Chủ nhật 27/07/2025 23:47
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bắc Kinh thu hút “influencer” Mỹ bằng chuyến du lịch Trung Quốc miễn phí

Bắc Kinh triển khai chương trình 10 ngày đài thọ toàn phần cho các “influencer” Mỹ, nhằm quảng bá hình ảnh tích cực về Trung Quốc thông qua mạng xã hội, giữa lúc quan hệ song phương còn nhiều căng thẳng.

Truyền thông mạng thay ngoại giao chính thống

Chính phủ Trung Quốc đang mời các “influencer” trẻ từ Mỹ tham gia chương trình “China-Global Youth Influencer Exchange Program” (tạm dịch “Chương trình trao đổi thanh thiếu niên có ảnh hưởng toàn cầu Trung Quốc”), một chuyến đi kéo dài 10 ngày xuyên qua năm thành phố lớn của Trung Quốc vào tháng 7 tới. Chuyến đi được đài thọ toàn bộ chi phí, bao gồm chi phí đi lại, ăn ở, tham quan, làm việc với các KOL Trung Quốc và nội dung sẽ được truyền thông nhà nước hỗ trợ lan tỏa.

Influencer là người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, thường thu hút nhiều người theo dõi nhờ vào nội dung họ chia sẻ (về thời trang, ẩm thực, du lịch, làm đẹp, v.v.). Họ có thể tác động đến ý kiến, hành vi mua sắm hoặc lối sống của người khác thông qua hình ảnh, video hoặc bài viết.
Bắc Kinh thu hút “influencer” Mỹ bằng chuyến du lịch Trung Quốc miễn phí
Bắc Kinh thu hút “influencer” Mỹ bằng chuyến du lịch Trung Quốc miễn phí

Theo các bài đăng tuyển chọn từ những kênh truyền thông gắn với nhà nước Trung Quốc, ứng viên cần có tối thiểu 300.000 người theo dõi trên các nền tảng như Instagram, YouTube, TikTok hoặc X (Twitter), đồng thời phải “yêu thích văn hóa Trung Hoa” và “không có tiền sử hành vi tiêu cực”.

Nội dung đăng tải cũng kêu gọi du học sinh Trung Quốc tại Bắc Mỹ giới thiệu chương trình cho các influencer trong mạng lưới quan hệ của mình, và cho biết ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được thư mời chính thức từ chính quyền Bắc Kinh, kèm theo sự hỗ trợ đặc biệt trong việc làm visa.

Cụ thể, chuyến đi sẽ đưa các “influencer” ghé qua Tô Châu, Thượng Hải, Thâm Quyến, Hàm Đan và Bắc Kinh, bao gồm cả các điểm công nghệ như trụ sở công ty BYD và nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu (phiên bản Instagram của Trung Quốc). Bên cạnh đó là các hoạt động truyền thống như luyện Thái Cực quyền, tham quan Vạn Lý Trường Thành và phát sóng trực tiếp trải nghiệm trên mạng xã hội.

Đặc biệt, chương trình nhấn mạnh yếu tố hợp tác nội dung: các influencer Mỹ sẽ làm việc cùng các KOL Trung Quốc và được hỗ trợ lan tỏa nội dung trên các kênh truyền thông chính thống của nước này.

Mục tiêu của chương trình là tăng cường “giao lưu nhân dân”, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang về mặt địa chính trị, công nghệ và thương mại.

“Influencer” phương Tây trở thành công cụ “mềm” của Bắc Kinh

Việc mời gọi các “influencer” quốc tế không phải là động thái mới trong chiến lược truyền thông của Trung Quốc. Từ sau đại dịch, nhiều video từ các YouTuber và TikToker phương Tây du lịch tại Trung Quốc đã được truyền thông nhà nước quốc gia này ca ngợi, vì “phản ánh chân thực đời sống người dân”.

Một ví dụ điển hình là streamer nổi tiếng người Mỹ IShowSpeed, người đã tạo làn sóng quan tâm lớn khi tới Trung Quốc hồi tháng 4 năm nay. Những video của anh tại các thành phố công nghệ như Thâm Quyến đã được cư dân mạng ca ngợi, còn truyền thông Trung Quốc tận dụng để làm nổi bật sự phát triển nhanh chóng về hạ tầng và công nghệ.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng những chương trình như vậy mang tính định hướng hình ảnh rõ rệt. Một nghiên cứu của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) năm 2023 cho thấy, hơn 120 “influencer” nước ngoài được hỗ trợ bởi nhà nước Trung Quốc, từ tài trợ nội dung đến mở rộng tầm ảnh hưởng, đổi lại bằng những nội dung mang thông điệp tích cực hoặc ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh.

Trong khi giới truyền thông Mỹ và phương Tây thường tập trung vào các vấn đề như kiểm duyệt, nhân quyền và cạnh tranh công nghệ, thì Trung Quốc đang nỗ lực viết lại câu chuyện bằng hình thức mềm mại hơn: trải nghiệm trực tiếp từ những người nổi tiếng, có ảnh hưởng và gần gũi với giới trẻ toàn cầu.

“Thay vì phản bác chỉ trích, họ đang chọn cách làm cho người khác cảm thấy... không có gì phải chỉ trích”, một nhà phân tích truyền thông nhận xét.

Trong bối cảnh Mỹ siết chặt các quy định với TikTok, hạn chế xuất khẩu công nghệ AI và tiếp tục duy trì mức thuế cao với hàng Trung Quốc, Bắc Kinh rõ ràng đang tìm hướng tiếp cận khác, không phải qua hội nghị bàn tròn, mà qua những story, vlog và bài đăng viral trên không gian mạng xã hội.

WWDC 2025: Vì sao Apple bốc hơi 75 tỷ USD vốn hóa vì WWDC 2025: Vì sao Apple bốc hơi 75 tỷ USD vốn hóa vì "Siri"?
Huawei thừa nhận chip tụt hậu so với Mỹ, nhưng đã có lối đi riêng Huawei thừa nhận chip tụt hậu so với Mỹ, nhưng đã có lối đi riêng
Đàm phán Mỹ – Trung: Ông Trump dè dặt với hạn chế xuất khẩu Đàm phán Mỹ – Trung: Ông Trump dè dặt với hạn chế xuất khẩu
Tin bài khác
Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Trong chuyến thăm bất thường tới trụ sở Fed, Tổng thống Donald Trump đã công khai chỉ trích Chủ tịch Powell và yêu cầu cắt giảm mạnh lãi suất, giữa lúc dự án cải tạo tòa nhà của Fed bị đội vốn.
Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ còn 1% trong năm 2025, đồng thời nhận định lạm phát lõi duy trì trên 3% do tác động từ thuế nhập khẩu tăng cao dưới thời Tổng thống Trump.
Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Nhật – Mỹ đạt thỏa thuận, ông Trump sẽ áp thuế 15% và nhận đầu tư "khổng lồ"

Tổng thống Trump tuyên bố đã đạt thỏa thuận “khổng lồ” với Nhật Bản, với mức thuế 15% cho hàng nhập khẩu vào Mỹ - cho thấy Washington vẫn theo đuổi chính sách thương mại cứng rắn ngay cả với đồng minh thân cận.
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.