Chủ tịch HĐQT FLC bị phong tỏa các tài khoản chứng khoán hàng nghìn tỉ đồng
- 15
- Chứng khoán
- 23:55 11/01/2022
DNHN - Các tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC sẽ bị phong tỏa kể từ ngày 11/1/2022, thời hạn phong tỏa sẽ kéo dài cho đến khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước có quyết định thay thế.
Ngày 11/1, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) đã có thông báo chính thức về việc sẽ thực hiện hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC/HoSE).
Theo thông tin từ Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, cơ quan này đang phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), HoSE và các công ty chứng khoán lọc các giao dịch mua đối ứng từ tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết để huỷ và trả lại tiền cho nhà đầu tư.

Trước đó, ông Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10/1 đến 17/1, mục đích giao dịch là cơ cấu tài sản theo phương thức giao dịch thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận, ông Trịnh Văn Quyết đã bán ra 74,8 triệu cổ phiếu mà không báo cáo, không công bố thông tin theo quy định.
Bộ Tài chính đã ra quyết định về việc phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC. Thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa là kể từ ngày 11/1, thời hạn phong tỏa sẽ kéo dài cho đến khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước có quyết định thay thế.
Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và các công ty chứng khoán nơi có tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết có trách nhiệm phối hợp để phong tỏa đồng thời dừng toàn bộ giao dịch chứng khoán và thông báo cho ông Trịnh Văn Quyết về việc thực hiện phong tỏa này.
Theo thống kê, ngoài hơn 215 triệu cổ phiếu FLC đang nắm giữ, ông Quyết đang sở hữu một loạt cổ phiếu khác như Công ty CP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (mã GAB), Công ty CP Xây dựng FLC Faros (mã ROS), Công ty CP Chứng khoán BOS (mã ART)... tổng giá trị ước tính lên tới hàng nghìn tỉ đồng.
Linh Anh
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
#Trịnh Văn Quyết

Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, Ủy ban Chứng khoán ra khuyến nghị
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã yêu cầu Công ty CP Tập đoàn FLC thực hiện công bố thông tin theo quy định và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, Cục Hàng không Việt Nam giám sát chặt Bamboo Airways
Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của Bamboo Airways trong thời gian tới.
Đọc thêm Chứng khoán
Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
Chỉ số S&P 500 trong thời gian ngắn đã rơi vào vùng thị trường giá xuống (bear market) vào ngày 20/5, giảm hơn 20% so với mức cao kỷ lục của nó và có khả năng kết thúc chu kỳ tăng giá bắt đầu vào tháng 3 năm 2020. Một sự đảo chiều vào cuối phiên giao dịch đã đẩy chỉ số này lên cao hơn khi đóng cửa thị trường và cứu chỉ số khỏi việc chính thức rơi vào thị trường giá xuống.
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam tháng 4/2022 giảm mạnh
Số liệu từ Chứng khoán KBSV cho thấy, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành tháng 4/2022 đạt 16.472 tỷ đồng giảm 23,2% so với tháng trước.
80% giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp thuộc nhóm chưa niêm yết trên TTCK
TS. Vũ Đình Ánh chỉ rõ 8 rủi ro của việc phát triển trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Ưu tiên giải pháp ngắn hạn để ổn định thị trường chứng khoán
Trong năm nay sẽ có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường tăng thanh khoản cũng như minh bạch thông tin trên thị trường.
Cổ phiếu VXB của Vật liệu Xây dựng Bến Tre có nguy cơ bị hủy niêm yết
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ xem xét tiến hành hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu VXB. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đề nghị Công ty CP Vật liệu Xây dựng Bến Tre có văn bản phản hồi chậm nhất vào ngày 16/05/2022.
Cổ phiếu thế giới hồi phục nhẹ dù triển vọng tiêu cực vẫn duy trì
Các chỉ số chứng khoán châu Âu mở cửa ở mức cao hơn vào 5/10, với khẩu vị rủi ro cho thấy một số thị trường đã phục hồi sau khi giảm mạnh vào ngày hôm qua. Tương tự với thị trường châu Á, đã chống lại được đà giảm vào phiên giao dịch 5/10 với thị trường Việt Nam đóng cửa tăng mạnh vượt trội thị trường chung. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết lo ngại về mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn trong thời gian tới vẫn đang đè nặng lên thị trường.
Chứng khoán Việt Nam là điểm sáng trong khu vực châu Á
Thị trường châu Á đang đánh mất dần sự quan tâm của nguồn vốn ngoại trong tháng 4, đánh dấu tháng thứ tư liên tục nguồn vốn chảy ra khỏi thị trường do lo ngại việc phong tỏa do đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc làm giảm tăng trưởng kinh tế trong khu vực và làn sóng siết chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn có những thị trường đã thể hiện sự hấp dẫn với khối ngoại, chứng kiến dòng vốn mới chảy vào như thị trường Việt Nam.
6 giải pháp làm lành mạnh hoá thị trường chứng khoán
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, đối với những việc thao túng thị trường chứng khoán, thời gian qua, các Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã giám sát và thực hiện cảnh báo, xử lý các vụ vi phạm theo phạm vi thẩm quyền.
Cổ phiếu thế giới mong manh, tỉ giá đô la tăng mạnh do lo sợ về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và FED
Chứng khoán thế giới tạm ổn định vào 26/3 sau khi thị trường Mỹ đóng cửa một phiên tích cực vào hôm trước đó, mặc dù lo ngại tăng trưởng toàn cầu gây ra bởi các biện pháp hạn chế Covid-19 của Trung Quốc và lo ngại về việc Fed thắt chặt mạnh mẽ đã làm các nhà đầu tư lo ngại rủi ro, nâng tỉ giá đồng đô la lên mức cao mới trong hai năm gần đây.
Chuyên gia World Bank: 6 yếu tố thiết lập nền tảng thị trường vững chắc
Theo đại diện World Bank, Việt Nam cần có nền tảng vững chắc để thị trường hoạt động hiệu quả, từ đó có thể đạt được những kết quả đầy hứa hẹn trên. Theo đó, Việt Nam cần quan tâm sát sao 6 yếu tố của nền tảng thị trường.