về việc cấp Giấy phép lần đầu và cấp đổi Giấy phép hoạt động cho các quỹ tín dụng nhân dân.
Hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Ngày 5/5/2025, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP, quy định cụ thể cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia. Nghị định được kỳ vọng sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt trong việc huy động và tiếp cận nguồn vốn phát triển dự án.
Biểu mức giá dịch vụ mới và chi tiết cho lĩnh vực chứng khoán

Biểu mức giá dịch vụ mới và chi tiết cho lĩnh vực chứng khoán

Biểu mức giá dịch vụ này áp dụng thống nhất tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), hai Sở Giao dịch con (HNX và HOSE), và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Hoàn tất phân định thẩm quyền TTHC cấp huyện trước 10/6 để không gián đoạn phục vụ người dân

Hoàn tất phân định thẩm quyền TTHC cấp huyện trước 10/6 để không gián đoạn phục vụ người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025, yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương rà soát, cắt giảm và phân định thẩm quyền giải quyết 346 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc cấp huyện...
Cập nhật quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức từ 15/6/2025

Cập nhật quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức từ 15/6/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 93/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Nghị định số 19/2020/NĐ- CP liên quan đến việc kiểm tra và xử lý kỷ luật trong thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nghị định này quy định cụ thể các hình thức kỷ luật áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ viên chức nghỉ hưu sớm

Bộ Tài chính đề xuất cơ chế tài chính hỗ trợ viên chức nghỉ hưu sớm

Điểm đáng chú ý trong dự thảo là đề xuất hỗ trợ về nguồn kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt trong trường hợp viên chức, người lao động nghỉ hưu hoặc thôi việc sớm.
Thêm quy định chi phí chuẩn bị mặt bằng vào Luật Đầu tư công sửa đổi

Thêm quy định chi phí chuẩn bị mặt bằng vào Luật Đầu tư công sửa đổi

Tại Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) mới gửi Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định về "nhiệm vụ chuẩn bị giải phóng mặt bằng".
Đề xuất bỏ thuế khoán - định hình lại quản lý thuế hộ kinh doanh

Đề xuất bỏ thuế khoán - định hình lại quản lý thuế hộ kinh doanh

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế là đề xuất bãi bỏ thuế khoán đang được áp dụng cho hàng trăm nghìn hộ kinh doanh trên cả nước.
Những chính sách kinh tế mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2025

Những chính sách kinh tế mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2025

Nhiều chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 5/2025, đáng chú ý là quy định sửa đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng Việt Nam, khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn TP. Hà Nội.
Từ tháng 7/2025, nhiều ngân hàng ngừng giao dịch thẻ từ

Từ tháng 7/2025, nhiều ngân hàng ngừng giao dịch thẻ từ

Từ tháng 7/2025, các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Agribank sẽ chính thức ngừng hỗ trợ giao dịch đối với thẻ ATM sử dụng dải từ, nhằm tuân thủ lộ trình chuyển đổi sang thẻ chip theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.