Thứ ba 01/07/2025 16:40
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chủ động phòng vệ thương mại

12/10/2020 00:00
Trước nguy cơ bị mượn đường và hàng hóa nước ngoài đội lốt, giả mạo xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang các nước đối tác trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên để hưởng thuế suất ưu đãi.

Trong các vụ điều tra khởi kiện về gian lận xuất xứ, có trên 80% liên quan đến ngành thép. Ảnh: LONG THANHTrong các vụ điều tra khởi kiện về gian lận xuất xứ, có trên 80% liên quan đến ngành thép. Ảnh: LONG THANH

Phức tạp

Tính đến tháng 3-2020, đã có hơn 120 vụ việc PVTM được khởi xướng điều tra bởi 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là điều tra chống bán phá giá, lẩn tránh PVTM và đội lốt xuất xứ.

Đặc biệt, trong số các vụ điều tra, khởi kiện có đến trên 80% liên quan đến ngành thép. Tính đến nay, đã có đến 11 thị trường khởi kiện thép Việt Nam là Mỹ, EU, Liên minh Kinh tế Á - Âu và một số đang xem xét khởi kiện như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan...

Trước đó, cuối năm 2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã ra thông báo kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép cán nguội (CRS) và thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam có nguyên liệu đầu vào từ Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.

Theo số liệu thống kê của Mỹ, trong 10 tháng năm 2019 giá trị xuất khẩu thép CORE và CRS của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 260 triệu USD. Theo đó, DOC cho rằng các mặt hàng thép mạ và thép cán nguội của Việt Nam được sản xuất từ thép cán nóng của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi đáng kể của Mỹ, nên bị coi là lẩn tránh thuế.

Với kết luận này, cơ quan Hải quan Mỹ tiến hành thu thuế các mặt hàng thép của Việt Nam với các cơ chế cụ thể từng nhóm sản phẩm. Thị trường Mỹ hiện chiếm 6,5% trong tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam (ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam, chiếm 65%). Sản phẩm thép Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt để vượt qua những rào cản kỹ thuật và PVTM của các nước.

Trong thời gian qua, ngành sản xuất thép trong nước, đặc biệt là các DN sản xuất, xuất khẩu lớn cũng đã chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh Mỹ điều tra chống lẩn tránh.

Cụ thể, nhiều DN đã chuyển hướng sử dụng nguyên liệu đầu vào (thép cán nóng) từ nhiều nguồn khác cũng như mua thép cán nóng sản xuất trong nước, xây dựng hệ thống quản lý để phục vụ việc tự chứng nhận.

Năm 2019, ngoài vụ việc với ngành thép, nhiều mặt hàng, nguyên liệu phục vụ sản xuất từ các nước bị áp thuế cao đã tìm đường vào Việt Nam, giả mạo xuất xứ để xuất khẩu sang các nước khác nhằm hưởng thuế suất ưu đãi.

Hiện nay, cùng với sự tăng trưởng mạnh các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ, EU, thị trường Việt Nam cũng đồng thời tăng mạnh nhập khẩu các nhóm hàng tương tự từ Trung Quốc, như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sản phẩm từ kim loại thường; dây điện và dây cáp điện; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh.

Trong đó, nhiều nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu gia tăng đột biến từ 20-50% cũng đang bị các nước nhập khẩu điều tra chống lẩn tránh thuế như: sắt, thép, xe đạp điện, pin năng lượng mặt trời, gỗ ván ép…

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2019 tổng trị giá kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 517 tỷ USD. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 263,85 tỷ USD và nhập khẩu đạt 254 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư gần 9,9 tỷ USD tỷ USD.

Tuy nhiên, tính bền vững của kết quả này đang bị thách thức bởi các hành vi gian lận xuất xứ diễn biến phức tạp trong bối cảnh gia tăng xu hướng bảo hộ thương mại và tăng cường áp dụng biện pháp PVTM giữa các nền kinh tế lớn.

Chủ động phòng vệ

Để đảm bảo cho hoạt động hợp tác quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu đạt được hiệu quả, đảm bảo lợi ích của nền kinh tế và kết quả kinh doanh của DN, cần thực hiện nhiều biện pháp để chống gian lận xuất xứ trong nền kinh tế thời gian tới.

Trước hết, cần phải nâng cao hiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng và DN về hình thức, tác động và hậu quả của gian lận xuất xứ và chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp đối với người tiêu dùng và nền kinh tế. Trên cơ sở đó, người tiêu dùng và DN sẽ phát huy vai trò trách nhiệm và vì quyền lợi chính đáng để tham gia phát hiện, tố cáo, tìm và lưu giữ các bằng chứng, giúp các cơ quan liên quan đấu tranh chống các hành vi này trong tiêu dùng nội địa, đặc biệt trong xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức nhằm giúp DN không để các công ty nước ngoài mượn tên, đội lốt thương hiệu, gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành hàng và nền kinh tế.

Vì thế, hoàn thiện hệ thống pháp lý về xuất xứ hàng hóa và cơ chế chính sách kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, đảm bảo có cơ sở pháp lý chặt chẽ, phù hợp với thông lệ quốc tế trong đấu tranh chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp cũng đang là đòi hỏi tất yếu.

Thực tế, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã cho phép áp dụng các biện pháp PVTM để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu (như bán phá giá hoặc được trợ cấp). Do đó, biện pháp chủ động tự vệ chính là công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa trong nước nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, do hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến.

Các biện pháp PVTM cũng là cơ sở để giám sát, kiểm tra các hàng hóa nhập khẩu, chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính

TAGS:

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.