
Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030
Ngày 23/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 633/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2030.
Kế toán - kiểm toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng có chức năng tạo lập hệ thống thông tin về kinh tế - tài chính - ngân sách đáp ứng yêu cầu cho công tác điều hành và quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như của mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán - kiểm toán theo hướng công khai, minh bạch, phản ánh trung thực, đầy đủ các thông tin, số liệu kinh tế - tài chính trong nền kinh tế quốc dân.
Trong bối cảnh doanh nghiệp trong nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cần thiết lập hệ thống chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy hoạt động kế toán - kiểm toán phát triển toàn diện, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam, phù hợp với quá trình chuyển đổi số; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu tăng cường hội nhập quốc tế; quan tâm phát triển và nâng cao vị thế của các hội nghề nghiệp kế toán - kiểm toán.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là hoàn thiện hệ thống quy định về kế toán - kiểm toán bảo đảm chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ hệ thống chuẩn mực kế toán - kiểm toán theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam; nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ và nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán ngang tầm với các nước trong khu vực.
Qua đó nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin kinh tế - tài chính - ngân sách ngày càng công khai, minh bạch, phản ánh trung thực các thông tin, số liệu kinh tế - tài chính trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, điều hành và ra quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức khác; tăng cường hội nhập quốc tế, hợp tác với các tổ chức quốc tế về kế toán - kiểm toán, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, trên thế giới.
Chiến lược phấn đấu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán; phát triển thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán; thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán; xác định đối tượng được kiểm toán thiết thực hiệu quả, đến năm 2025 bảo đảm 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với quá trình chuyển đổi số trong việc xây dựng khung khổ pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện tại các đơn vị; xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến kế toán - kiểm toán phục vụ hoạt động của các đơn vị và hoạt động quản lý, giám sát kế toán - kiểm toán…
Tại Quyết định số 633/QĐ-TTg, bên cạnh những mục tiêu tổng quát còn có 7 mục tiêu cụ thể, bao gồm: Hoàn thiện hệ thống quy định về kế toán - kiểm toán; Ban hành, công bố và cập nhật hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động kế toán - kiểm toán; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán; Phát triển các tổ chức nghề nghiệp về kế toán - kiểm toán; Tăng cường hội nhập quốc tế về kế toán - kiểm toán và hực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030 nhằm phấn đấu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán. Mục tiêu hướng tới là đến năm 2025 bảo đảm 100% doanh nghiệp, đơn vị có quy mô lớn được kiểm toán báo cáo tài chính, không phân biệt loại hình hoạt động, hình thức sở hữu.
Phương Ngân
Cùng chuyên mục


Tổng cục Thuế: Tổ chức Hội nghị hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022

Phó Thủ tướng yêu cầu ban hành thông tư mới về đăng kiểm trước ngày 10/3

Hòa Bình: trên 2.800 học viên được đào tạo các ngành nghề du lịch, khách sạn, dịch vụ

Gia hạn điều tra rà soát nhà xuất khẩu mới áp dụng chống bán phá giá màng BOPP

VCCI: Cần ra cơ chế chiết khấu tối thiểu khi quản lý giá bán lẻ xăng dầu
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản