
Bị siết điều kiện nhập khẩu, nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc giảm nhanh
Trong 6 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, xếp sau thị trường Mỹ.
Theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), trong nửa đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 16,67 tỷ USD, tăng 0,34% so với cùng kỳ năm 2018. Với kết quả này thì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sụt giảm nhẹ
Tính từ đầu năm 2019 đến hết tháng 6-2019, có 4 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt từ 1 tỷ USD trở lên chiếm 50,14% tỷ trọng, bao gồm: máy vi tính sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, rau quả, xơ sợi dệt các loại.
“Tuy nhiên, cùng với điện thoại, nhóm hàng rau quả xuất khẩu dù đạt 1,4 tỷ USD song vẫn sụt giảm 0,97% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tốc độ xuất khẩu sang quốc gia này chỉ tăng có 0,34% so với cùng kỳ năm 2019”- đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Xu hướng sụt giảm xuất khẩu nhóm hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đã bắt đầu từ cuối năm 2018. Những tháng đầu năm 2019, xu hướng này vẫn tiếp diễn. Nguyên nhân của tình trạng này được cho là gần đây, Trung Quốc đã siết chặt tiêu chuẩn hàng hóa, đặc biệt là rau quả nhập khẩu thông qua hàng rào kỹ thuật nên chỉ mặt hàng nào của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu mới vào được thị trường Trung Quốc.
Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc là thị trường rất lớn về nhập khẩu nông sản trên thế giới. Thị trường này đang có những thay đổi quan trọng cả về các quy định đối với nông sản nhập khẩu lẫn xu hướng tiêu dùng.
Bộ Công Thương cho rằng, để tăng cường xuất khẩu rau quả vào thị trường này, tránh cảnh "được mùa mất giá", các doanh nghiệp Việt Nam cần cung cấp các sản phẩm ổn định, chất lượng cao; Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc tương ứng. Bên cạnh đó, phương thức giao dịch thanh toán linh hoạt, thống nhất an toàn.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chuỗi thương mại tại Trung Quốc, đặc biệt là tận dụng nguồn tài nguyên mạng rất phong phú và hiệu quả của Trung Quốc để xây dựng 1 sàn giao dịch thương mại điện tử thống nhất, hoặc có thể xuất khẩu sản phẩm chất lượng thông qua các website thương mại điện tử như: Taobao, Alibaba…
Hà Linh
Cùng chuyên mục


Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm

Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán

Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh

Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%

8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế
-
TS. Vũ Tiến Lộc: Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án đang là lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp