Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp nhằm thảo luận các biện pháp cần thiết để đảm bảo cung ứng đủ điện, phục vụ phát triển bền vững và nhu cầu ngày càng tăng.
Việt Nam đặt mục tiêu phát triển nguồn điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW vào năm 2030, nhằm chuyển đổi cơ cấu nguồn điện và đảm bảo an ninh năng lượng. Mục tiêu này đánh dấu bước tiến quan trọng song vẫn có thách thức.
Vai trò điện khí hóa lỏng được xác lập từ Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị và cụ thể hóa trong tổng sơ đồ điện VIII. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng đề xuất và triển khai gấp rút các dự án liên quan tới điện khí LNG trên cả nước.
Trong công điện vừa ban hành, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần khẩn trương triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8; khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để triển khai nhanh các dự án nguồn điện, lưới điện có trong quy hoạch.
Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu chuyển đổi 18GW điện than vào năm 2030 được thay thế bằng 14 GW điện khí LNG và 12-15 GW nguồn năng lượng tái tạo. Để đạt được mục tiêu này, cần tháo gỡ các “nút thắt” cho phù hợp với quy hoạch.
Bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 8/11, Chủ tịch Quốc hội lưu ý khẩn trương phê duyệt, triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Quy hoạch điện VIII; xây dựng, ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - ông Trần Báu Hà đã đề xuất việc cập nhật kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đối với Nhà máy điện khí LNG Vũng Áng III, thay thế Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng III.
Theo Bộ Công Thương, việc cụ thể hóa dự án và các doanh nghiệp trong nước thực hiện dự án điện gió ngoài khơi vẫn gặp rắc rối do việc tạo ra một hành lang pháp lý cho sự phát triển của điện gió ngoài khơi vẫn chưa rõ ràng.