Thứ hai 12/05/2025 00:13
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cảnh báo thép nhập khẩu tràn vào Việt Nam

12/10/2020 00:00
Công suất thép toàn cầu được dự báo đang dư thừa và vì vậy thép đang tràn vào khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ dư thừa nguồn cung cộng thêm khó khăn ở thị trường xuất khẩu đang khiến ngành thép trong nước có thể xảy ra cuộc chiến già

Trung Quốc chiếm trên 50% sản lượng

Tại hội thảo có chủ đề “Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới” diễn ra mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Nghiêm Xuân Đa đã đưa ra cảnh báo thị trường thép toàn cầu đang tiếp tục đối mặt với tình trạng dư thừa năng lực sản suất.

Theo dự báo từ Hiệp hội Thép thế giới, triển vọng tăng trưởng thép toàn cầu 2019 dự kiến đạt 1,82 tỷ tấn, tăng 0,8% so với năm 2018. Riêng tại thị trường Trung Quốc, 7 tháng đầu năm 2019, lượng sản xuất thép thô đã đạt 577 triệu tấn, tăng 9% so với năm trước; dự kiến cả năm 2019 sẽ đạt sản lượng 1 tỷ tấn, chiếm hơn 50% sản lượng thép trên toàn cầu. Hiện nay, sản xuất thép của Việt Nam đứng thứ 17 trên thế giới, với 14,5 triệu tấn thép năm 2018.

“Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa nhiều lò cao cũ, lỗi thời để cắt giảm sản lượng dư thừa và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, gần 70% lò cao mới sẽ đi vào vận hành vào giữa năm nay và năm 2020, công suất bổ sung tương đương với khoảng 61 triệu tấn thép mới trong năm 2019 và 62 triệu tấn năm 2020. Dù năng lực sản xuất đã giảm, nhưng khác với số lò cao cũ, các cơ sở mới có thể hoạt động hết công suất, vì vậy có khả năng sản lượng trên thực tế sẽ tăng lên”, đại diện VSA nhận định.

Một điểm đáng chú ý khác được các chuyên gia cảnh báo, đó là tiêu thụ thép nội địa trên toàn cầu cũng đang trong chiều hướng chựng lại, tình hình cung vượt cầu đang là nỗi lo đáng ngại nhất của ngành sản xuất thép. Tình hình tương tự cũng diễn ra ngay tại quốc gia sản xuất hơn 50% lượng thép toàn cầu.

Tính đến tháng 8-2019, doanh số bán thép phục vụ ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Trung Quốc đã không thể hoàn thành mục tiêu đề ra trong 14 tháng liên tiếp. Doanh số bán thiết bị chế tạo từ thép cũng giảm đáng kể. Vì vậy, nguồn thép dư thừa do sản lượng tăng vọt đang tràn vào Đông Nam Á và một số nơi khác, gây áp lực giảm giá cho thị trường thép châu Á nói chung.

Không cấp phép đầu tư tràn lan

Đến thời điểm này, một trong những hãng sản xuất thép lớn nhất Việt Nam đặt tại Hà Tĩnh đang phải cân nhắc việc ngừng kế hoạch xây dựng mở rộng nhà máy. Nguyên nhân là do lo ngại tình hình hiện nay có thể đẩy các sản phẩm thép rẻ tiền từ Trung Quốc sang Việt Nam và khiến giá vật liệu này lao dốc.

Thép cuộn nhập khẩu tại một cảng ở quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

Nhà máy thép này hiện có khả năng sản xuất 7,1 triệu tấn thép thô mỗi năm và đã lên kế hoạch xây dựng một lò cao khác vào năm 2020 để tăng công suất lên hơn 10 triệu tấn trong thời gian tới và 22,5 triệu tấn trong tương lai. Lâu nay, Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm, trong đó 40% đến từ Trung Quốc. Khi thép không bị đánh thuế quan, các sản phẩm giá rẻ này sẽ tiếp tục đổ bộ từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Theo đánh giá của VSA, năng lực sản xuất thép đã đáp ứng dư thừa nhu cầu các chủng loại sản phẩm thép, đặc biệt là thép cuộn cán nguội, thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, thép không gỉ. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu thép không gỉ cán nguội đang gặp khó khăn vì có nhiều nhà sản xuất lớn ở Đông Nam Á và nguồn cung trong khu vực vượt quá nhu cầu từ thị trường.

Bên cạnh đó, xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ và EU cũng khó do bị áp thuế chống bán phá giá. “Thị trường thép trong nước, đặc biệt loại thép không gỉ, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự đổ bộ của các sản phẩm Trung Quốc. Do đó, trước mắt các doanh nghiệp không nên đầu tư thêm vào các dự án thép không gỉ cán nguội, vì sẽ tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất và làm giảm hiệu quả đầu tư”, đại diện VSA nhấn mạnh.

VSA vừa kiến nghị cơ quan chức năng không cấp phép các dự án thép không gỉ mới vào Việt Nam nhằm tránh mất cân đối cung cầu, cũng như tranh chấp thương mại giữa các quốc gia. Bởi lẽ các nhà sản xuất thép trong khu vực đang có xu hướng chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, trong đó có cả Việt Nam; thậm chí đã đồng ý bán sản lượng của họ ở mức thua lỗ để giành được nhiều đơn đặt hàng hơn và trang trải chi phí vận hành cố định.

Đồng thời, VSA cũng đưa ra khuyến nghị chỉ nên khuyến khích cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án sản xuất hợp kim và thép chất lượng cao trong nước đang thiếu.

Tin bài khác
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga: Thúc đẩy hợp tác thực chất

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Liên bang Nga là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực làm mới quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động.
"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

"Nghị quyết số 68-NQ/TW là lời hiệu triệu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bước vào kỷ nguyên đổi mới"

Đây cũng là nhận định của ông Nguyễn Kim Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về tầm vóc và ý nghĩa của Nghị quyết số 68-NQ/TW vừa được ban hành.
Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Doanh nhân Việt Nam – Singapore hé lộ chiến lược “vượt biên giới” trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, vừa qua, hơn 200 lãnh đạo doanh nghiệp, nhà sáng lập và chuyên gia chiến lược Việt Nam và Singapore đã tham gia diễn đàn cấp cao tại TP.HCM. Với chủ đề“Vươn mình vượt biên giới: Lãnh đạo trong kỷ nguyên hội nhập khu vực”.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.