Thứ hai 12/05/2025 00:25
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Con số 1 triệu lao động thất nghiệp ở Việt Nam là nhiều hay ít?

12/10/2020 00:00
“Số liệu về 1 triệu lao động thất nghiệp ở Việt Nam hiện tại không đáng quan ngại. Điều đáng lo lắng là chất lượng lao động cần được quan tâm hơn” - ông Doãn Mậu Diệp, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại Giao lưu trực tuyến về Dự thảo Bộ Lu

Con số 1 triệu lao động thất nghiệp ở Việt Nam là nhiều hay ít? - 1

Ông Doãn Mậu Diệp tại cuộc Giao lưu trực tuyến về Bộ Luật Lao động 2012 (sửa đổi) (Ảnh: Toàn Vũ).

Chương trình do Báo điện tử Dân trí và Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hôm 18/10 tại Hà Nội.

Một trong những câu hỏi được bạn đọc quan tâm trong chương trình làm “nguy cơ” người trẻ mất cơ hội việc làm khi điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang có 1 triệu lao động thất nghiệp, trong đó có gần 200.000 cử nhân thất nghiệp.

Đồng thời, chủ trương tinh giản biên chế cũng đang được áp dụng triệt để ở các cơ quan nhà nước hiện nay.

Được biết, Chính phủ đang đề xuất trong Dự thảo Bộ Luật Lao động 2012 (sửa đổi) lộ trình tăng tuổi hưu như sau: Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam tăng mỗi năm 3 tháng và lao động nữ tăng 4 tháng cho tới khi tuổi hưu của lao động nam đủ 62 tuổi và nữ đủ 60 tuổi.

Ý kiến người dân về đề xuất tăng tuổi hưu (Video: Trọng Trinh)

Bày tỏ quan điểm về băn khoăn trên, ông Doãn Mậu Diệp - Phó trưởng Ban soạn thảo Bộ Luật Lao động 2012 (sửa đổi), nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết: “Hàng quý, Bộ LĐ-TB&XH vẫn tổ chức công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động, trong đó số người thất nghiệp đang chiếm khoảng 1 triệu người, tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 2,1-2,3%”.

Phân tích sâu về các con số thất nghiệp trên, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nêu vấn đề: “1 triệu người thất nghiệp là nhiều hay ít? 1 triệu người thất nghiệp nếu so với tổng số 4,4 triệu lao động của Singapore thì rất kinh khủng. Vì cứ 4 người thì có một người thất nghiệp. Nhưng nếu so với 220 triệu lao động của Mỹ thì chỉ như “muối bỏ biển”.

"Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 129.000 người nghỉ hưu, nếu tăng tuổi nghỉ hưu theo đề xuất của dự thảo Bộ luật do Chính phủ trình thì số người nghỉ hưu giảm trung bình khoảng 9.000 người/năm. So với con số 54 triệu lao động của Việt Nam thì con số này không có ý nghĩa lớn" - ông Doãn Mậu Diệp nói.

Theo ông Doãn Mậu Diệp, việc đánh giá nhiều hay ít phải so với tổng số người trong lực lượng lao động, tức là phải xem mẫu số lớn hay nhỏ. So với 55 triệu lao động của Việt Nam thì con số 1 triệu lao động thất nghiệp chỉ chiếm 2,2%.

Vậy con số 2,2% là nhiều hay là ít?

Chia sẻ thêm thông tin với bạn đọc, vị Phó trưởng Ban soạn thảo Bộ Luật Lao động 2012 (sửa đổi) nêu dẫn chứng: “Theo bảng số liệu về tỷ lệ thất nghiệp của 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thuộc về Syria- 50% vì đang chiến tranh, thấp nhất thuộc về Căm pu chia với 0,5%”.

Ngoài ra, trong số 160 nước thì khoảng 20 nước có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 20%; 25 nước nằm trong khoảng 10-20%, 60 nước nằm trong khoảng 5-10%.

Con số 1 triệu lao động thất nghiệp ở Việt Nam là nhiều hay ít? - 2

Đồ hoạ: Đỗ Ngọc Diệp

“Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất - 2,2%, tức là lọt vào top 5% của các nước và vùng lãnh thổ. Vậy thì hơn 1 triệu người thất nghiệp và tỷ lệ 2,2% là con số không nhiều so với lực lượng lao động nước ta” - ông Doãn Mậu Diệp kết luận.

Đánh giá tổng quan về thị trường lao động Việt Nam, ông Doãn Mậu Diệp cho rằng, hiện nay vẫn đang tiếp nhận số lượng lao động mới, mỗi năm thêm khoảng 400.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp không tăng lên chứng tỏ việc tạo việc làm mới vẫn tốt.

“Việc cử nhân thất nghiệp cũng bình thường vì mỗi năm ta có khoảng 500.000 sinh viên ra trường, gia nhập thị trường lao động mà tới nay mới chỉ 200.000 cử nhân chưa tìm được việc làm thì nghĩa là dòng chảy thị trường vẫn chuyển động bình thường, không đáng lo ngại” – nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết.

Cần điều chỉnh tuổi hưu ngay từ bây giờ

Theo ông Doãn Mậu Diệp, 15 năm trước, mỗi năm lực lượng lao động Việt Nam tăng thêm 1,2 triệu người, tức là số vào tuổi lao động nhiều hơn số ra khỏi tuổi lao động 1,2 triệu người. 5 năm gần đây, mỗi năm chỉ tăng thêm khoảng 400.000 người (năm 2018 so với năm 2017 là 380.000 người), tức là chỉ bằng 1/3 so với 15 năm trước.

“Tốc độ già hóa của dân số Việt Nam rất nhanh nên để ứng phó với dự thiếu hụt lao động trong tương lai thì cần phải điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu ngay từ bây giờ trước khi quá chậm” - ông Doãn Mậu Diệp cho biết.

Hoàng Mạnh tổng hợp

TAGS:

Tin bài khác
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.