Chủ nhật 22/12/2024 22:47
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu rõ một số kênh quan trọng có thể hỗ trợ, mang lại hiệu quả cho DN

12/10/2020 00:00
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh những đánh giá, dự báo vừa qua là chưa đủ. Việt Nam vẫn cần theo dõi sát sao tình hình trong nước và quốc tế, thậm chí tính đến những phương án xấu nhất." Các doanh nghiệp phải tính trước, tiên liệu trước

Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày phản ánh các đối tác ở thị trường châu Âu, Mỹ đang có động thái dừng các đơn hàng đã đặt. Bộ Công thương đã tiếp nhận thông tin này chưa? Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Trước tiên tôi khẳng định châu Âu, Bắc Mỹ là những thị trường trọng điểm và được Bộ Công thương rất quan tâm. Bởi phát triển ở những nơi này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện được mục tiêu trong tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển thương mại quốc tế.

Như đã biết, thời gian qua các doanh nghiệp công nghiệp và phân phối trong chuỗi cung ứng Việt Nam gặp khó khăn khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Khó khăn này đến từ nguồn cung cho các chuỗi dệt may, da giày, đồ gỗ. Đến nay, khó khăn ngày càng lan rộng do dịch bệnh lan toả đến thị trường châu Âu, Mỹ, thậm chí là toàn cầu.

Dịch bệnh làm các quốc gia ở những thị trường này phải thực hiện các chính sách chống dịch quyết liệt như phong toả thành phố, bang, thậm chí là toàn quốc. Việc dừng các hoạt động vận chuyển, phân phối khiến các chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Do đó, quan hệ thương mại của Việt Nam với những nước này bị ảnh hưởng.

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh

Thực tế là trong và đến cuối tháng 2, một số đơn hàng, hợp đồng của Việt Nam sang các thị trường này đã bị giảm tiến độ, chủ yếu là do tác động về nguồn cung. Nhưng đến đầu tháng 3, hiện tượng giãn tiến độ, thậm chí huỷ đông hàng và không có đơn hàng mới đã trở nên phổ biến hơn trong lĩnh vực dệt may, da giày từ các khu vực châu Âu, Mỹ.

Về điều này, Bộ Công thương luôn bám sát các diễn biến của thị trường toàn cầu cũng như các thị trường trọng điểm đồng thời có những phân tích, dự báo về diễn biến dịch bệnh để có sự chuẩn bị chủ động cả phía Chính phủ và doanh nghiệp.

Bộ Công thương từng có văn bản báo cáo Thủ tướng trong đó khẳng định chắc chắn các thị trường lớn như châu Âu, Bắc Mỹ sẽ bị tác động do diễn biến bệnh dịch phức tạp. Đến giờ, trong tháng 3, chúng ta đã chứng kiến nhiều hợp đồng bị huỷ, số đơn hàng mới giảm. Điều này phù hợp với các dự đoán trước đó.

Bộ Công thương cho rằng cần phải lường trước được về tình trạng dịch bệnh tăng lên về quy mô trong thời gian tới vì nhiều đánh giá cho rằng chưa đến đỉnh dịch ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ. Các nước này đã có biện pháp phong toả nhưng chưa hiệu quả. Như vậy, tình hình có thể phức tạp hơn khiến cho hoạt động thương mại bị ảnh hưởng lớn hơn.

- Vậy Bộ Công thương có những khuyến nghị và giải pháp hỗ trợ nào cho doanh nghiệp trước mắt và lâu dài?

Bộ Công thương đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành khác theo định hướng của Chính phủ. Đầu tiên, phải khẳng định mục tiêu tiên quyết là chống dịch, đảm bảo an toàn về sức khoẻ, tính mạng người dân. Nghĩa là các hoạt động kinh tế, thương mại... phải dựa trên nguyên tắc này.

Thủ tướng cũng nói đến mục tiêu kép, tức phải tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu được những thiệt hại cho nền kinh tế trong phạm vi có thể làm được. Tuy nhiên phải nhấn mạnh rằng ưu tiên về con người vẫn đặt số 1. Chúng ta có thể chấp nhận những thiệt hại kinh tế để bảo toàn con người.

Để giải quyết vấn đề kinh tế, đầu tiên vẫn là quan sát sát sao diễn biến của dịch và có sự phối hợp với cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, những dự báo, đánh giá chung là chưa đủ, cần thêm những đánh giá, dự báo về tác động trực tiếp đến các ngành hàng. Chúng ta phải tính đến cả những yếu tố rất xấu như cắt giảm sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu... Nhiều tình huống bất khả kháng thì Việt Nam cũng không thể nào làm khác được. Do đó, các doanh nghiệp cũng phải tiên liệu trước để xây dựng các kế hoạch vượt qua khó khăn bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào nguồn lực, sự hỗ trợ của Chính phủ dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, nỗ lực của doanh nghiệp và người lao động cũng rất quan trọng.

Các Bộ ngành, trong đó có Bộ Công thương đang tập trung đánh giá nhiều ngành hàng để có cái nhìn kỹ hơn về các tác động trong và ngoài nước từ đó có báo cáo, định hướng chính sách phù hợp.

-Bộ trưởng có thể chia sẻ cụ thể hơn về nguồn lực, sự hỗ trợ của Chính phủ mà doanh nghiệp có thể dựa vào?

Tôi cho rằng có một số kênh quan trọng để hỗ trợ, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp trong thời kỳ dịch Covid-19 này.

Thứ nhất là kênh về tài chính và các chính sách thuế, phí. Chúng tôi cho rằng cần có những động thái quyết liệt hơn của bộ ngành để cắt giảm thuế phí cho doanh nghiệp, ví dụ như thuế TNDN, GTTT, TTĐB...

Việc cắt giảm phí trong các ngành, dịch vụ, cũng cộng hưởng vào giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sức sản xuất. Đi kèm với đó cần có những biện pháp cải cách hành chính để bản thân các gói hỗ trợ, chính sách đến đúng đối tượng và kịp thời. Nếu không sẽ không phát huy được hiệu quả đặt ra.

Kênh thứ hai là tín dụng và ngân hàng. Tôi cho rằng gói tín dụng mà NHNN mới ban hành rất có ý nghĩa. Sắp tới đây khi đưa vào thực hiện thì cần tiếp tục theo dõi và điều chỉnh vì tình hình trong và ngoài nước thay đổi rất nhanh nên các cơ chế, chính sách tài chính cũng phải cập nhật kịp thời. Điều này đảm bảo hiệu quả chung cho cả ngân hàng và doanh nghiệp được hỗ trợ.

Kênh tiếp theo là đầu tư công. Đây là nguồn lực còn rất lớn lên đến nhiều trăm nghìn tỷ mà chúng ta cần những chính sách giúp đẩy nhanh giải ngân. Nếu giải ngân được đầu tư công trong năm 2020 thì nó không chỉ giúp doanh nghiệp vượt khó mà còn giúp tạo thuận lợi chung cho cả nền kinh tế.

Kênh thứ 4, tôi cho rằng cần đánh giá tác động đến cả chủ doanh nghiệp và người lao động. Như chúng ta đã biết, dệt may, da giày là những ngành có thâm dụng lao động lớn, lên đến 4 triệu người. Nếu giảm thị trường, sản xuất ảnh hưởng đến người lao động thì sẽ là gánh nặng lớn đến nền kinh tế. Do đó, cần có những cơ chế hỗ trợ để doanh nghiệp duy trì được đội ngũ này. Bởi sau khi dịch kết thúc, chúng ta còn cần đội ngũ này để phát triển. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp Việt là nhỏ và vừa nên cần duy trì được mạch lao động, sản xuất.

Cuối cùng cần thúc đẩy, hỗ trợ phát triển thị trường trong nước. Thị trường trong nước vẫn còn nhiều dư địa do đó cần ưu tiên phát triển mạnh. Hãy coi đây là cơ hội để phát triển thị trường hàng hoá bán lẻ trong nước, phát triển hạ tầng thương mại – trong đó có thương mại điện tử...

Tôi cho rằng dù dịch bệnh thế nào đi chăng nữa, kịch bản có phức tạp ở mức độ nào thì tin tưởng rằng với nỗ lực chung của toàn thế giới cùng với sự tiến bộ của y học, chúng ta sẽ khắc phục được.

PV

Tin bài khác
Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Luật Đầu tư công có hiệu lực từ tháng 1/1/2025, Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Đức Tâm cho biết trong tháng 1 năm sau sẽ hoàn thành hướng dẫn văn bản thi hành luật để đưa luật vào cuộc sống.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Bước sang năm 2025, HSBC kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%, tương ứng với mục tiêu Quốc hội giao.
Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chính sách này hứa hẹn khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Các chuyên gia nhận định, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nhờ vào lo ngại về thuế cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Nhật Bản không chỉ là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam mà còn là nhà tài trợ ODA lớn thứ tư cho Việt Nam.
Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì sức bật mạnh mẽ, nhờ vào sự ổn định của ngành chế biến chế tạo và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế đối mặt với khó khăn trong thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới, nhưng vẫn còn dư địa lớn để khai thác. Làm thế nào để giải quyết thách thức này?
Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Với chủ đề thi đua năm 2024: “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo, quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành hải quan”, toàn ngành đã quyết tâm thi đua và cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị, trong đó yêu cầu đảm bảo người lao động được chi trả đầy đủ lương thưởng Tết đúng chế độ.
Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Đến ngày 18/12/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công; đã rà soát pháp luật, khảo sát thực tế, xây dựng biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, xây dựng và ban hành phần mềm kiểm kê.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao nỗ lực của ngành chứng khoán và yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tập trung, tiếp tục nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.
Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Theo kế hoạch, các cơ quan, đơn vị tỉnh Hà Tĩnh sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển nhân sự phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn.
Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 4 chiều 18/12, ông Nguyễn Đức Tâm - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất cả nước.