Bán hàng qua thương mại điện tử: Mở ra cơ hội phục hồi doanh thu cho ngành bán lẻ năm 2020
- Kinh doanh
- 07:30 29/12/2020
DNHN - Đại dịch tạo nên bức tranh "kẻ khóc, người cười" trong mảng bán lẻ. Trong khi bán hàng kênh truyền thống ở nhiều mảng điêu đứng thì bán hàng online lại lên ngôi mùa dịch
51% cửa hàng bán lẻ sụt doanh thu trong Covid 19
Theo khảo sát thực hiện trên 10.000 cửa hàng tham gia khảo sát thường niên của Sapo cho thấy, 2020 là một năm khó khăn đối với những nhà bán hàng, đặc biệt trong các ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú, nghỉ dưỡng.
Có 51% cửa hàng được khảo sát ghi nhận doanh thu sẽ sụt giảm so với năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm được cho là do tác động mạnh của đại dịch Covid 19, thiên tai, bão lũ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
18,6% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tương đương và 30,7% doanh nghiệp ghi nhận có mức độ tăng trưởng so với năm 2019..

Trong đó, nhóm ngành dịch vụ ăn uống chịu ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là nhóm kinh doanh trên website và kinh doanh truyền thống, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Trong đó có 95% nhà bán hàng ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống cho biết họ chịu ảnh hưởng xấu từ dịch Covid 19, nhẹ thì sụt giảm doanh thu, giảm nhân viên, nặng là phải đóng cửa hàng, đóng chi nhánh.

Thương mại điện tử lên ngôi mùa dịch
Đại dịch cũng tạo nên bức tranh "kẻ khóc, người cười" trong mảng bán hàng. Trong khi bán hàng kênh truyền thống ở nhiều mảng điêu đứng thì bán hàng online lại lên ngôi mùa dịch, 15% nhà bán hàng trên sàn TMĐT và Facebook và 8% nhà bán hàng sở hữu ít nhất 1 website cũng có sự tăng trưởng trên 30%.
Điều đó đã tạo nên xu hướng phát triển bán hàng đa kênh. Đa số nhà bán lựa chọn kết hợp nhiều cách thức để cắt giảm chi phí vận hành mà vẫn đảm bảo cửa hàng/nhà hàng hoạt động hiệu quả. Trong đó, phương thức phổ biến nhất là mở thêm kênh bán hàng online kết hợp phát triển sản phẩm mới.
Theo khảo sát của Sapo, gần 24% nhà bán lẻ chuyển đổi hoàn toàn từ bán hàng truyền thống sang bán hàng online, nhờ vậy 56% trong số họ đã có sự hồi phục kinh doanh đạt hoặc vượt mức doanh thu của thời điểm trước khi diễn ra COVID-19.

Theo số liệu 2019, kênh bán hàng trên sàn TMĐT chỉ xếp vị trí thứ 4 trong danh sách các kênh bán hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2020, kênh này đã vươn lên chiếm vị trí số 1 mà trước đó vị trí này là của Facebook. Tuy vậy, quảng cáo Facebook vẫn là hình thức được đầu tư nhiều chi phí nhất mặc dù nhiều chủ cửa hàng bị khóa tài khoản hoặc không sử dụng được mẫu quảng cáo mới.
Cùng với xu hướng chuyển dịch trong các kênh bán hàng, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như chuyển khoản cũng trở nên được ưa chuộng hơn. Hình thức QR code cũng phát triển mạnh mẽ, tăng từ top 6 (năm 2019) lên top 3 với 12,7% cửa hàng thường xuyên sử dụng.

70% nhà bán hàng kỳ vọng lớn vào khả năng phát triển của năm 2021
Kết quả khảo sát của Sapo cũng cho biết, sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh, tình hình kinh doanh của các nhà bán hàng bắt đầu khởi sắc trở lại tuy còn chậm chạp. 33,6% nhà bán hàng được khảo sát cho biết doanh thu đã ở mức trước dịch, trong khi 48,2% người cho biết doanh thu đã tăng lên nhưng chưa được như trước. Còn 18,2% nhà bán hàng chưa nhận thấy sự gia tăng doanh thu.
Dự báo năm 2021, trong khi 6% chủ cửa hàng bi quan về tình hình thị trường, cho rằng nền kinh tế chưa phục hồi hậu đại dịch, chịu tác động xấu của kinh tế thế giới; thì 70% chủ shop tin tưởng và kỳ vọng lớn vào khả năng phát triển của năm 2021.

Trong đó, 51,3% cửa hàng tự tin sẽ phục hồi và tăng trưởng nhẹ, 24% cửa hàng kỳ vọng phục hồi nhưng chưa tăng trưởng, 118,3% chắc chắn tăng trưởng mạnh mẽ, 6,3% cho rằng chưa có khả năng hồi phục…
Bảo Bảo
Tin liên quan
- Doanh nghiệp "ngó lơ" quyền sử dụng hạn ngạch nhập khẩu 72 xe ô tô đã qua sử dụng
- Nỗ lực chống tham nhũng khiến tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp giảm đáng kể
- Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ về thuế hơn là giảm lãi suất cho vay
- Steven Nguyễn - bỏ thi đại học, làm giàu từ Internet rồi trở thành triệu phú USD
#ngành bán lẻ

DN ngành bán buôn, bán lẻ đang 'sống dở, chết dở'
Nhóm ngành bán buôn, bán lẻ ở TP. HCM như “chết đi, sống lại” khi số doanh nghiệp (DN) trong ngành này chiếm tỷ lệ lớn trong gần 19.000 DN ở thành phố bị khai tử nửa đầu năm nay do ảnh hưởng dịch Covid-19 và cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số DN được thành lập mới.

Siêu thị nào chiếm thị phần cao nhất tại Việt Nam?
Deloitte nhận định, kênh siêu thị hiện là cuộc chơi của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, trong đó Saigon Co.op và Bách Hóa Xanh chiếm thị phần cao nhất.

Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành bán lẻ
Ngành bán lẻ kỳ vọng là một trong những ngành tăng trưởng cao trong nền kinh tế và có triển vọng dài hạn tích cực…

Cơ hội đổi mới cho ngành bán lẻ trong mùa dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 là cơ hội để doanh nghiệp tiếp tục đổi mới tác phong, thái độ phục vụ người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu một cách bền vững.

Ngành bán lẻ: Thay đổi theo thời cuộc
Dịch Covid-19 với những tác động đa chiều đã khiến ngành bán lẻ sụt giảm về doanh thu. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành “làm mới” theo xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Chiến lược kinh doanh khác lạ của 7-Eleven
7-Eleven - chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới nhiều khả năng sẽ mang đến bước ngoặt quan trọng trong ngành bán lẻ với một chiến lược kinh doanh "không giống ai" kể từ mùa hè này.
Đọc thêm Kinh doanh
Bài học từ xe đạp công cộng của Trung Quốc
Xe đạp công cộng (do chính phủ tài trợ) ở quận Xicheng của Bắc Kinh và Hohhot, Nội Mông sẽ dừng khỏi hoạt động. Trước đó, xe đạp công cộng ở Vũ Hán, Quảng Châu và những nơi khác cũng đã có thông báo tương tự. Hiện tại, hầu hết xe đạp công cộng là loại xe doanh nghiệp và xe đạp của cơ quan công quyền đã rút khỏi thị trường.
Hà Tĩnh huy động hơn 12,7 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Các địa phương của Hà Tĩnh đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, con em xa quê tài trợ 12,790 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.
Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ về thuế hơn là giảm lãi suất cho vay
Chính sách hỗ trợ về thuế được doanh nghiệp đánh giá là dễ tiếp cận nhất, đồng thời hữu ích nhất, tiếp theo là chính sách tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và phí công đoàn.
Thành Thành Công-Biên Hoà muốn huy động 1.200 tỷ đồng trái phiếu
Công ty CP Thành Thành Công-Biên Hoà vừa ra nghị quyết phê duyệt các công việc liên quan đến phát hành 12 triệu trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ.
Nguyên do nào khiến ngành hàng không nước Mỹ chưa thể hoàn toàn phục hồi mặc dù số lượng du lịch vẫn tăng?
Nhờ đóng góp to lớn của vắc xin và nhu cầu đi lại hậu Covid-19 tăng cao, hoạt động du lịch hàng không giải trí tại Hoa Kỳ được đánh giá có khả năng khôi phục nhanh hơn nhiều so với dự kiến. Các chuyên gia dự đoán du lịch giải trí tại nước này sẽ khôi phục ở mức năm 2019 vào đầu năm 2022 tới đây. Tuy nhiên mặc dù lượng đặt chỗ gia tăng nhưng ngành công nghiệp vẫn phải đối mặt với các thử thách khó khăn phía trước.
Dù chịu nhiều tác động do COVID-19, xuất khẩu dệt may vẫn tăng 6%
Theo số liệu báo cáo, xuất khẩu dệt may quý I - 2021 đạt gần 9 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty con của Thuduc House bị đưa vào diện cảnh báo
Cổ phiếu FDC của Công ty CP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP Hồ Chí Minh sẽ bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 20/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (Thuduc House) năm 2020 là âm 25,95 tỷ đồng
Lãnh đạo Nhựa An Phát Xanh đăng ký mua 500.000 cổ phiếu trước đấu giá
Công ty CP Nhựa An Phát Xanh dự kiến đấu giá 75 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá khởi điểm là 14.000 đồng/cổ phiếu, ước tính doanh nghiệp sẽ huy động được 1.050 tỷ đồng.
Quý I/2021, Formosa Hà Tĩnh thu gần 1,1 tỷ USD
Tổng doanh thu quý I/2021 của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đạt 1.094 triệu USD, tạo đà tăng trưởng mới trong năm 2021.
Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ tăng 41,5% trong quý I
Quý 1/2021, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ. Tổng giá trị gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2021 lên 710 triệu USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái.