Thứ hai 07/07/2025 08:42
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?

Giới phân tích cho rằng, “cuộc chiến thuế quan” (theo cách gọi của giới truyền thông) mà Mỹ phát động đem đến “cảm giác chiến thắng” cho Tổng thống Donald Trump và lấy phiếu cử tri tầng lớp trung lưu dành cho Đảng Cộng hòa trước cuộc đua bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào năm 2026.

Giới chuyên gia nhận xét, dường như chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện nay đang rơi vào thế “kẹt” do chính sách thuế quan của chính mình tạo ra. Đó là khi Tổng thống Trump muốn duy trì việc gia hạn và mở rộng Đạo luật về Việc làm và Cắt giảm thuế (TCJA) năm 2017 - vốn là thành tựu lập pháp nổi bật của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu - thì Chính phủ Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng nợ công tăng cao và tín nhiệm quốc gia bị suy giảm.

Mới đây, Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất, qua đó mở đường cho khả năng văn kiện này sẽ được thông qua tại Hạ viện một cách nhanh chóng. Đây được đánh giá là chiến thắng lớn đối với Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi dự luật này đã không thể vượt qua cuộc bỏ phiếu tương tự ngày 16/5 vừa qua, do sự phản đối của một số nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa.

Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?
"Cuộc chiến thuế quan" đem đến “cảm giác chiến thắng” cho Tổng thống Donald Trump.

Theo Reuters, TCJA dự kiến sẽ hết hiệu lực vào năm 2025. Chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn gia hạn vĩnh viễn các khoản cắt giảm thuế trong TCJA, nhưng theo tính toán của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), điều này sẽ tiêu tốn khoảng 4.600 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng muốn mở rộng các khoản cắt giảm thuế, ví dụ như xóa bỏ thuế đối với tiền tip và tiền làm thêm giờ - hai cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump, đồng thời tăng chi tiêu quốc phòng và cấp thêm ngân sách cho các biện pháp siết chặt kiểm soát biên giới.

Để có tiền bù vào những khoản này, chính quyền Tổng thống Donald Trump đề xuất cắt giảm mạnh ngân sách dành cho các chương trình an sinh xã hội như Medicaid (chương trình bảo hiểm y tế dành cho người thu nhập thấp), Medicare (chương trình bảo hiểm y tế liên bang dành cho người cao tuổi và một số nhóm đối tượng đặc biệt) và Chương trình Hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung (SNAP).

Theo The New York Times, “miếng bánh” giảm thuế luôn hấp dẫn với người Mỹ và chiến lược này đã được ông Donald Trump áp dụng thành công trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, ở nhiệm kỳ này, đề xuất cắt giảm thuế của ông lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Nếu được thông qua, dự luật cắt giảm thuế sẽ khiến khoảng 8,6 triệu người mất quyền tiếp cận Medicaid. Chính vì thế, một số thành viên Đảng Cộng hòa không đồng tình, họ cho rằng điều này sẽ tác động tiêu cực đến lá phiếu của cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2026, khi quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội sẽ được quyết định lại.

Theo các chuyên gia phân tích, dự luật có thể làm nợ công của Mỹ tăng thêm từ 3.000 - 5.000 tỷ USD trong thập kỷ tới. Hiện tại, nợ công của Mỹ đã đạt mức 36.200 tỷ USD và được dự báo sẽ lên tới 134% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2035.

Đây là lý do khiến Moody’s - cơ quan xếp hạng tín dụng cuối cùng còn giữ mức tín nhiệm cao với Mỹ - hạ bậc xếp hạng của nước này vào hôm 16/5. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo việc Moody’s hạ tín nhiệm của Mỹ là dấu hiệu rõ ràng cho thấy quốc gia này đang nợ quá nhiều và cần có hành động điều chỉnh, hoặc tăng thu, hoặc giảm chi tiêu.

Với tình hình này, kế hoạch cắt giảm thuế sâu rộng của Tổng thống Donald Trump có thể sẽ khiến Mỹ đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng. Nhà kinh tế học người Ấn Độ Raghuram Rajan nhận định, chính sách cắt giảm thuế mà Washington đang áp dụng có thể giúp tăng thu nhập của tầng lớp lao động trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, chúng sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ vào hố sâu nguy hiểm của nợ công.

Chính sách thuế của ông Donald Trump: Kế hoạch tranh cử hay bài toán kinh tế?
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng thuế quan có thể giúp nước Mỹ vĩ đại trở lại.

Giới phân tích cũng đặt ra câu hỏi, liệu Nhà Trắng có thể “lên gân” với chính sách thuế quan trong bao lâu khi đối mặt với những áp lực từ chính trong nước?

Gần đây nhất, ngày 21/5, 12 tiểu bang Mỹ đã yêu cầu tòa án liên bang dừng áp dụng thuế quan “Ngày giải phóng” (tức ngày 2/4 khi ông Trump tuyên bố áp thuế quan lên các đối tác) với lý do rằng ông đã vượt quá thẩm quyền khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp đặt thuế quan lên các đối tác.

Chính sách áp thuế quan của Tổng thống Trump cũng vấp phải sự phản ứng từ chính doanh nghệp và người tiêu dùng Mỹ. Mới đây, Walmart - gã khổng lồ ngành bán lẻ Mỹ - đã quyết định tăng giá bán các sản phẩm vì lý do thuế nhập khẩu quá cao. Đáp lại, Tổng thống Trump gửi thông điệp trên mạng xã hội gửi đến CEO Walmart rằng không được tăng giá, cần phải… chia sẻ một phần gánh nặng thuế quan với Chính phủ.

Thực tế, không riêng gì Walmart, kể từ sau động thái tuyên bố áp thuế quan, chính quyền Tổng thống Trump đối mặt với làn sóng thách thức pháp lý đến từ các doanh nghiệp Mỹ, chính quyền tiểu bang và các nhóm vận động. Tính đến nay đã có 8 vụ kiện đã được đệ trình, 6 trong số đó đang được Tòa án Thương mại quốc tế thụ lý.

Có thể thấy, bên cạnh áp lực trong nước, số tiền mà Chính phủ Mỹ thu được từ thuế quan chỉ là “muối bỏ bể” so với thâm hụt ngân sách liên bang. Trong mấy tháng đầu của năm tài khóa này, Chính phủ Mỹ thâm hụt ngân sách 1.310 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tiền trả lãi nợ công tăng lên, cùng với các chương trình liên bang tốn kém như Medicare và Social Security, tiếp tục chiếm một phần lớn trong sự gia tăng khối nợ công của Mỹ.

Giới phân tích thì cho rằng, “cuộc chiến thuế quan” (theo cách gọi của giới truyền thông) mà Mỹ phát động sẽ không bao giờ đưa đến kết quả “win - win” (cùng thắng) mà sẽ là “if the fish dies, the net breaks” (cá chết, lưới rách), nhất là khi ngân sách liên bang của Mỹ luôn trong tình trạng “to be in the red” (thu không đủ chi).

Có chăng, chính sách thuế quan và những thỏa thuận đạt được với các đối tác thương mại (sau khi Mỹ gây áp lực) sẽ đem đến “cảm giác chiến thắng” cho Tổng thống Donald Trump (bằng chính sách thuế quan) và lấy phiếu cử tri tầng lớp trung lưu (bằng chính sách giảm thuế trong nước) dành cho Đảng Cộng hòa trước cuộc đua bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào năm 2026.

Tin bài khác
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, bất chấp chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Donald Trump về việc chưa cắt giảm lãi suất.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman đã ủng hộ hạ lãi suất sớm nếu tình hình lạm phát không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Giá bảo hiểm cho tàu chở hàng qua vùng Vịnh và Biển Đỏ tăng mạnh trong tuần qua khi xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại về rủi ro an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Tâm lý thị trường bất động sản Singapore giảm mạnh đầu 2025 do lo ngại suy thoái toàn cầu sau động thái áp thuế từ Mỹ, theo khảo sát từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS).