Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022
- 143
- Chính sách mới
- 15:50 25/02/2022
DNHN - Từ tháng 3.2022, chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực .
1. Tăng mức trợ cấp hằng tháng với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc
Thông tư 2/2022/TT-BNV về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 1.1.2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định 130-CP ngày 20.6.1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định 111-HĐBT ngày 13.10.1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

Cụ thể, mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ ngày 1.1.2022 (đã làm tròn số) đối với cán bộ cấp xã già yếu đã nghỉ việc được điều chỉnh như sau:
- Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã: 2.473.000 đồng/tháng;
(Trước đây, theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2019/TT-BNV mức hưởng là 2.116.000 đồng/tháng).
- Đối với cán bộ nguyên là Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 2.400.000 đồng/tháng. (Trước đây, mức hưởng là 2.048.000 đồng/tháng).
- Đối với các chức danh còn lại: 2.237.000 đồng/tháng. (Trước đây, mức hưởng là 1.896.000 đồng/tháng).
2. Hướng dẫn điều chỉnh tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp BHXH
Đây là nội dung tại Thông tư 37/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng (có hiệu lực từ ngày 15.3.2022). Theo đó, từ ngày 1.1.2022, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng tăng 7,4% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp của tháng 12.2021 với:
- Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
3. Tiền lương làm căn cứ bồi thường tai nạn lao động
Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 1.3.2022.
Theo đó, tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp.
Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.
Mức tiền lương tháng nêu trên được xác định theo từng đối tượng như sau:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).
- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.
- Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.
- Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.
P.V
Bài liên quan
- Sớm có khung giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
- TS. Nguyễn Văn Thân: Làm thiện nguyện phải có tấm lòng, có sức lực và có tâm trong sáng
- Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2022
- Dự báo CPI năm 2022 từ 3,3 - 4%
- Ngân hàng siết tín dụng, bất động sản có gặp khó khăn?
- Hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
- Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
- Bộ Xây dựng: Công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản hàng quý
- NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
- Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
- Tại sao tiếp thị bằng mùi hương lại phổ biến tại các khách sạn và cửa hàng ở Singapore
- Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
#chính sách mới

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 7/2022
Trong tháng 7/2022, hàng loạt chính sách pháp luật mới sẽ chính thức được đưa vào áp dụng như tăng lương tối thiểu vùng, cấp hộ chiếu gắn chip, thay đổi quy chế tuyển sinh đại học, xóa bỏ hóa đơn giấy…

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022
Từ tháng 2, nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực như: giảm thuế VAT, quy định mới về xuất xứ hàng hóa, miễn tiền sử dụng đất cho người có công...

Chính sách mới áp dụng từ tháng 8-2021 về cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8-2021 có các điểm mới áp dụng từ 15-8-2021 về nâng bậc lương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Hàng loạt chính sách, quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2020
Hàng loạt chính sách, quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2020. Trong đó có các chính sách liên quan đến hoạt động báo chí, xuất bản, lĩnh vực thuế, ngân hàng...

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 6
Quy định mới về đấu thầu cung cấp dịch vụ công; giảm số lượng công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã;... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 6/2019.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2018
Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2018.
Đọc thêm Chính sách mới
Đề nghị bổ sung hàng chục công việc vào Danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp, ban hành bổ sung vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho lĩnh vực xây dựng theo quy định.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 7/2022
Trong tháng 7/2022, hàng loạt chính sách pháp luật mới sẽ chính thức được đưa vào áp dụng như tăng lương tối thiểu vùng, cấp hộ chiếu gắn chip, thay đổi quy chế tuyển sinh đại học, xóa bỏ hóa đơn giấy…
Sửa quy định về thủ tục nhập khẩu ô tô không nhằm mục đích thương mại
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 143/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Phí sử dụng đường bộ đối với ô tô từ 130.000 - 1.430.000 đồng/tháng
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ. Mức thu phí sử dụng đường bộ áp dụng cho ô tô (trừ xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng) sẽ bao gồm 8 nhóm, dao động từ 130.000 - 1.430.000 đồng/tháng.
Quy định về danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 35/2022/TT-BTC về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2022.
Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ
Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 10/5/2022 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nêu rõ các điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ.
Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
Tại dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu gồm: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu…
Điều chỉnh mức đóng BHXH cho người lao động trước ngày 25-7
Ngày 21/6, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Tp.Hồ Chí Minh đã có công văn gửi đến đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Tp.HCM hướng dẫn thực hiện đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) từ ngày 1/7/2022.
Bổ sung quy định cho vay qua các phương tiện điện tử
Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải thực hiện quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro các quy trình nghiệp vụ được thực hiện tự động hóa, trong đó cần áp dụng các mô hình giám sát rủi ro và cảnh báo sớm để kịp thời có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận...
Đề xuất giảm 1.000 đồng/lít thuế môi trường xăng, dầu
Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhóm xăng, dầu, mỡ nhờn xuống mức sàn trong khung thuế đến hết 31/12/2022.