Chip "Make in India" trở thành động lực mới cho sự trỗi dậy của Ấn Độ

10:48 27/10/2021

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi đã có một lịch trình bận rộn tại Hội nghị thượng đỉnh Quad ở Washington vào tháng trước. Đặc biệt, vị lãnh đạo gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia, tập đoàn và nhà đầu tư hàng đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn nhằm thực hiện mục tiêu "tự lực tự cường" công nghệ chip của đất nước.

  

Chip sản xuất tại Ấn Độ được coi là động lực giúp quốc gia Nam Á trỗi dậy
Chip sản xuất tại Ấn Độ được coi là động lực giúp quốc gia Nam Á trỗi dậy. (Ảnh: internet) 

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chip đang "mấp mé" ở Ấn Độ. Kể từ đầu năm 2021, quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trầm trọng, ảnh hưởng đến các nhà máy ô tô trên cả nước. Tháng 7, Bộ Ngoại giao đã kêu gọi các nhà ngoại giao tại Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ và Đức đảm bảo chip bán dẫn cho ngành công nghiệp "ốm yếu".

Tuy nhiên, do tình trạng thiếu chip trên toàn thế giới, thiếu hụt nguồn cung khó có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu, ảnh hưởng đến doanh số bán máy tính xách tay, TV thông minh và các thiết bị điện tử khác trong mùa lễ sắp tới. Đối với chính phủ Modi và Ấn Độ, năng lực tự cung tự cấp chip bán dẫn sẽ mang lại sự tự chủ cho đất nước.

Khi nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kỹ thuật số, mọi khía cạnh của nền kinh tế trở nên phụ thuộc vào công nghệ tiên tiến để vận hành các hoạt động. Do đó, tự lực trở thành động lực chủ chốt đối với sự thành công, thậm chí là sự tồn tại của nền kinh tế Ấn Độ. Hơn nữa, thế giới đang dần loại bỏ động cơ đốt trong và hướng tới xe điện chạy bằng pin hoặc vĩ mô hơn, hình thành thế cục các quốc gia kiểm soát chuỗi giá trị bán dẫn và phần còn lại.

Trong khi các chuyên gia từng kiên định rằng toàn cầu hóa và liên kết kinh tế có thể ngăn chặn xung đột và bất bình đẳng gia tăng nhưng suy cho cùng, đây không phải là đáp án hoàn hảo. Các áp đặt của Trung Quốc nhắm vào Úc là một ví dụ. Sự phụ thuộc đã biến Trung Quốc thành con bài chủ chốt, nắm đằng chuôi và tạo ra đòn bẩy làm suy yếu kinh tế thế giới. Cả Mỹ và Nhật Bản đều đã thành lập các đơn vị chế tạo chất bán dẫn và tiếp tục thu hút đầu tư. Trong trường hợp của Ấn Độ, lĩnh vực này còn gặp nhiều bất lợi. Trước mắt, ngành công nghiệp thiết bị cầm tay như điện thoại di động của Ấn Độ có phần khởi sắc nhưng nếu thành công chỉ giới hạn ở một mảng và phần còn lại nằm chuỗi giá trị nước ngoài, mục tiêu tự lực sẽ chỉ đạt được một phần. Tương tự, nền kinh tế do ngành dịch vụ dẫn đầu sẽ gián tiếp gia tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu nếu máy tính xách tay, vi mạch, bộ định tuyến và chip không được sản xuất trong nước.

Đầu năm nay, Chủ tịch Natarajan Chandrasekaran của Tata Sons bày tỏ quan tâm đến việc thành lập công ty sản xuất chip bán dẫn trong nước để tránh hạn chế về nguồn cung cho Tata Motors. Với tính chất thâm dụng vốn của ngành công nghiệp chip và yêu cầu nguồn điện ổn định, các công ty quốc tế lớn có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Những công ty như vậy không sẵn sàng chấp nhận rủi ro hàng tỷ đô la. Lấy ví dụ trường hợp Ford đã rút lui gần đây cùng một số tập đoàn đa quốc gia khác trong thập kỷ qua, các nhà sản xuất chip quốc tế có thể không hào hứng lắm với các ưu đãi có hạn của Ấn Độ. Những người chơi như tập đoàn Tata sẽ phải trở thành người dẫn đầu xu hướng, là nhà lãnh đạo trong cả lĩnh vực công nghệ thông tin và sản xuất ô tô. Nếu không có "đầu tàu", mục tiêu tự lực chất bán dẫn sẽ không thể thất bại.

TL (theo SCMP)