Chủ nhật 27/07/2025 21:39
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Huawei thừa nhận chip tụt hậu so với Mỹ, nhưng đã có lối đi riêng

CEO Huawei cho biết chip của hãng chậm hơn một thế hệ so với đối thủ Mỹ, song đang tận dụng các giải pháp mới để cải thiện hiệu năng, giữa bối cảnh chịu lệnh cấm từ Washington.

Thừa nhận chậm công nghệ chip, nhưng phủ nhận bị đánh giá quá cao

Giám đốc điều hành Huawei Technologies, ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), lần đầu công khai thừa nhận rằng công nghệ chip của hãng vẫn đang đi sau các đối thủ Mỹ một thế hệ. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh rằng Huawei đang “tìm cách khác” để cải thiện hiệu suất thông qua điện toán cụm (cluster computing) và nghiên cứu các loại chip hợp chất, theo trích dẫn từ bài phỏng vấn trên Nhân dân Nhật báo công bố hôm thứ Ba (10/6).

Huawei thừa nhận chip tụt hậu so với Mỹ, nhưng đã có lối đi riêng
Huawei thừa nhận chip tụt hậu so với Mỹ, nhưng đã có lối đi riêng

Đây là lần đầu tiên nhà sáng lập Huawei lên tiếng trực tiếp về nỗ lực phát triển chip tiên tiến trong nội bộ công ty, kể từ khi Washington áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt đối với Huawei vào năm 2019. Các lệnh cấm này đã khiến hãng không thể tiếp cận các dòng chip hiệu năng cao và thiết bị sản xuất chip hiện đại từ Mỹ.

Mặc dù vậy, Huawei vẫn tiếp tục tung ra các sản phẩm chip trí tuệ nhân tạo (AI) dòng Ascend, nhằm cạnh tranh trong thị trường nội địa Trung Quốc với các sản phẩm của Nvidia, công ty Mỹ đang giữ vị trí dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực chip AI.

Trong bối cảnh căng thẳng công nghệ leo thang, Bộ Thương mại Mỹ đã cảnh báo rằng việc sử dụng chip Ascend trong các hệ thống hạn chế có thể vi phạm quy định xuất khẩu hiện hành.

Dùng toán học thay vật lý: Huawei chọn hướng đi khác

CEO Nhậm Chính Phi nói rõ: “Một con chip đơn lẻ của chúng tôi vẫn còn thua Mỹ một thế hệ. Chúng tôi dùng toán học để bù cho vật lý, dùng điện toán cụm thay vì chip đơn, và dùng những phương pháp ngoài định luật Moore để vượt qua giới hạn định luật Moore”.

Theo đó, định luật Moore là quy tắc thực nghiệm phổ biến trong ngành bán dẫn, dự báo rằng số lượng bóng bán dẫn trên mỗi chip sẽ tăng gấp đôi sau khoảng hai năm, đồng nghĩa với tốc độ xử lý cũng tăng tương ứng. Tuy nhiên, khi các giới hạn vật lý ngày càng rõ rệt, nhiều hãng, trong đó có Huawei, đang tìm đến các giải pháp vượt ngoài khuôn khổ này, như chip hợp chất và kiến trúc tính toán song song.

Cụ thể, Huawei đang ứng dụng mô hình điện toán cụm, tức sử dụng nhiều máy tính kết nối để cùng xử lý dữ liệu, nhằm thay thế sức mạnh xử lý của một con chip đơn truyền thống. Đây cũng là chiến lược đang được nhiều công ty công nghệ lớn theo đuổi, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt chip cao cấp trên toàn cầu.

Dù đối mặt nhiều thách thức, Huawei vẫn duy trì mức đầu tư nghiên cứu – phát triển (R&D) lên tới 180 tỷ nhân dân tệ (khoảng 25 tỷ USD) mỗi năm. Công ty này đặt nhiều kỳ vọng vào dòng chip hợp chất, loại chip sử dụng nhiều nguyên tố thay vì silicon truyền thống, để tạo đột phá trong tương lai.

Tuy vậy, ông Nhậm tỏ ra thận trọng với sự kỳ vọng của dư luận. “Mỹ đã phóng đại thành tựu của Huawei. Chúng tôi không vĩ đại như họ nghĩ. Chúng tôi phải nỗ lực nhiều hơn để xứng đáng với sự đánh giá đó”, ông chia sẻ.

Ông cũng nhấn mạnh rằng Huawei chỉ là một trong rất nhiều công ty sản xuất chip tại Trung Quốc, và con đường chinh phục công nghệ lõi của nước này vẫn còn dài và nhiều rào cản.

Đáng chú ý, Huawei hiện là tâm điểm trong cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung. Sau khi bị đưa vào danh sách đen thương mại từ năm 2019, công ty này đã dần rút lui khỏi mảng điện thoại cao cấp trên thị trường toàn cầu và chuyển hướng sang hạ tầng mạng, AI và sản phẩm tiêu dùng nội địa.

Phần lớn chuyên gia quốc tế cho rằng Huawei vẫn chưa thể vượt qua rào cản công nghệ hoặc tiến xa hơn trong thời gian gần, do thiếu thiết bị và vật liệu chuyên dụng từ Mỹ, Hà Lan và Nhật Bản.

Đàm phán Mỹ – Trung: Ông Trump dè dặt với hạn chế xuất khẩu Đàm phán Mỹ – Trung: Ông Trump dè dặt với hạn chế xuất khẩu
Báo chí hiện đại: Khi làn sóng công nghệ len lỏi tới từng tòa soạn Báo chí hiện đại: Khi làn sóng công nghệ len lỏi tới từng tòa soạn
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực AI tăng mạnh trên toàn cầu Nhu cầu tuyển dụng nhân lực AI tăng mạnh trên toàn cầu
Tin bài khác
Samsung mở rộng hợp tác AI, Galaxy S26 sẽ đa dạng tác vụ?

Samsung mở rộng hợp tác AI, Galaxy S26 sẽ đa dạng tác vụ?

Samsung đang đàm phán với nhiều công ty AI như OpenAI và Perplexity để tích hợp thêm dịch vụ trí tuệ nhân tạo vào dòng máy Galaxy S26, mở rộng lựa chọn bên cạnh Google Gemini.
Robot AutoGuide lần đầu xuất hiện tại Việt Nam: Bước ngoặt công nghệ trong điều trị động kinh

Robot AutoGuide lần đầu xuất hiện tại Việt Nam: Bước ngoặt công nghệ trong điều trị động kinh

Lần đầu tại Việt Nam, một ca động kinh kháng trị ở trẻ em được điều trị thành công bằng công nghệ robot định vị AutoGuide. Ca phẫu thuật do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM) thực hiện đánh dấu bước đột phá trong điều trị bệnh lý thần kinh phức tạp, mở ra hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân động kinh tại Việt Nam.
Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025: Phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Diễn đàn sản xuất thông minh Việt Nam 2025 với chủ đề chuyên sâu về nâng cấp sản xuất thông minh, phát triển hệ sinh thái bán dẫn và tăng trưởng bền vững. Đây là sự kiện nhằm cụ thể hóa các định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW, tạo cầu nối giữa chính sách của Chính phủ và thực tiễn triển khai tại doanh nghiệp.
Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tăng tốc vượt trội tại châu Á

Xuất khẩu công nghệ tại châu Á đã tăng vượt trội so với nhóm phi công nghệ, với khoảng cách lớn nhất ghi nhận ở Thái Lan, theo báo cáo mới nhất của Nomura.
Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược: Lối đi tất yếu cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam

Kinh tế số và công nghệ chiến lược đang trở thành hai trụ cột then chốt trong mô hình tăng trưởng mới, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn 2026–2030.
Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Huawei trở lại ngôi vương thị trường smartphone Trung Quốc

Lần đầu tiên sau hơn bốn năm, Huawei đã vượt qua các đối thủ nội địa để dẫn đầu thị trường smartphone Trung Quốc, bất chấp sức mua yếu và tổng lượng tiêu thụ toàn ngành giảm sút.
Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Giao hàng hỏa tốc: Cuộc đua của những “ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc

Alibaba và JD.com đang đổ hàng tỷ USD vào cuộc chiến giành ngôi vương thị trường bán lẻ tức thời tại Trung Quốc, trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và cạnh tranh khốc liệt với Meituan.
AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

AI đang làm sụt giảm nhu cầu tuyển dụng tại Anh

Nhiều doanh nghiệp tại Anh đang giảm tuyển dụng ở các vị trí dễ dàng bị thay thế bởi AI, cho thấy công nghệ này đang tác động rõ nét đến thị trường lao động và chiến lược nhân sự.
Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 4 - 6/9/2025.
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ 2026, tất cả hàng hóa online trên thương mại điện tử phải công bố chứng nhận chất lượng theo nhóm rủi ro, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định mới.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Công nghệ AI đang tạo ra cuộc chuyển đổi sâu rộng, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là nhận định được ông Bùi Quang Hiếu - Giảng viên tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) chia sẻ mới đây.
Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Tháng 7/2025, giá điện thoại HONOR tại Việt Nam giảm mạnh, từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. HONOR 400 series chính thức mở bán, với giá từ 8,8 triệu đồng.