Chủ nhật 03/11/2024 11:26
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Công thức chiến lược của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam: C = SET + 1

21/08/2024 11:18
Ngành công nghiệp bán dẫn vốn chưa bao giờ là dễ dàng. Cần một tiếp cận độc đáo, một khát vọng lớn và một quyết tâm rất cao, một sự bền bỉ, và chấp nhận rủi ro, theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.
aa
Ảnh minh họa
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Nếu phải tìm một công thức cho Chiến lược Bán dẫn Việt Nam thì công thức có thể là:

C = SET + 1

C: Chip

S: Specialized

E: Electronics

T: Talent

Cốt lõi của Chiến lược Bán dẫn là thiết kế, chế tạo ra chip bán dẫn.

Về chữ C (Chip bán dẫn)

Công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là IoT và AI. IoT để số hoá thế giới thực, tạo ra thế giới số, tạo ra dữ liệu. AI để xử lý dữ liệu và tạo ra giá trị mới. Cốt lõi của IoT và AI là chip bán dẫn.

Bán dẫn đang thay đổi và định hình thế giới chúng ta đang sống. Nó đã, đang và sẽ có mặt trong hầu hết mọi thiết bị, trong mọi mặt của đời sống xã hội. Nó ảnh hưởng to lớn tới an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng. Và điều này sẽ còn kéo dài, ít nhất là tới giữa thế kỷ 21. Bán dẫn nằm trong một bức tranh rất lớn và có tính toàn cầu, đó là chuyển đổi số.

Về chữ S (Specialized - Chuyên dụng, Chip chuyên dụng)

CMCN 4.0 liên quan tới các công nghệ mới như AI, IoT và tự động hoá công nghiệp. Các ứng dụng này đòi hỏi hiệu suất tính toán rất cao, khả năng xử lý dữ liệu lớn, thời gian phản hồi nhanh. Chip chuyên dụng được thiết kế để tối ưu hoá những nhu cầu này, giúp đạt hiệu suất cao hơn các chip đa dụng. Ngoài ra, các yêu cầu tiêu thụ nguồn thấp cho IoT, tính năng bảo mật cao cho các hệ thống công nghiệp trọng yếu quốc gia, các yêu cầu riêng biệt cho các lĩnh vực như viễn thông, y tế, giao thông, năng lượng, đều cần đến chip chuyên dụng. Chip chuyên dụng cũng thúc đẩy đổi mới công nghệ.

Các chip bán dẫn đa năng khi áp dụng vào các ứng dụng chuyên dụng sẽ không dùng hết công suất (thường chỉ dùng tới 10-20% công năng), gây lãng phí, nhất là về nguồn điện, giá thành cao. Các chip bán dẫn đa năng thường là một số ít hãng sản xuất. Các chip chuyên dụng thì rất đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội.

Nếu CMCN 3.0 đại diện là các chip đa dụng thì CMCN 4.0 đại diện là các chip chuyên dụng.

Các nước đi sau thì phải đi từ các chip chuyên dụng.

Về chữ E (Electronics - Điện tử, Công nghiệp điện tử)

Phát triển công nghiệp bán dẫn (CNBD) Việt Nam phải đi cùng với phát triển ngành công nghiệp điện tử (CNĐT), công nghiệp chuyển đổi số (CĐS). Chip bán dẫn là một thành phần đầu vào quan trọng của thiết bị điện tử. Nếu chỉ làm chip bán dẫn thì sẽ phụ thuộc đầu ra, phụ thuộc vào người mua chip là các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử. Các nước đã hoá rồng, hoá hổ thì chưa có nước nào không có ngành CNĐT phát triển.

Công nghiệp điện tử đang có làn sóng mới là trí tuệ nhân tạo (AI). Các thiết bị điện tử thế hệ mới cần được AI hoá. Các con chip AI sẽ là linh hồn của các thiết bị điện tử thế hệ mới. Đưa chip bán dẫn vào các thiết bị điện tử tiêu dùng cuối thế kỷ 20 đã tạo ra Nhật Bản hoá rồng, vậy đưa chip AI vào các thiết bị điện tử sẽ tạo ra quốc gia nào hoá rồng? Việt Nam sẽ là số 1 nếu chúng ta lựa chọn con đường này. Lúc này chính là cơ hội cho Việt Nam phát triển lại ngành CNĐT đã bị đánh mất.

Phát triển CNĐT chính là tạo đầu ra cho bán dẫn. Ngành công nghiệp điện tử, bao gồm thiết bị điện tử dân dụng và thiết bị điện tử chuyên dụng cho các ngành (viễn thông, y tế, năng lượng, ô tô, hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh,...), lớn gấp 5-6 lần ngành CNBD.

Công nghiệp CĐS thì còn lớn hơn rất nhiều. Công nghiệp CĐS là việc số hoá thế giới thực, là các thiết bị điện tử IoT. Thiết bị IoT cần chip bán dẫn cho IoT. Thiết bị IoT thì lớn hơn rất và rất nhiều thiết bị công nghiệp điện tử truyền thống. Chip cho công nghiệp điện tử và công nghiệp CĐS thì dễ hơn chip bán dẫn công nghệ cao (như chip của Intel và Nvidia), nhưng nhu cầu lại vô cùng lớn.

Về chữ T (Talent - Nhân tài, Nhân lực)

Một trong những bước đi của Chiến lược Bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành Hub nhân lực toàn cầu về CNBD, và từ Hub nhân lực này sẽ tiến tới xây dựng ngành CNBD tại Việt nam. Hub nhân lực sẽ như thỏi nam châm để thu hút đầu tư nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử tại Việt Nam. Hub nhân lực thì bao gồm cả gia công, xuất khẩu lao động về CNBD.

Khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu lao động qua đào tạo lại (Reskill), đào tạo nâng cao (Upskill) thì Việt Nam là top đầu. 700 ngàn kỹ sư điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số có thể thông qua đào tạo lại hoặc nâng cao là có thể đáp ứng ngay nhu cầu nhân lực bán dẫn. Năng lực về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) thì Việt Nam cũng là top đầu. Mỗi năm có hàng trăm ngàn kỹ sư về điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số và bán dẫn mới ra trường. Nhân lực là lõi để dựng lên ngành CNBD của Việt Nam.

Nguồn nhân lực cho ngành CNBD thì bao gồm nhân lực cho các công đoạn của ngành công nghiệp này, chứ không chỉ riêng thiết kế chip.

Ảnh minh họa
Các kỹ sư CNTT, kỹ sư phần mềm, kỹ sư điện tử, nếu được đào tạo lại 6 tháng, 12 tháng là đã có thể sẵn sàng tham gia CNBD

Việc chuẩn bị nhân lực thì dựa trên dự báo, tầm nhìn dài hạn, nhưng vẫn phải dựa trên nhu cầu thị trường. Việc ký kết các cam kết về nhu cầu nhân lực giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp bán dẫn trong và ngoài nước, tức là tạo đầu ra, sẽ là đảm bảo cho đào tạo thành công. Ở tầm quốc gia, Chính phủ cũng sẽ ký kết các hợp tác quốc gia về cung cấp nhân lực bán dẫn với một số quốc gia thiếu hụt nhân lực bán dẫn. Để đảm bảo đào tạo thành công thì phải có đầu ra. Đảm bảo đầu ra là đảm bảo cho thành công của các chương trình đào tạo. Đảm bảo đầu ra thì cần chú ý đến thu nhập, đến những loại việc CNBD có chất lượng cao, lương của CNBD phải cao hơn lương của CNTT.

Thiếu hụt nhân lực bán dẫn đang có tính ngắn hạn, cho nên, ngoài việc đào tạo, nghiên cứu dài hạn, thậm chí đào tạo STEM từ phổ thông, đào tạo cao học, tiến sỹ, thì vẫn phải chú trọng trong ngắn hạn việc đào tạo nhanh. Và cách tốt nhất trong ngắn hạn là đào tạo lại, đào tạo nâng cao, hoặc đào tạo chuyển tiếp. Các kỹ sư CNTT, kỹ sư phần mềm, kỹ sư điện tử, nếu được đào tạo lại 6 tháng, 12 tháng là đã có thể sẵn sàng tham gia CNBD. Để làm được việc này thì cần giáo viên, cần người hướng dẫn, cần cơ sở vật chất, cần giáo trình. Và lời giải ở đây là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp CNBD và đại học, là sự đầu tư cơ sở vật chất của nhà nước cho các cơ sở đào tạo. Việc đào tạo lại giáo viên, hoặc thu hút giáo viên bán dẫn nước ngoài có thể là ưu tiên cao nhất lúc này.

Về + 1 (X + 1)

Thế giới đang cơ cấu lại ngành CNBD theo hướng đa dạng hoá nguồn cung, X+1, không chỉ về sản xuất mà là ở tất cả các khâu của CNBD. Các nước đã có CNBD, hoặc một phần của CNBD, đều muốn có thêm một cơ sở nữa ở nước khác. Việt Nam là một trong ít nước có thể là số 1 này. Việt Nam có quan hệ chiến lược tốt đẹp với hầu hết các cường quốc CNBD. Và số 1 Việt Nam này sẽ có mặt ở tất cả các khâu của CNBD.

Chúng ta sẽ thu hút FDI theo hướng X+1 này. Với chiến lược X+1 này, Việt Nam chúng ta bán sự an toàn cho ngành CNBD toàn cầu. Các doanh nghiệp FDI sẽ nhìn thấy Việt Nam không chỉ cung cấp hạ tầng nhân lực, đất đai, điện, nước, giao thông, viễn thông, các ưu đãi thuế, mà còn là sự an toàn cho CNBD. CNBD ảnh hưởng to lớn tới an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng thì đảm bảo sự an toàn sẽ luôn là ưu tiên số 1.

Việt Nam có lợi thế địa chính trị về công nghiệp bán dẫn. Nếu lấy Việt Nam làm tâm và quay một vòng tròn 4-5 giờ bay thì sẽ bao phủ tới 70% ngành CNBD thế giới. Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành CNBD. Việt Nam lại là nước ổn định chính trị, nằm trong nhóm các nước có tốc độ phát triển nhanh, Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ưu tiên phát triển CNBD, có Chiến lược quốc gia về phát triển CNBD.

Về cách tiếp cận khác biệt

C = SET + 1 có thể là một tiếp cận khác biệt.

Ngành CNBD toàn cầu là rất đổi mới, rất sáng tạo, đã đi qua rất nhiều mô hình kinh doanh mới, mô hình này thay đổi mô hình kia, các mô hình mới lật đổ mô hình cũ, và mỗi lần như vậy lại tạo ra một sự phát triển mới mang tính đột phá, tạo ra một quốc gia bán dẫn mới. Hy vọng rằng với sự tham gia của Việt Nam, với tiếp cận khác biệt của Việt Nam, sẽ xuất hiện một mô hình kinh doanh mới của ngành bán dẫn toàn cầu.

Nhưng ngành công nghiệp này vốn chưa bao giờ là dễ dàng. Cần một tiếp cận độc đáo, một khát vọng lớn và một quyết tâm rất cao, một sự bền bỉ, và chấp nhận rủi ro.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng

Bài liên quan
Tin bài khác
TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản TP.HCM đang Phục hồi tích cực

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản TP.HCM đang Phục hồi tích cực

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, sau khi Quốc hội thông qua ba luật quan trọng về Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản TP.HCM đã ghi nhận sự hồi phục tích cực.
PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản

PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản

Theo PGS. TS. Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Luật Đất đai 1987 đã tạo nền móng cho sự phát triển của thị trường bất động sản.
TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme cho rằng đề xuất áp thuế suất 15% cho doanh nghiệp siêu nhỏ và 17% cho doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự hấp dẫn.
Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Bộ Xây dựng đang xem xét chính sách thuế đối với những cá nhân sở hữu nhiều bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ. Chuyên gia Savills nhận định rằng thuế là công cụ hiệu quả để bình ổn giá nhà và quản lý tài nguyên.
Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng gia tăng và các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để tối ưu hóa năng lượng.
Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập xung quanh vấn đề về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được doanh nghiệp quan tâm.
Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam ước tính 5G sẽ chiếm khoảng 50% thuê bao di động vào năm 2029. Hiện nay, hơn 25% lưu lượng dữ liệu được truyền tải qua 5G.
Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Hiện nay vấn đề đánh thuế căn nhà thứ hai đang được đưa ra bàn thảo nhiều. Việc đề xuất của Bộ Xây dựng cũng như sự lên tiếng của Thứ trưởng Bộ Tài Chính về việc đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai.
Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Trong bối cảnh bất ổn năng lượng, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam nên đầu tư vào năng lượng tái tạo và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững.
Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Giá cà phê Robusta đang có xu hướng tăng rất mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này được dự báo sẽ không kéo dài.
Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Để tăng cường hiệu quả thu nợ, việc kết hợp nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, cùng với ứng dụng công nghệ hiện đại, sẽ là yếu tố quyết định thành công trong quản lý thuế của Việt Nam.
"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

Xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày càng thịnh hành, mang đến nhiều tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 với nhiều điểm mới, cơ bản hoàn thiện khung pháp lý cho việc lựa chọn nhà đầu tư trong các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tài chính xanh không chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình ít carbon mà còn tạo cơ hội đầu tư trong năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh.