Thứ tư 27/11/2024 05:50
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bắc Giang: Nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

28/09/2024 10:23
Tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bắc Giang: Nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN đã giúp người dân vùng đồng bào DTTS vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

Nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN

Tỉnh Bắc Giang có 73 xã thuộc vùng DTTS&MN, 28 xã, 244 thôn đặc biệt khó khăn. Chương trình triển khai trên địa bàn tỉnh với 10 dự án. Giai đoạn 2021- 2025, tỉnh được giao nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN trên 1.616 tỷ đồng. Năm 2024, tỉnh được giao nguồn vốn thực hiện Chương trình trên 734 tỷ đồng, đến 30/6/2024 tỉnh đã thực hiện giải ngân trên 155 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn Chương trình, 6 tháng đầu năm 2024 tỉnh thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 46 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 322 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 7 hộ; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, tỉnh đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 88 công trình hạ tầng thiết yếu như công trình đường giao thông, thủy lợi, trạm y tế, chợ… phục vụ cho sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Sau thời gian thực hiện, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 đã đạt được những kết quả nhất định. Một số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. KT-XH vùng đồng bào DTTS đã có bước phát triển rõ rệt. Cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi được đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế và một số công trình khác được xây dựng. Nhiều hộ gia đình được hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt… Từ đó, giúp người dân vùng đồng bào DTTS vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống. Qua đó, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS.

Năm 2025, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng DTTS&MN bình quân giảm 2,5%/năm

Xác định tầm quan trọng của Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trong vùng đồng bào DTTS, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng miền, tạo động lực để người dân phát triển kinh tế.

Bắc Giang: Nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huy động, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN.

Năm 2025, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng đồng bào DTTS&MN bình quân giảm 2,5%/năm, trong đó các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3%/năm; phấn đấu có 03 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ 136 hộ làm nhà ở, 512 hộ thực hiện chuyển đổi nghề, 3.486 hộ nước sinh hoạt phân tán, đầu tư xây dựng 04 công trình nước sinh hoạt tập trung.

Hoàn thành 20 km đường giao thông đến trung tâm xã, đường liên xã; xây mới, cải tạo nâng cấp 01 chợ, đầu tư xây dựng 55 công trình thiết yếu tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 7 trường; đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 4 trường nội trú, bán trú.

Hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 750 người; hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS học nghề, học ngoại ngữ để đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng cho 30 người; cung cấp thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm cho lao động là người DTTS

Hỗ trợ đầu tư xây dựng 4 điểm đến du lịch tiêu biểu; tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp 1 di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS; bảo tồn 2 làng, bản truyền thống tiêu biểu của các DTTS; 20 thiết chế văn hóa, thể thao.

Nâng cao chất lượng dân số, tăng cường truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS; thực hiện đầy đủ chế độ, chính đối với người uy tín trong vùng đồng bào DTTS&MN. Tạo điều kiện để đồng bào các DTTS nâng cao nhận thức về pháp luật, từng bước vận dụng pháp luật có hiệu quả vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án trong vùng đồng bào DTTS

Để thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN hiệu quả, trong thời gian tới các cấp, các ngành tỉnh Bắc Giang tích cực, chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần theo Chương trình. Phân cấp, trao quyền cho UBND xã, thôn, bản, quyền tự chủ cho cộng đồng trong việc thực hiện các dự án, mô hình phát triển sản xuất.

Bắc Giang: Nỗ lực thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tăng cường thực hiện các dự án, mô hình phát triển sản xuất vùng đồng bào DTTS.

Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch, lựa chọn đối tượng được hưởng lợi, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án tại cơ sở; khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về phát triển KT-XH bền vững vùng đồng bào DTTS&MN. Quán triệt và cụ thể hóa các Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về nhận thức, nâng cao năng lực, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân vùng thụ hưởng chính sách. Giáo dục truyền thống, văn hóa, tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, khát vọng tự vươn lên làm giàu chính đáng để thoát nghèo và giảm nghèo bền vững.

Cùng đó, huy động, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN; chủ động thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành, thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN.

Tin bài khác
Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Áp thuế 5% phân bón, nâng mức doanh thu không chịu thuế VAT lên 200 triệu đồng/năm

Theo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón trước đây thuộc diện không chịu thuế VAT, nay sẽ được áp dụng mức thuế suất 5%.
Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Giải ngân 100.000 tỷ đồng trái phiếu đầu tư hạ tầng giao thông gặp khó?

Gói trái phiếu chính phủ 100.000 tỷ đồng cho dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đang gây tranh cãi về khả năng trong công tác giải ngân giai đoạn 2025-2026.
Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Lao động các ngành công nghệ cao có được giảm thuế TNCN?

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế TNCN cho các cá nhân làm việc tại doanh nghiệp hoặc dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm công nghệ thông tin, CNC,...
Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Cải cách quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp Nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được Quốc hội xem xét, hướng tới cơ chế thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Nâng cao chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam

Lợi ích lớn nhất của "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" là nâng cao được chất lượng lúa và thương hiệu gạo Việt Nam, theo TS. Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Công nghệ cao và tài chính xanh thu hút đầu tư từ doanh nghiệp Anh

Bộ Công thương cho biết, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Vương quốc Anh sau khi Hiệp định UKVFTA đi vào thực thi từ năm 2021 khởi sắc rõ nét. Vương quốc Anh hiện đã đầu tư gần 4,5 tỷ USD vào Việt Nam với khoảng 560 dự án.
Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Bình Dương tìm thị trường mới

Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Bình Dương tìm thị trường mới

Ngành công thương nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp Bình Dương tìm kiếm thị trường mới, thị trường còn tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
Bộ Công an sẽ triển khai xác thực danh tính trên sàn thương mại điện tử

Bộ Công an sẽ triển khai xác thực danh tính trên sàn thương mại điện tử

Tại Công điện 119/CĐ-TTg Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an đóng vai trò chủ chốt trong việc bảo đảm tính minh bạch và an toàn trên các nền tảng thương mại điện tử.
Các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đều ảnh hưởng tới sản xuất ngành bia

Các phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đều ảnh hưởng tới sản xuất ngành bia

Đây là kết quả nghiên cứu trong Báo cáo đánh giá tác động của Dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia công bố chiều 25/11 tại Hà Nội.
Việt Nam thúc đẩy chiến lược thâm nhập thị trường Halal Trung Đông

Việt Nam thúc đẩy chiến lược thâm nhập thị trường Halal Trung Đông

Việt Nam đang tăng cường xuất khẩu thị trường Halal bằng cách tận dụng thế mạnh nông nghiệp và nâng cấp hệ thống chứng nhận để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu, đặc biệt tại các thị trường Trung Đông.
Đưa hồ tiêu thành ngành nông nghiệp xanh, sinh thái và bền vững

Đưa hồ tiêu thành ngành nông nghiệp xanh, sinh thái và bền vững

Trong bối cảnh ngành hồ tiêu Việt Nam chuyển mình theo hướng nông nghiệp xanh và bền vững, thị trường Halal toàn cầu được đánh giá là một cơ hội lớn.
Thanh tra Chính phủ bật “còi” báo động về cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT

Thanh tra Chính phủ bật “còi” báo động về cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành GTVT

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế luận nhiều vi phạm trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp ngành giao thông vận tải trong giai đoạn 2011-2021.
Đề xuất hỗ trợ tài chính các dự án BOT giao thông gặp khó khăn

Đề xuất hỗ trợ tài chính các dự án BOT giao thông gặp khó khăn

Chính phủ đang cân nhắc bổ sung quy định về sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ các dự án BOT giao thông gặp khó khăn tài chính để tiếp tục triển khai hợp đồng.
Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Thanh Hoá: Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, động lực của chuyển đổi số

Tại Hội thảo "Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa" diễn ra vừa qua, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa Đỗ Hữu Quyết cho biết, tỉnh luôn đặt người dân, doanh nghiệp làm trung tâm chủ thể và là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số.
Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2030.