Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp về dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII
- Vấn đề
- 14:41 26/02/2021
DNHN - Làm sao có thể thực hiện tốt Quy hoạch điện VIII trong tình hình hiện nay là nhu cầu điện vẫn tăng trưởng với tốc độ cao nhưng nguồn năng lượng sơ cấp ngày càng khan hiếm?
Dự thảo lần 1 Đề án Quy hoạch Điện VIII đã được Bộ Công Thương đưa ra công khai để lấy ý kiến góp ý tới ngày 17/3/2021.

Cụ thể, tới năm 2030, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đạt 137,2GW, trong đó nhiệt điện than 26%; nhiệt điện khí 21%; thủy điện 18%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác 29%... Năm 2045, tổng công suất nguồn điện đạt gần 276,7GW, trong đó nhiệt điện than 18%; nhiệt điện khí 24%; thủy điện 9%; điện gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác trên 44%... Qua cơ cấu nguồn điện cho thấy Quy hoạch điện VIII khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo (ngoài thủy điện), từ khoảng 13% năm 2020 lên gần 30% năm 2030 và 44% năm 2045.
Để đảm bảo cung ứng điện tới năm 2030, Việt Nam dự kiến phải nhập khẩu 1,2 triệu tấn LNG, 35,1 triệu tấn than vào năm 2025, tăng dần 8,5 triệu tấn LNG và 45 triệu tấn than vào năm 2030. Nhu cầu vốn đầu tư hàng năm cho chương trình phát triển nguồn và lưới điện lên tới 13 tỷ USD/năm giai đoạn 2021-2030; trong khi yêu cầu ngày càng cao về môi trường của các tổ chức quốc tế trong xem xét các khoản tín dụng hỗ trợ phát triển nguồn và lưới điện đặt ra nhiều áp lực, thách thức cho việc thực hiện Quy hoạch điện VIII. Điểm mấu chốt cần xem xét nữa là, hiện phần lớn các nguồn điện đã và đang đầu tư xây dựng đều nằm xa trung tâm phụ tải, trong khi xu hướng truyền tải điện thay đổi. Thay vì truyền tải điện từ Bắc vào Nam như những năm qua, truyền tải có xu hướng thay đổi dần theo chiều ngược lại.
Với mong muốn xây dựng bản Quy hoạch điện VIII có hiệu quả, khả thi khi đưa vào thực hiện, cần thiết phải có những cơ chế, chính sách cụ thể và đặc thù để có thể triển khai thành công các dự án điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định và an toàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới. Vì vậy Bộ Công Thương đang đưa ra lấy ý kiến của các bộ ngành, cơ quan liên quan với Dự thảo đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2020, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Theo Viện Năng lượng, đơn vị được Bộ Công thương giao trách nhiệm là đơn vị tư vấn lập Quy hoạch điện VIII. Quy hoạch bao gồm 19 chương, bao trùm các vấn đề của ngành điện hiện tại và tương lai. Tại Quy hoạch điện VIII, Viện Năng lượng tập trung tính toán, phân tích, đánh giá sự phát triển của ngành điện trong kỳ quy hoạch trước, chỉ ra các tồn tại và bài học kinh nghiệm; tính toán, phân tích khả năng phát triển kinh tế - xã hội và dự báo phụ tải điện; tính toán khả năng sử dụng năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện...
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Ngoài ra, văn bản đóng góp ý kiến của các đơn vị sẽ được gửi về Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương trước ngày 17.3.2021 để tổng hợp và báo cáo.
Anh Nghi
Tin liên quan
#năng lượng tái tạo

Việt Nam thổi bùng sức hút đầu tư của ASEAN
Tờ ASEAN Post cho rằng chính Việt Nam đã đưa ASEAN lên bản đồ đầu tư toàn cầu về lĩnh vực năng lượng tái tạo, thành bại giờ đây phụ thuộc vào nỗ lực của toàn khối kinh tế chung.

Thụy Điển sẽ hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong chuyển dịch cơ cấu năng lượng
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Ann Måwe cho biết, Thụy Điển sẽ tiếp tục làm việc với EU và các quốc gia Bắc Âu trong các dự án phát triển xanh và tư vấn hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong chuyển dịch cơ cấu năng lượng.

5 dự án điện mặt trời tại Việt Nam "về tay" đại gia Malaysia
Công ty TNB Renewables Sdn Bhd trực thuộc Tập đoàn điện lực đa quốc gia của Malaysia Tenaga Nasional Berhad (TNB), sẽ mua 39% cổ phần trong 5 dự án điện mặt trời của Sunseap Group (Singapore) tại Việt Nam.

T&T Group tạo đột phá trong phát triển các dự án năng lượng tái tạo
Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động bởi dịch bệnh, thiên tai nhưng Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển vẫn triển khai một loạt các dự án năng lượng tái tạo với kỳ vọng bắt kịp xu thế tương lai, tạo giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Trên thực tế, hướng đi này hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

Mạng lưới doanh nghiệp tiên phong vì năng lượng tái tạo - VCEL
Mạng lưới các doanh nghiệp tiên phong vì năng lượng tái tạo (VCEL) được chính thức giới thiệu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2020.

Thị trường năng lượng tái tạo thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Hàng loạt dự án năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường gồm điện mặt trời, điện gió, điện LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng)… được đầu tư. Nhiều chuyên gia kỳ vọng hoạt động M&A trong lĩnh vực năng lượng tái tạo sẽ bắt đầu thu hút được nhiều lợi nhuận trong những năm tới.
Đọc thêm Vấn đề
Thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên tự tin trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương
Việc thị xã Tân Uyên và thị xã Bến Cát được công nhận trở thành thành phố trực thuộc tỉnh sẽ là nền tảng, là bước đệm trong giai đoạn 2021-2030, 2 thành phố này đạt các tiêu chí và được công nhận đô thị loại II, góp phần quan trọng để tỉnh Bình Dương thực hiện nâng cấp đô thị theo đúng lộ trình Chương trình phát triển đô thị quốc gia, Chương trình phát triển đô thị của tỉnh, hoàn thành mục tiêu “Phát triển đô thị Bình Dương theo hướng văn minh, giàu đẹp và nâng cao chất lượng sống của nhân dân”.
Quảng Bình: Ủy ban bầu cử họp phiên thứ hai
Vừa qua, Ủy ban Bầu cử (UBBC) đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp lần thứ hai để đánh giá tình hình thực hiện thời gian qua, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBBC tỉnh chủ trì phiên họp.
Quảng Bình tiếp tục đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ che phủ rừng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020.
Kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Kiên Giang
Vừa qua, đoàn công tác của Bộ CHQS tỉnh do đại tá Lê Hoàng Vũ, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn vừa đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các chốt Chống dịch trên tuyến biên giới Hà Tiên và Giang Thành.
Kiên Giang: Chú trọng biểu dương những mô hình mới, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất
Để phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển trong thời gian tới, cần chú trọng nhân rộng các mô hình hiệu quả nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới; chú trọng biểu dương, khen thưởng những mô hình sản xuất mới, có ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất.
Hà Tĩnh muốn thêm thời gian nhận muối trắng hỗ trợ vùng ngập lụt
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản xin gia hạn thời gian giao nhận muối hỗ trợ người dân vùng lũ Hà Tĩnh.
Quy định mới trong quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2021/NĐ-CP về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Nghệ An yêu cầu giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Bắc – Nam xong trước ngày 30/6
UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương có đường cao tốc Bắc – Nam đi qua phải đảm bảo tiến độ GPMB xong trước ngày 30/6, để bàn giao xong mặt bằng cho nhà thầu thi công dự án.
Kiên Giang: Xây dựng bệnh viện dã chiến, tăng cường thêm nhiều chốt tuyến sau và trên biển
Trước tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp ở các nước láng giềng, tỉnh Kiên Giang đang khẩn trương huy động mọi nguồn lực tập trung cho việc phòng, chống lây nhiễm Covid - 19 trong cộng đồng.
Bộ GTVT yêu cầu Hòa Bình xử lý nghiêm vi phạm hành lang an toàn đường bộ tại BOT Hòa Lạc - Hòa Bình
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu UBND TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình xử lý nghiêm vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên tuyến BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.